Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 17/7/2022 - Điểm Báo
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/7: Ca COVID-19 tăng nhẹ lên 745; số khỏi gấp gần 11 lần
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 17/7 của Bộ Y tế cho biết, ca COVID-19 mới tăng nhẹ lên 745 ca; Trong ngày có gần 8.000 bệnh nhân khỏi, gấp gần 11 lần số mắc mới.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.760.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.571 ca nhiễm).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.948 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.814.276 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 41 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 37 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca
- Thở máy không xâm lấn: 0 ca
- Thở máy xâm lấn: 1 ca
- ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 16/7 đến 17h30 ngày 17/7 ghi nhận 0 ca tử vong.
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.091 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine COVID-19
Trong ngày 16/7 có 246.492 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 238.653.961 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 209.241.719 liều: Mũi 1 là 71.293.253 liều; Mũi 2 là 68.820.266 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.511.912 liều; Mũi bổ sung là 14.066.121 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 46.982.029 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 6.568.138 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.332.958 liều: Mũi 1 là 9.015.578 liều; Mũi 2 là 8.673.023 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 1.644.357 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.079.284 liều: Mũi 1 là 6.960.054 liều; Mũi 2 là 3.119.230 liều.
Trên thế giới
- Cả thế giới có 567.335.333 ca nhiễm, trong đó 538.407.156 ca khỏi bệnh; 6.387.222 ca tử vong và 22.540.955 ca đang điều trị (38.990 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 716.080 ca, tử vong tăng 1.011 ca.
- Châu Âu tăng 244.417 ca; Bắc Mỹ tăng 116.866 ca; Nam Mỹ tăng 66.878 ca; châu Á tăng 240.822 ca; châu Phi tăng 2.714 ca; châu Đại Dương tăng 44.383 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 23.179 ca, trong đó: Indonesia tăng 4.329 ca, Malaysia tăng 5.047 ca, Thái Lan tăng 2.028 ca, Philippines tăng 2.575 ca, Singapore tăng 9.153 ca, Myanmar tăng 11 ca, Lào tăng 18 ca, Campuchia tăng 18 ca, Đông Timor tăng 0 ca.
Báo Sức khỏe và đời sống
Căn bệnh nguy hiểm, dễ nhầm với sốt xuất huyết: Cách phân biệt ai cũng cần biết
Bệnh sốt rét có nhiều triệu chứng giống sốt xuất huyết. Dưới đây là cách phân biệt 2 căn bệnh này.
Mới đây, một nữ bệnh nhân 32 tuổi, quốc tịch Nigeria, giáo viên Tiếng Anh, sinh sống ở Việt Nam 4 năm, mắc sốt rét ác tính và nhập viện Bệnh viện Bạch Mai ngày 6/7 trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, không có người thân.
Qua khai thác tiểu sử, được biết bệnh nhân vừa về thăm quê Nigeria (Đông Phi) vào ngày 30/4/2022 và quay lại Việt Nam ngày 19/06/2022. Một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, sốt cao, rét run từng cơn, kèm đau đầu nhiều, buồn nôn, không đau bụng, đại tiện bình thường, tiểu ít hơn mọi ngày.
Bệnh nhân đến khám bệnh viện Medlatec rồi chuyển đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (trực thuộc Viện Sốt Rét Côn Trùng- Kí Sinh Trùng Trung Ương) trong tình trạng thiểu niệu, cơn sốt rét run. Tại đây, bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu, phát hiện P.falciparum.
Mặc dù đã được điều trị thuốc đặc trị nhưng tình trạng thiểu niệu có nguy cơ diễn biến nặng hơn, do vậy bệnh nhân được chuyển sang Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai.
Vào viện, bệnh nhân gặp tình trạng vật vã kích thích, sốt cao 39 độ C, niêm mạc nhợt, huyết áp hạ, gan to 2cm dưới bờ sườn, thiểu niệu. Chẩn đoán ban đầu là sốt rét ác tính có suy thận cấp.
Bệnh nhân bị sốt rét ác tính nguy kịch lại là người nước ngoài, không có bảo hiểm y tế, không có người thân nên quá trình điều trị cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Ngay hôm sau, Ban lãnh đạo trung tâm mời hội chẩn toàn Bệnh viện với các chuyên khoa đầu ngành liên quan để thống nhất phác đồ điều trị và tìm giải pháp hỗ trợ về tài chính cho bệnh nhân.
