Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 15/8/2022 - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Ca COVID-19 nặng tăng; Tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh đã nộp hồ sơ đúng hạn
Theo thống kê của Bộ Y tế bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị có xu hướng gia tăng, hiện có hơn 100 trường hợp đang điều trị; Tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đã nộp hồ sơ đúng hạn...
Ca COVID-19 nặng tăng nhanh
Bộ Y tế cho biết ngày 14/8 có 1.428 ca COVID-19 trong ngày có gần 6.000 bệnh nhân khỏi và 1 trường hợp tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.365.784 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.589 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.020.569 ca; trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 106 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 90 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 6 ca; Thở máy không xâm lấn: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca...
Theo Bộ Y tế trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
Trong khi biến thể BA.4 và BA.5 đã xâm nhập trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, cùng đó năm học mới đang đến gần, do đó các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đã nộp hồ sơ đúng hạn
Ngày 11/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 24/2022/UBTVQH15 về việc tiếp tục chi trả hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15.
Theo đó, khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này nêu rõ: Sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn.
Theo quy định này, những người lao động đã nộp hồ sơ đúng hạn sẽ tiếp tục được hỗ trợ tiền từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021. Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 03, các đối tượng người lao động được hỗ trợ gồm:
- Người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 mà không phải người đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên…
- Người đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp bởi nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc từ 11/01/2020 - 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu mà không phải người hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo Nghị quyết mới, thời hạn hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho người lao động chậm nhất là ngày 10/9/2022.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 11/8/2022.
(Báo Sức khỏe và Đời sống)
Sắp khai giảng năm học, nhiều tỉnh tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất thấp
Đến nay đã tròn 4 tháng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cả nước mới tiêm được trên 13,5 triệu liều vaccine; nhiều tỉnh, thành tiêm mũi 2 rất chậm, thậm chí có địa phương mới chỉ đạt dưới 15% trong khi chỉ còn 17 ngày nữa là phải hoàn thành theo mục tiêu đề ra.
Tối ngày 14/8, Bộ Y tế đã thông tin cập nhật về tình hình tiêm vaccine COVID-19 nước ta. Theo đó, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 98.561 tại 24 tỉnh, thành, giảm 1/3 so với ngày trước đó; Trong đó có 86.732 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và 11.829 mũi cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi; nâng tổng số vaccine đã tiêm ở nước ta là 251.456.299 mũi.
Về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến hôm nay tròn 4 tháng triển khai, tính đến chiều cùng ngày tổng số mũi tiêm trên cả nước là: 13.536.576, trong đó mũi 1: 8.545.864 trẻ (đạt tỷ lệ 76,4%); tăng 0,1% so với ngày trước đó.
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp dưới 57% là: Hà Tĩnh (48,4%); Đà Nẵng (42%); Quảng Nam (44%); Bình Thuận (56,8%); TP Hồ Chí Minh (51,4%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Bắc Giang (95%); Vĩnh Long (95,2%), Cà Mau 94,5%).
Mũi 2: 4.990.172 trẻ (đạt tỷ lệ 44,6%); tăng 0,1% so với ngày trước đó; 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 28% là: Vĩnh Phúc (26,7%); Đà Nẵng (18,4%); Quảng Nam (14,6%); Khánh Hòa (22,4%); Bình Dương (27,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Ninh Thuận (75,2%); Sóc Trăng (86,6%); Bạc Liêu (79%)
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 48.988.099 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 74,6%) tăng 0,1% so với ngày trước đó, trong ngày có 20 tỉnh triển khai với 9.200 người được tiêm;
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: là Quảng Nam (54,4%); Bình Định (56,1%); Khánh Hòa (54,8%); Đồng Nai (46,8%); Cần Thơ (53,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao là: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 11.838.586 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 62,5%), trong ngày có 21 tỉnh triển khai với 43.884 người được tiêm.
4 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp là: Nghệ An (41,3%); Quảng Trị (43,4%); Đà Nẵng (38,8%); Lâm Đồng (42,7%).
4 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Hưng Yên (96,5%); Điện Biên (99,3%); Bình Thuận (95,5%); Vĩnh Long(96,5%).
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3 : 3.805.946 trẻ (44,0%) tăng 0,4%.
