Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 14/8/2021 - Điểm Báo
Có thể bạn quan tâm
Sáng 14-8: Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 tại các quận Long Biên, Ba Đình
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 13-8 đến 6h ngày 14-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2 ca mắc mới Covid-19 đã được cách ly từ trước.
Hai ca mắc mới được phân bố tại 2 quận, huyện: Long Biên (1), Ba Đình (1); và phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm ho, sốt thứ phát (2).
2 bệnh nhân (BN) thuộc chùm ho, sốt thứ phát:
BN1: L.H.C, nam, sinh năm 1969, ở đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình. BN là F1 của BN128536, được cách ly tập trung từ ngày 29-7 và xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 10-8, BN xuất hiện sốt, ho, đau họng được lấy mẫu lần 3, kết quả dương tính (Bệnh viện Thanh Nhàn thực hiện).
BN2: P.Q.A, nam, sinh năm 2006, ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên. BN là F1 của BN215402 được lấy mẫu lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung từ ngày 7-8. Ngày 9-8, BN xuất hiện ho, sốt, được chuyển cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, xét nghiệm lần 2 âm tính. Ngày 13-8, BN được lấy mẫu lần 3, kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thực hiện).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 27-4 đến nay) là 2.128 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.178 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 950 ca.
(hanoimoi.com.vn)
Trưa 14/8, Hà Nội thêm 21 trường hợp dương tính, có 7 ca cộng đồng
Trưa 14/8, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP tiếp tục ghi nhận thêm 21 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 7 ca ghi nhận tại cộng đồng và 14 tại khu cách ly. Tất cả đều thuộc chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát, được lấy mẫu xét nghiệm ngày 13/8, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Phân bố theo quận, huyện: Đống Đa (5), Thường Tín (4), Thanh Xuân (2), Thanh Trì (2), Hai Bà Trưng (2), Hoàn Kiếm (2), Phú Xuyên (1), Thạch Thất (1), Ba Đình (1), Long Biên (1).
7 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng gồm:
1. N.M.H., nam, sinh năm 2012.
2. N.T.N., nữ, sinh năm 2010.
3. N.N.L., nam, sinh năm 1973.
3 bệnh nhân ở 62 Linh Quang, Văn Chương, Đống Đa, F1 của T.T.P.
4. H.V.C, nam, sinh năm 1985, Dương Văn Bé, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, là F1 của Đ.T.P.
5. N.T.T, nữ, sinh năm 1966, địa chỉ 66 Linh Quang, Văn Chương, Đống Đa, là F1 của T.T.P.
6. H.T.M.A., nữ, sinh năm 1983, nữ, Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, là F1 của N.T.N.
7. L.T.K.O., nữ, sinh năm 1982, Hàng Cót, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, liên quan đến siêu thị Lê UK Store 79A Mai Hắc Đế.
14 trường hợp tại khu cách ly gồm:
1. N.T.L., nữ, sinh năm 1989, xóm 1, Nhân Hiền, Hiền Giang, Thường Tín, là F1 của N.T.H.
2. D.T.M.A., nữ, sinh năm 1995, Phượng Dực, Phú Xuyên, là F1 của N.T.H..
3. N.Đ.H., nam, sinh năm 1987, xóm 3, Văn Trai, Văn Phú, Thường Tín, sàng lọc ho sốt.
4. N.T.H., nữ, sinh năm 1986.
5. N.Đ.T.L., nam, sinh năm 2016.
Cả hai bệnh nhân đều ở xóm 3 Văn Trai, Văn Phú, Thường Tín, là F1 của N.Đ.H.
6. T.V.H., nam, sinh năm 1997, Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, F1 của bệnh nhân người Ấn Độ tại Park 3.
7. P.V.V., nam, sinh năm 1960, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, là F1 của các trường hợp F0 trước đó.
8. Đ.T.T.H., nữ, sinh năm 1991, Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, là F1 của L.H.T. và N.T.T.