Thuốc điều trị sốt rét Artesunate được dùng đường tiêm tĩnh mạch. Để giải quyết tình trạng suy thận cấp, bệnh nhân đã được lọc máu ngắt quãng, sau đó tiếp tục dùng lợi tiểu furosemide tiêm tĩnh mạch. Sau 05 ngày điều trị, bệnh nhân không sốt, xét nghiệm máu ngoại vi không còn ký sinh trùng sốt rét, không có biểu hiện thiếu máu, tình trạng suy thận cải thiện dần, lượng nước tiểu đã trở về bình thường.
Vượt qua những ngày nguy kịch, bệnh nhân vô cùng cảm kích và gửi lời cảm ơn tới các bác sĩ và Bệnh viện Bạch Mai đã cứu sống mình.
Theo PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sốt rét là bệnh truyền nhiễm ít gặp ở miền Bắc do chúng ta đã kiểm soát khá thành công, tuy nhiên gần đây số lượng các ca bệnh sốt rét "nhập khẩu" gia tăng, chủ yếu được phát hiện từ những người đi lao động, công tác ở Châu Phi trở về.
Bên cạnh đó, các biểu hiện của bệnh cũng rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác như sốt xuất huyết Dengue, Covid-19 và các bệnh nhiễm trùng khác đang phổ biến gần đây tại Hà Nội. Do vậy, vấn đề khai thác thông tin dịch tễ của bệnh nhân rất quan trọng, khi nghi ngờ bệnh nhân mắc sốt rét cần chẩn đoán bệnh sớm bằng cách soi tìm ký sinh trùng Plasmodium trong máu ngoại vi và các xét nghiệm chẩn đoán nhanh huyết thanh học. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.
Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Bộ Y tế, dù ban đầu, những triệu chứng của sốt rét và sốt xuất huyết đều là là sốt cao, rét run nhưng chúng vẫn có sự khác nhau:
Đối với sốt xuất huyết: Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 4 - 5 ngày kể từ khi bị muỗi đốt. Từ lúc phát hiện bệnh với những cơn sốt đầu tiên, khoảng 7 - 10 ngày sau các triệu chứng sẽ giảm dần.
Khởi phát của sốt xuất huyết là những cơn sốt đột ngột kéo dài suốt 3 - 4 ngày, người bệnh có thể sốt từ 39 đến hơn 40 độ C. Cùng với đó là cơn đau đầu và đau nhức xương kéo dài. Sau đó có thể xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da.
Đối với sốt rét: Khác với sốt xuất huyết, những triệu chứng của sốt rét sẽ xuất hiện sau 10 - 15 ngày kể từ khi bị muỗi đốt.
Người bị sốt rét sẽ có thời gian sốt ngắn hơn, nhưng nhiều triệu chứng hơn như đau xương khớp, đổ mồ hôi, thiếu máu, nôn… Sau đó sốt rét sẽ trở lại với những cơn sốt điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn: Giai đoạn rét run, giai đoạn sốt nóng, giai đoạn vã mồ hôi. Thông thường những cơn sốt sẽ xuất hiện từng đợt kéo dài 6 - 10 tiếng. Những cơn rét run thì từ 15 phút tới 1 tiếng (giai đoạn cường giao cảm). Khi nhiệt độ tăng đến 39 - 40 độ C thì cơn rét khoảng 30 phút đến vài giờ đồng hồ rồi giảm dần, cơ thể vã mồ hôi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể vàng da nhẹ.
Chuyên trang Tri thức trẻ- Báo Tổ quốc
29 tỉnh, thành tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc cho trẻ từ 12-17 tuổi thấp dưới 15%
Chiều 17/7, theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.760.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.571 ca nhiễm).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 7.948 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.814.276 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 41 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 37 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 3 ca; thở máy xâm lấn là 1 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.091 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 16/7 có 246.492 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 238.653.961 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 209.241.719 liều: Mũi 1 là 71.293.253 liều; Mũi 2 là 68.820.266 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.511.912 liều; Mũi bổ sung là 14.066.121 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 46.982.029 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 6.568.138 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.332.958 liều: Mũi 1 là 9.015.578 liều; Mũi 2 là 8.673.023 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 1.644.357 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 10.079.284 liều: Mũi 1 là 6.960.054 liều; Mũi 2 là 3.119.230 liều.