8 tỉnh, thành phố tiêm mũi 3 cho trẻ trong độ tuổi này thấp: Đà Nẵng (16,8%); Phú Yên (11,7%); Thái Bình (22,3%); Phú Yên (11,7%); Bình Thuận (22,6%); Bà Rịa- Vũng Tàu (13,6%); Đồng Nai (20,5%); Bình Dương (22,7%)
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (82,9%); Sóc Trăng (79,8%); Trà Vinh (76,8%).
Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, số ca COVID-19 đang gia tăng, trong khi biến thể BA.4 và BA.5 đã xâm nhập trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, cùng đó năm học mới đang đến gần, do đó các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
(Báo Sức khỏe và Đời sống)
Bộ Y tế đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế xây dựng, Bộ đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường.
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Theo đó, mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc: Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc: Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm; Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm; Kiểm dịch y tế biên giới.
Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
Cũng tại Nghị định 56, cán bộ y tế dự phòng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là 40%; các cán bộ, viên chức trạm y tế xã/phường được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 30-40%.
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế, Thủ tướng Chính phủ lưu ý Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Lương và phụ cấp của bác sĩ ra trường không đến 5 triệu: Khó giữ chân nhân viên y tế ở cơ sở y tế công lập
Theo báo cáo của Công đoàn Y tế Việt Nam, tính từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc (trong đó có 8.620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 777 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).
Tại báo cáo này, Công đoàn Y tế Việt Nam đã chỉ ra 8 nguyên nhân dẫn đến gần 9.400 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc, trong đó nguyên nhân đầu tiên là do lương và chế độ phụ cấp đối với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở. Do tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập này, nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là do ngân sách nhà nước bảo đảm, nguồn thu sự nghiệp thấp.
Theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, (với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng) thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
Với mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, vì vậy rất khó giữ chân cán bộ, viên chức y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập trong khi mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 đến 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 đến 6 lần thu nhập của nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập.
(Báo Sức khỏe và Đời sống)
Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng, nhiều nơi có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 6 đến 12-8), số ca mắc sốt xuất huyết tăng so với tuần trước đó. Dự báo, số mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch và kết quả giám sát tại nhiều điểm có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng.
Cụ thể, trong tuần ghi nhận 170 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 14,1% so với tuần trước). Bệnh nhân ghi nhận tại 27 quận, huyện; 100 xã, phường, thị trấn, trong đó tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện: Thanh Trì (19 ca), Phú Xuyên (16 ca), Ba Đình (12 ca), Đống Đa (11 ca), Hà Đông (11 ca), Thường Tín (11 ca), Bắc Từ Liêm (10 ca). Còn lại các quận, huyện khác đều ghi nhận số mắc dưới 10 trường hợp.
Cũng trong tuần ghi nhận thêm 12 ổ dịch mới tại 9 quận, huyện: Ba Đình (2 ổ dịch), Thạch Thất (2 ổ dịch), Bắc Từ Liêm (2 ổ dịch), Hà Đông (1 ổ dịch), Hoài Đức (1 ổ dịch), Long Biên (1 ổ dịch), Tây Hồ (1 ổ dịch), Thanh Oai (1 ổ dịch), Thường Tín (1 ổ dịch).
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã ghi nhận 778 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), nhưng chưa có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 269/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi rút Dengue lưu hành là D1 và D2.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 76 ổ dịch sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện và 61 xã, phường, thị trấn. Hiện tại, còn 27 ổ dịch đang hoạt động tại 13 quận, huyện: Ba Đình (5), Bắc Từ Liêm (3), Hoài Đức (3), Thường Tín (3), Thanh Oai (2), Thạch Thất (2), Đống Đa (2), Long Biên (2), Tây Hồ (1), Hà Đông (1), Hoàng Mai (1), Mỹ Đức (1), Thanh Trì (1).
Trong quá trình điều tra, các chỉ số giám sát bọ gậy, muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, chỉ số BI (Breteau index) có vai trò quan trọng để xác định tình hình. Nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên, có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng tại khu vực miền Bắc thì chỉ số BI này quy định là từ 20 trở lên.
Trong tuần, kết quả giám sát tại nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng. Cụ thể, giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, ổ dịch cũ tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (BI = 46); tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai (BI = 54); xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh (BI = 100).