9. L.Đ.S., nam, sinh năm 1950, Đội Cấn, Ba Đình là F1 của L.H.T. và N.T.T.
10. N.Đ.T., nam, sinh năm 1991, Đức Giang, Long Biên là F1 của L.H.T. và N.T.T.
11. T.T.T.L., nữ, sinh năm 1948, địa chỉ E8 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, F1 của V.K.H.
12. C.T.H., nữ, sinh năm 1975, Vĩnh Lộc 2, Phùng Xá, Thạch Thất là người đã hoàn thành cách ly tập trung về cách ly tại nhà, ngày 13/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
13. V.T.L., nữ, sinh năm 1981, Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì là người sống trong khu vực phong tỏa.
14. N.Q.M., nam, sinh năm 1982, Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì là người sống trong khu vực phong tỏa.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 từ ngày 29/4 đến nay là 2149 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1185 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 964 ca.
(kinhtedothi.vn)
Quận Đống Đa cách ly hơn 7.500 dân ở 5 phường
7.550 nhân khẩu thuộc 5 phường của quận Đống Đa bị cách ly y tế trong thời hạn 14 ngày kể từ 19h tối 13/8 đến 19h tối 27/8.
Quận Đống Đa (Hà Nội) sáng nay đã cho thiết lập khu vực cách ly y tế tại các điểm dân cư phường Hàng Bột, Khâm Thiên, Thổ Quan, Văn Miếu và Văn Chương để phòng chống dịch Covid-19. Thời gian áp dụng cách ly trong vòng 14 ngày từ 13/8 đến 27/8.
Tại phường Văn Chương được thiết lập các ly ở 3 khu vực.
Khu vực 1 gồm toàn bộ khu dân cư số 3 và một phần dân cư số 6 và số 8; với tổng số 900 hộ gia đình và 2.800 nhân khẩu.
Khu vực 2 gồm một phần khu dân cư số 5 và 9 có tổng số 300 hộ gia đình với 1.100 nhân khẩu.
Khu vực 3 gồm một phần khu dân cư số 7 và 9 có tổng số 260 hộ gia đình với 850 nhân khẩu.
Tổng số hộ dân là 1.460 hộ với 4.750 nhân khẩu.
Tại phường Hàng Bột, gồm toàn bộ ngõ 163 phố Tôn Đức Thắng với 55 hộ gia đình/330 nhân khẩu và ngõ Văn Hương từ ngách 69 đến cuối ngõ giáp ranh với phường Văn Chương, khu dân cư số 14 gồm 456 hộ gia đình/1550 nhân khẩu.
Tổng số 511 hộ dân với 1.880 nhân khẩu.
Tạiphường Thổ Quan, ngách 85 ngõ Trung Tả nhà số lẻ từ 43 đến số 73; số nhà chẵn từ 28 đến 72.
Hẻm 28/85 ngõ Trung Tả, số nhà lẻ từ 1 đến số 11, số nhà chẵn từ số 2 đến số 28.
Hẻm 43/85 ngõ Trung Tả nhà số lẻ từ 3 đến 45; số nhà chẵn từ 2 đến số 10.
Hẻm 47/85 ngõ Trung Tả nhà số lẻ từ 3 đến 9; số nhà chẵn từ 2 đến số 10.
Từ số nhà 3 đến số 45 phố Hồ Văn Chương.
Tổng số 106 hộ gia đình sinh sống với 378 nhân khẩu.
Tại phường Khâm Thiên, phạm vi cách ly khu dân cư ngõ 1 phố Khâm Thiên, dãy chẵn từ số nhà 60 đến số 64, dãy lẻ từ số nhà 129 đến số 133.
Tổng số 9 hộ gia đình với 50 nhân khẩu.
Tại phường Văn Miếu, điểm phong tỏa tại ngõ 221 Nguyễn Khuyến gồm toàn bộ hộ dân thuộc ngõ 221 Nguyễn Khuyến gồm 226 nhân khẩu.
Điểm phong tỏa tại 40 Nguyễn Khuyến từ số nhà 38 đến số nhà 42 gồm 11 hộ gia đình và 50 nhân khẩu.
Điểm phong tỏa tại 26 Quốc Tử Giám từ số 4 đến số nhà 34 Quốc Tử Giám gồm 14 hộ gia đình và 43 nhân khẩu (không tính 7 nhân khẩu thuộc nhà 26 Quốc Tử Giám).