Thông tin thêm về công tác tiêm chủng, trước đó, Bộ Y tế cho biết, ngày 16/7, nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 46.982.029 mũi tiêm (70,1%), trong ngày có 21 tỉnh triển khai với 19.122 người được tiêm. Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 thấp: Hải Phòng (44,3%); Quảng Nam (45,5%); Bình Thuận (49,1%); Đồng Nai (44,8%); Cần Thơ (50,6%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 cao: Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (95,0%); Bến Tre (95,2%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 6.568.138 mũi tiêm (35,3%), trong ngày có 23 tỉnh triển khai với 80.603 người được tiêm. Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 thấp: Bắc Cạn (5,6%); Nghệ An (9,8%); Quảng Bình (4,6%); Bình Định (6,4%); Đồng Tháp (8,8%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 cao: Quảng Ninh (80,5%); Đà Nẵng (84,9%); Khánh Hòa (78,6%).
Nhóm từ 12-17 tuổi: Ghi nhận 8.673.023 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 99,0%; Tiêm nhắc: 1.644.357 trẻ (18,8%).
Tỉnh tiêm mũi nhắc thấp dưới 15% gồm:
Miền Bắc (14 tỉnh): Hà Nội; Nam Định; Hải Dương; Hưng Yên; Quảng Ninh; Nghệ An; Hà Tĩnh; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Hà Giang; Cao Bằng; Yên Bái; Sơn La; Điện Biên.
Miền Trung (6 tỉnh): Quảng Bình; Quảng Trị; Đà Nẵng; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận.
Tây Nguyên (1 tỉnh): Đắc Nông.
Miền Nam (8 tỉnh): TP Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; Tiền Giang, Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Dương.
Kết quả tiêm nhắc tốt: Thanh Hóa (54,3%); Bắc Giang (57,8%); Vĩnh Long (53,3%); Hậu Giang (57,8%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 10.079.284. Mũi 1: 6.960.054 trẻ (60,9%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Nghệ An (41,2%); Đà Nẵng (31,4%); Quảng Nam (29,0%); Đắc Lắc (38,7%); TP Hồ Chí Minh (40,2%). Tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (98,9%); Bạc Liêu (97,7%); Hậu Giang (98,1%). Mũi 2: 3.119.230 trẻ (27,3%).
Báo Kinh tế và đô thị
Nguyễn Thị Mai Trang
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 23/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 22/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 21/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 20/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Tổng Ca Nhiễm Covid Ngày 17/7
-
Ngày 17/7: Ca COVID-19 Tăng Nhẹ Lên 745; Số Khỏi Gấp Gần 11 Lần
-
Bản Tin Dịch COVID-19 Tối 17/7: Thêm 1.612 Ca Mắc COVID ... - Bộ Y Tế
-
Ngày 17/7, Số Ca Mắc Mới COVID-19 Tăng Nhẹ, Không Có Ca Tử Vong
-
Tin COVID-19 Chiều 17-7: Số Ca Mắc Mới Tăng Nhẹ Lên 745, Có 41 Ca ...
-
Bản Tin Cập Nhật Covid-19 Ngày 17/7/2022
-
Ngày 17/7: Ca COVID-19 Tăng Nhẹ Lên 745; Số Khỏi Gấp Gần 11 Lần
-
Ngày 17/7: Ca COVID-19 Tăng Nhẹ Lên 745, Số Khỏi Gấp Gần 11 Lần
-
Tình Hình Dịch Bệnh Ngày 17/7 - Dịch COVID-19
-
Ngày 17/7, Nghệ An Ghi Nhận 32 Trường Hợp Mới Nhiễm COVID-19
-
08 Ca Mắc COVID-19 Trong Ngày 17/7/2022 | Sở Y Tế
-
Tình Hình Dịch Covid-19 đến Ngày 17/7 - UBND Tỉnh Thái Bình
-
Ngày 17/7, Cả Nước Có 745 Ca Covid-19 - Báo Nhân Dân
-
TÍNH ĐẾN 04H00 NGÀY 17/7: Tổng Số Ca Mắc COVID-19 Là 76
-
Ngày 17/7: Cả Nước 745 Ca Covid-19, 7.948 Ca Khỏi - YouTube