Theo CDC Hà Nội, trong tuần tới, hoạt động chống dịch tiếp tục tập trung vào việc tăng cường giám sát, phát hiện bệnh nhân tại cộng đồng và các bệnh viện được phân cấp để kịp thời nắm bắt tình hình, phát hiện sớm, điều tra xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch, hạn chế thấp nhất ổ dịch lan rộng.
Bên cạnh đó, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao và ổ dịch cũ. Đặc biệt, triển khai ngay các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực có chỉ số côn trùng vượt ngưỡng nguy cơ, trong đó cần huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể.
(Báo Hà nội mới)
Hà Nội triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 267/SYT-NVY về việc triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; các bệnh viện đa khoa có khoa sản, nhi thuộc Sở Y tế Hà Nội; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.
Sở Y tế Hà Nội giao CDC Hà Nội thường trực, phối hợp với các bên liên quan triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện đa khoa thuộc Sở Y tế Hà Nội; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với các bên liên quan, cán bộ chương trình thực hiện triển khai hướng dẫn sử dụng phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), phần mềm này cung cấp hoàn toàn miễn phí tại website: https://dinhduongmevabe.com.vn. Người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng.
Nội dung của phần mềm cung cấp cho người dùng nội dung tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe, chế độ ăn phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị và các thông tin bổ ích khác dành cho mẹ/bé dưới dạng các bài viết, video...
Đặc biệt, phần mềm cung cấp một ngân hàng hơn 1.300 món ăn phong phú, giúp cân bằng dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thời gian mang thai cũng như sau khi sinh.
Ngân hàng thực đơn hiện tại bao gồm hơn 1.300 món ăn và sẽ tiếp tục được phát triển phong phú lên đến hơn 2.500 món vào những năm tiếp theo. Các thực đơn đảm bảo không lặp lại, đáp ứng đủ về năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, phù hợp đặc tính sinh lý, khẩu vị vùng miền, ngon miệng và dễ áp dụng...
Cùng với các chương trình dinh dưỡng mà Bộ Y tế đang triển khai như: Nuôi con bằng sữa mẹ; phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; đề án dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; chương trình sữa học đường…, phần mềm này sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi toàn diện hơn, từ đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực, trí tuệ của người Việt Nam.
(Báo Hà nội mới)
ad Sở Y Tế
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 27/11/2024
- Hà Nội: Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 26/11/2024
- Thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
- Đình chỉ lưu hành, thu hồi 04 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
- BVĐK Đông Anh xử trí cấp cứu kịp thời bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Dịch Corona 15/8
-
Ngày 15/8: Có 1.695 Ca COVID-19 Mới; Bệnh Nhân Nặng Tăng Lên ...
-
Sáng 15/8: Ca COVID-19 Nặng Tăng; Tiếp Tục Hỗ Trợ Người Lao động ...
-
Bản Tin Dịch COVID-19 Tối 15/8: Thêm 9.580 Ca Mắc COVID ... - Bộ Y Tế
-
Bản Tin Cập Nhật COVID-19 Tính đến 18h00 Ngày 15/8/2021
-
Ngày 15/8: Có 1.695 Ca Mắc Mới COVID-19, 9.257 F0 Khỏi Bệnh
-
Tối 15/8: Thêm 9.580 Ca Mắc COVID-19, Riêng TP.HCM Và Bình ...
-
Tình Hình Dịch Bệnh Ngày 15/8 - Dịch COVID-19
-
Thông Tin Tình Hình Dịch Bệnh COVID-19 Tỉnh Bình Định, Tính đến ...
-
Phòng Chống Dịch COVID-19 - - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Nam Định
-
[Infographics] Tình Hình COVID-19 Ngày 15/8: Có 9.257 Ca Khỏi Bệnh
-
Phòng Chống Dịch Covid-19 - Báo Thanh Hóa
-
Phòng Chống Dịch Bệnh Corona - Báo Hà Nam điện Tử
-
Thông Tin Tuyên Truyền Phòng, Chống COVID-19 Ngày 15/8/2022 ...
-
Phòng Chống Dịch Bệnh COVID-19 - Sở Y Tế Phú Yên