Điểm phong tỏa tại 18 Ngô Tất Tố gồm: số nhà 61, 63, 65, 67, 69, 71 ngõ 38 Ngô Sĩ Liên gồm 6 hộ gia đình và 19 nhân khẩu; toàn bộ tập thể 18 Ngô Tất Tố gồm 36 hộ gia đình và 148 nhân khẩu; số nhà 35 Ngô Tất Tố gồm 1 hộ và 6 nhân khẩu.
Tổng số dân tại 4 điểm phong tỏa là 492 nhân khẩu.
(vietnamnet.vn)
Chuyên gia 'hiến kế' để Hà Nội không phải kéo dài giãn cách xã hội
Liên tục những ngày qua Hà Nội thực hiện xét nghiệm diện rộng nhằm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Đến nay, thành phố bước sang ngày thứ 22 giãn cách xã hội. Nhận định về cách chống dịch của Thủ đô, PGS.TS Trần Đắc Phu: “Hà Nội đang chống dịch rất quyết liệt, đúng hướng, xuất phát từ từng cộng đồng an toàn nhỏ”.
Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cũng nói thêm rằng: "Tôi cho rằng chỉ có thế mới bền vững được”.
Thời gian qua, Hà Nội đã xét nghiệm miễn phí tất cả trường hợp ho, sốt hoặc có dấu hiệu nghi nhiễm tại cộng đồng, mỗi ngày có gần 1.000 người đăng ký. Qua đó đã phát hiện ra các ca bệnh, dù không nhiều nhưng ở rải rác khắp các quận, huyện.
Thêm vào đó, Hà Nội cũng có các ca bệnh lây trong các khu vực nguy cơ cao như bệnh viện, chợ, xí nghiệp, chuỗi cung ứng... Do đó, thành phố đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội từ 24/7.
Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong thời gian giãn cách, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát hiện trên 60 ca dương tính. Trong đợt giãn cách lần 2 này, số ca mắc trong cộng đồng giảm dần; đến nay, trung bình khoảng 30 ca trong cộng đồng/ngày.
Trong thời gian này, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả bước đầu tích cực như con số nhiễm tại cộng đồng dần không tăng lên. Số ca nhiễm mới hiện chưa phải về 0 nhưng có giảm.
"Trong đánh giá dịch tễ của chúng tôi, số ca dương tính mới không thể giảm ngay được. Điều quan trọng là số nhiễm mới, ổ dịch mới ngoài cộng đồng thấp đi, số mắc mới chủ yếu trong khu cách ly, phong toả", ông Phu nói.
Chuyên gia này nhận định, Hà Nội tiến hành xét nghiệm COVID-19 không tràn lan, lãng phí khi tập trung vào các đối tượng nguy cơ, vùng nguy cơ cao. Trong mấy ngày nay, Hà Nội đã lấy và xét nghiệm hàng trăm nghìn mẫu người trong diện này, phát hiện thêm một số ít ca nhiễm mới ở cộng đồng.
Cùng với đó, Thủ đô cũng truy vết rất nhanh, khi xuất hiện ca F0 là truy vết F1 để khống chế được ổ dịch ngay. Hà Nội phát hiện hàng chục F0 ở chợ, khu công nghiệp, bệnh viện… nhưng đã khống chế được.
Chiến lược xét nghiệm giúp đánh giá hiệu quả của giãn cách xã hội
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo, Hà Nội muốn bảo vệ thành quả, từ nay đến khi hết giãn cách xã hội (6h ngày 23/8) phải rất quyết liệt. Chỉ có giãn cách nghiêm ngặt mới cắt đứt được sự lây truyền virus giữa người nhiễm bệnh đang lẩn khuất trong cộng đồng cho người lành, còn xét nghiệm không thể nào tìm ra hết ca nhiễm.
"Chúng ta không thể nào xét nghiệm hết 100% người dân đang ở Hà Nội. Chưa kể, có có xét nghiệm thì hôm nay âm tính, ngày mai có thể dương tính vì người ta đang trong thời kỳ ủ bệnh", ông Phu nhận định. Đồng thời khuyến cáo người dân cần nghiêm túc trong thực hiện giãn cách, kiên trì thực hiện 5K để cắt chuỗi lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
Song song với đó, Hà Nội cần tiếp tục bảo vệ vùng xanh, vùng an toàn mới có thể đảm bảo bền vững. Bảo vệ vùng an toàn không có nghĩa là "ngăn sông cấm chợ", mà là bảo vệ từ nếp sống, từ siêu thị, xóm ngõ, nhà máy an toàn. Chỉ khi có khu phố an toàn, xóm ngõ an toàn tiến tới phường/xã, quận/huyện an toàn thì thành phố sẽ an toàn.
Hiện nay Hà Nội đang tiếp tục xét nghiệm đánh giá nguy cơ, "bóc vét" các F0 ngoài cộng đồng. "Ngoài ra, việc xét nghiệm này cũng giúp thành phố đánh giá nguy cơ để quyết định hiệu quả của việc giãn cách xã hội ra sao. Tôi cho rằng, nếu tiếp tục thực hiện quyết liệt thì Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch", PGS.TS Trần Đắc Phu nhìn nhận.
Ông khuyến cáo thêm: "Dịch bệnh diễn biến rất phức tạp với biến thể Delta rất khó lường nên tôi nhắc lại tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Chống dịch phải từ ý thức của người dân. Nếu thành phố quyết liệt bao nhiêu mà người dân không có ý thức thì cũng không đi đến thành công".
(tienphong.vn)
Bí thư Hà Nội: Huy động tổng lực ngành y tế trong chiến dịch tách F0 khỏi cộng đồng
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, việc tổ chức xét nghiệm diện rộng nhằm chủ động tìm và bóc tách triệt để F0, không để dịch lây lan, bùng phát.
Trao đổi với báo chí hôm nay (14/8), nói về quyết định triển khai chiến dịch xét nghiệm diện rộng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, muốn xác định được người nhiễm bệnh, xác định được ổ dịch thì chỉ có xét nghiệm.
Đây là bước quan trọng để thực hiện chiến lược xuyên suốt theo 5 nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch".
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 24/7, tuy nhiên mỗi ngày vẫn ghi nhận trung bình 60-80 ca mắc mới/ngày, có ngày trên 100 ca; xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, có nhiều ca bệnh trong cộng đồng và chưa xác định được nguồn lây.
Với chủng mới Delta, các trường hợp F0 tiềm ẩn ít biểu hiện nên rất khó phát hiện nhưng lại có khả năng lây nhiễm cao. Chúng ta không thể chờ F0 biểu hiện để bóc tách ra khỏi cộng đồng và rất khó khăn nếu kéo dài giãn cách xã hội. Do đó, việc tổ chức xét nghiệm diện rộng là nhằm để chủ động tìm và bóc tách triệt để F0, không để dịch lây lan, bùng phát.
Mặc dù chiến dịch xét nghiệm mới triển khai được một vài ngày nhưng sau khi lấy được hơn 200.000 mẫu, đã phát hiện 17 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Điều này cho thấy đây là biện pháp trúng, đúng và rất cần thiết trong lúc này.
Bí thư Hà Nội cho hay, dù là chiến dịch xét nghiệm diện rộng nhưng thành phố thực hiện có trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm thực chất, hiệu quả. Việc chỉ định xét nghiệm phải đúng, trúng khu vực nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng da cam), nhóm đối tượng nguy cơ và mở rộng xét nghiệm theo đại diện hộ gia đình.
Ngay từ khâu chuẩn bị đã phải thật chu đáo, toàn diện. Phương án lấy mẫu, làm xét nghiệm phải thống nhất, phù hợp năng lực xét nghiệm trong 24 giờ không để mẫu tồn và khi phát hiện ra ca nhiễm thì phải khẩn trương tổ chức khoanh vùng xử lý triệt để ngay không để dịch bệnh bùng phát.
Trên cơ sở đánh giá nguy cơ của ngành Y tế, các quận, huyện, thị xã sẽ chỉ đạo tổ chức lấy mẫu và chia theo 3 khu vực: Khu vực đỏ (vùng có dịch, nguy cơ cao nhất), khu vực da cam (nguy cơ cao) và khu vực vàng (nguy cơ). Cách thức đánh giá phải tuân theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.
Ví dụ, Hà Nội ưu tiên xét nghiệm trước hết tập trung vào "vùng đỏ", đó là các khu vực trong các xã, phường, thị trấn nguy cơ rất cao và nguy cơ cao.
Không khuyến khích cá nhân tự ý xét nghiệm
Nói về hiện tượng tổ chức, cá nhân tự ý xét nghiệm, theo Bí thư Hà Nội, quan điểm là thành phố không khuyến khích. Vì test nhanh để bảo đảm hiệu quả phải có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, việc tự làm xét nghiệm, nếu cho kết quả sai có thể sẽ dẫn đến sự chủ quan trong việc phòng, chống dịch bệnh, khi ấy sẽ rất nguy hiểm.
Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, chiến dịch xét nghiệm lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, tiến độ đòi hỏi nhanh (chậm nhất ngày 17/8 phải hoàn thành). Do đó, đòi hỏi các đơn vị tham gia và điều phối phải nêu cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm thực hiện ở mức cao nhất để tranh thủ từng phút, từng giờ, bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng.
Thành ủy đề nghị Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo huy động tổng lực ngành Y tế tham gia chiến dịch này. Ngoài các đơn vị công lập, phải huy động các bệnh viện tư nhân đủ năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 tham gia; đề nghị các bệnh viện, đơn vị y tế của Trung ương, bộ, ngành hỗ trợ; huy động thêm các đội ngũ khác như sinh viên, cán bộ y tế ngoài công lập, y tế học đường... để bổ sung cho lực lượng y tế trong việc lấy mẫu diện rộng, nhập số liệu...
Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo việc chuyển mẫu xét nghiệm, bàn giao mẫu và thực hiện xét nghiệm không để tồn mẫu và bảo đảm tiến độ trả kết quả xét nghiệm; chỉ ký hợp đồng với các đơn vị thực hiện xét nghiệm đủ điều kiện năng lực theo quy định, bảo đảm chất lượng, liên tục giám sát công tác an toàn phòng chống dịch, dừng ngay hoạt động khi có sự cố lây nhiễm chéo trong quá trình thực hiện.
Cấp ủy Đảng, chính quyền các quận, huyện, thị xã phải xây dựng kế hoạch triển khai, bố trí địa điểm lấy mẫu xét nghiệm phù hợp tình hình thực tế của địa phương, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn bảo đảm tuyệt đối an toàn…
Thành ủy cũng kêu gọi người dân nhận thức sâu sắc rằng, việc xét nghiệm trước hết là nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình; nên nếu thuộc đối tượng lấy mẫu xét nghiệm, mong bà con chủ động, tích cực hợp tác, giúp đỡ cơ quan chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc cách ly giữa người với người, gia đình với gia đình. Sau khi có kết quả xét nghiệm, người dân nên tuân thủ nghiêm các khuyến cáo hoặc yêu cầu về cách ly hoặc điều trị khi cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và vì sự an toàn của cộng đồng.
(vietnamnet.vn)
Quy trình lấy mẫu tránh lây nhiễm Covid-19, người dân có quyền giám sát
Về nguyên tắc, sau mỗi lần thực hiện lấy mẫu, nhân viên y tế phải sát khuẩn tay cẩn thận bằng cồn. Nếu lấy mẫu cho người này, chưa sát khuẩn mà lấy mẫu cho người kia là sai quy định.
Thời gian gần đây, nhiều người dân bày tỏ lo lắng về vấn đề nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi đi lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Một bạn đọc ở Hà Nội gửi ý kiến về VietNamNet, thắc mắc việc nhân viên lấy mẫu chạm vào người này, sau đó chạm vào người khác có thể là nguồn lây virus SARS-CoV-2 hay không.
Trao đổi với VietNamNet sáng 14/8, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, về nguyên tắc, sau mỗi lần thực hiện lấy mẫu, nhân viên y tế phải sát khuẩn tay cẩn thận bằng cồn. Nếu lấy mẫu cho người này, chưa sát khuẩn mà lấy mẫu cho người kia là sai quy định.
“CDC Hà Nội đã có chỉ đạo tới tất cả đơn vị, nhân viên y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu, yêu cầu phải có đồ bảo hộ, găng tay đạt chuẩn khi làm việc. Găng tay không cần thay liên tục, nhưng việc sát khuẩn liên tục là bắt buộc”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng chia sẻ, khi thực hiện lấy mẫu cho số lượng người quá lớn, cũng có thể xảy ra trường hợp một số nhân viên quên quy trình chuẩn. Trong tình huống này, người dân có quyền giám sát nhắc nhở, yêu cầu người lấy mẫu sát khuẩn đầy đủ trước khi lấy mẫu cho mình.
“Thực tế, nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua bề mặt là có nhưng khá hạn chế, không cao như lây qua giọt bắn. Lây nhiễm trên bề mặt thường xảy ra nhiều hơn ở môi trường có mật độ bệnh nhân đông như bệnh viện. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn nhắc nhở anh em tuân thủ tuyệt đối quy trình về sát khuẩn, giãn cách, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan mầm bệnh”, ông Tuấn cho hay.
Với người dân, ông Tuấn lưu ý khi được mời đi lấy mẫu xét nghiệm, việc trang bị khẩu trang đầy đủ là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, cần tuân thủ quy định về giãn cách. Đặc biệt, nếu thấy nhân viên y tế sơ suất, quên việc sát khuẩn, người dân có quyền nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Từ 9/8 đến 17/8, Hà Nội triển khai đợt cao điểm xét nghiệm Covid-19, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng với tổng số khoảng 1,3 triệu mẫu.
Thành phố phân chia đối tượng xét nghiệm theo nhóm nguy cơ.
Nhóm đỏ là các khu vực trong xã, phường nguy cơ rất cao và nguy cơ cao; các trường hợp nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như chuỗi cung ứng, chợ, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, công nhân, bảo vệ các tòa nhà... và các khu vực nguy cơ cao khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.
Nhóm da cam là tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh... và các khu vực nằm trong vùng nguy cơ theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các trường hợp và các khu vực nguy cơ khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.
Nhóm xanh là các trường hợp ít di chuyển tại khu vực không có dịch trong vùng xanh.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn thông tin, trước mắt, Hà Nội lấy khoảng 300.000 mẫu. Sau khi có kết quả của nhóm này, cơ quan chuyên môn sẽ đánh giá tình hình rồi tiếp tục triển khai chứ không làm ồ ạt.
Đến chiều 13/8, Hà Nội đã lấy được gần 270.000 mẫu, dự kiến hôm nay 14/8 có thể hoàn thiện số lượng 300.000 mẫu dự định lấy đợt đầu.
(vietnamnet.vn)
100 tình nguyện viên tại Hà Nội tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 giai đoạn 1
Sáng 14-8, theo tin từ Bộ Y tế, chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc xin ARCT-154 phòng Covid-19 giai đoạn 1 với 100 tình nguyện viên đến từ Hà Nội sẽ được khởi động từ ngày mai (15-8) tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Y tế về việc chuyển giao công nghệ vắc xin Covid-19 để sớm có sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch, Công ty cổ phần công nghệ Sinh học VinBioCare (Tập đoàn Vingroup) đã đàm phán nhận chuyển giao công nghệ với Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Hoa Kỳ.
Theo đó, VinBioCare đã mua công nghệ vắc xin mRNA phòng Covid-19 của Arcturus và triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với tên gọi ARCT-154.
Nghiên cứu sẽ được thực hiện cả 3 giai đoạn 1, 2, 3 ở Việt Nam trên người tình nguyện tham gia nghiên cứu tuổi từ 18 tuổi trở lên.
Giai đoạn 1 được thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội với 100 người tình nguyện. Giai đoạn 2 được thực hiện trên 300 người tình nguyện tại các tổ chức nhận thử và tại cộng đồng ở các tỉnh triển khai nghiên cứu. Giai đoạn 3 có 20.600 người tham gia thử nghiệm, gồm giai đoạn 3a (600 người tình nguyện) và 3b (20.000 người tình nguyện).
Trong đó, giai đoạn 1 sẽ khởi động vào ngày 15 và 16-8 với việc tiến hành tiêm mũi 1 vắc xin ARCT-154 cho 100 người tình nguyện khỏe mạnh tại Trung tâm thử nghiệm lâm sàng - Trường Đại học Y Hà Nội. Trước khi tiêm thử nghiệm, các tình nguyện viên được khám sàng lọc và làm các xét nghiệm.
Theo đề cương nghiên cứu lâm sàng vắc xin ARCT-154 đã được Bộ Y tế phê duyệt, giai đoạn 1 sẽ được thực hiện trên 100 người tình nguyện khỏe mạnh phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 3:1 (75% ARCT-154 và 25% giả dược) với mục tiêu chính là đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch.
Ở giai đoạn này, người tình nguyện sẽ được tiêm 2 mũi vắc xin ARCT-154 hoặc giả dược cách nhau 28 ngày. Các dữ liệu an toàn sau tiêm mũi 1 (ngày 1) đến 7 ngày sau tiêm mũi 2 (ngày 36) sẽ được đánh giá. Nếu dữ liệu này được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá, vắc xin ARCT-154 thể hiện tính an toàn, khả năng dung nạp tốt, sẽ xin phép cơ quan quản lý tiến hành sớm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.
Được biết, vắc xin ARCT-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, cho phép sử dụng liều vắc xin thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn, cho hiệu quả phòng ngừa biến thể của vi rút SARS-CoV-2 nhanh chóng và đơn giản, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như: Alpha, Beta, Delta, Gamma...
(hanoimoi.com.vn)
Nguyễn Bích Thủy
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 24/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 23/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 22/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 21/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 20/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Số Ca Sáng 14/8
-
Cập Nhật Tình Hình Sáng 14/8 - Dịch COVID-19
-
Bản Tin Dịch COVID-19 Ngày 14/8: Thêm 9.716 Ca Mắc ... - Bộ Y Tế
-
Bản Tin COVID-19 Sáng 14/8: Cả Nước Vượt 255.000 Ca ... - YouTube
-
Sáng 14-8, Hà Nội Chỉ Ghi Nhận 2 Ca COVID-19, đã Cách Ly Trước đó
-
Bản Tin COVID-19 Ngày 14/8: Hà Nội, TP HCM Và 38 Tỉnh Thêm 9.710 ...
-
Bản Tin Cập Nhật COVID-19 Tính đến 18h00 Ngày 14/8/2021
-
Sáng 14/8: 531 Bệnh Nhân COVID-19 Nặng Và Nguy Kịch
-
Tình Hình Dịch COVID-19 Tại Hà Nội Sáng 14/8 - Tin Tức - 24H
-
Sáng 14/8, Hà Nội Có Thêm 2 Ca Dương Tính SARS-CoV-2 - Tiền Phong
-
Thông Tin Về Dịch Bệnh COVID-19 Tại TP.HCM (cập Nhật Sáng Ngày ...
-
Sáng 14-8: Đồng Nai Ghi Nhận Thêm 1.149 Ca Dương Tính Với Covid-19
-
Thông Tin Phòng Chống Dịch COVID-19 đến 6h00 Ngày 14/8/2021
-
Sáng 14-8: Hà Nội Ghi Nhận 2 Ca Mắc Covid-19 Tại Các Quận Long ...
-
Chiều 14/8: Ghi Nhận Thêm 07 Ca Dương Tính - Báo Trà Vinh
-
COVID-19 Tới 6 Giờ Ngày 14/8: Mỹ Trên 115.000 Ca Dương Tính
-
Sáng 14/8: 531 Bệnh Nhân COVID-19 Nặng Và Nguy Kịch; Hơn 13,2 ...
-
Sáng 14/8: Việt Nam Có 92.738 Bệnh Nhân COVID-19 Khỏi Bệnh
-
Thông Tin Tuyên Truyền - Ngày 14/8/2021, Bình Dương Tiếp Tục Tăng...
-
Đến 6 Giờ Ngày 14-8-2021, Tỉnh Có 1.301 Ca Mắc Covid-19