Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 18/7/2022 - Tin Tức Sự Kiện

Thông tin y tế trên các báo ngày 18/7/2022 Ngày đăng 18/07/2022 | 10:27 | Lượt xem: 455 TIN LIÊN QUAN

Sáng 18/7: Việt Nam tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất

Ca COVID-19 nhiều nước tăng mạnh, hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời

Ca COVID-19 nhiều nước tăng mạnh, Việt Nam tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5

Bộ Y tế cho biết ngày 17/7, ca COVID-19 mới tăng nhẹ lên 745 ca; Trong ngày có gần 8.000 bệnh nhân khỏi, gấp gần 11 lần số mắc mới.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.760.595 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.571 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là: 9.814.276 ca. Trong số các bệnh nhân đang theo dõi, giám sát có 41 trường hợp phải thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 37 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.

Từ cuối tháng 3/2022, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước (thời gian gần đây, ca mắc có gia tăng, ví như ngày 13/7, ca COVID-19 đã vượt mốc 1.000, cao nhất trong 40 ngày qua.

Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Cấp độ dịch mới nhất: Gần cả nước là vùng xanh, vùng vàng

Thống kê cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết dù số ca mắc COVID-19 mới có tăng nhẹ trong tuần vừa qua, nhưng hiện cơ bản gần cả nước đã là vùng xanh.

Cụ thể, trong số trên 10.600 xã phường toàn quốc đánh giá cấp độ dịch thì đã có đến 90,8% xã phường là vùng xanh, 7,8% xã, phuờng là vùng vàng; số xã vùng cam, đỏ hiện chỉ chiếm 1,5%.

Đáng chú ý, hiện toàn quốc có tới 43 tỉnh thành có 100% xã phường thuộc vùng xanh (nguy cơ dịch thấp).

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 567,3 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong.

Tại châu Á, số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng trở lại ở một số nước.

Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tăng 42,7% trong vòng 14 ngày qua, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại Malaysia lên 42.481 người. Với 4 bệnh nhân không qua khỏi trong ngày 16/7, tổng số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Malaysia hiện là 35.848 ca.

Đáng chú ý, trong tuần qua, tỷ lệ tử vong/số người mắc bệnh cũng tăng nhẹ lên mức 5,6 người/ngày so với mức 3,9 người/ngày một tháng trước đó. Theo Bộ Y tế Malaysia, dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 chiếm chủ yếu trong số ca mắc mới COVID-19 tại nước này. Biến thể trên rất dễ lây lan và có thể "thoát miễn dịch", làm tăng nguy cơ tái nhiễm ở những người đã từng nhiễm Omicron.

Để ứng phó với nguy cơ dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, Bộ Y tế Malaysia (MOH) đang cân nhắc khả năng tái áp đặt quy định giãn cách xã hội. MOH cũng có thể sẽ áp đặt trở lại việc thực thi Đạo luật Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm (Đạo luật 342), trong đó có việc bắt buộc đeo khẩu trang.

Ngày 16/7, Nhật Bản ghi nhận hơn 110.000 ca mắc mới COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh nước này đang phải chật vật ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 7, trong đó chủ yếu là do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron gây ra. Số ca mắc mới nói trên cao hơn con số kỷ lục trong làn sóng lây nhiễm thứ sáu, với 104.000 ca bệnh vào ngày 3/2.

Báo Sức khỏe và đời sống

Thứ trưởng Bộ Y tế: Lần sửa đổi này, Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn

Luật BHYT sửa đổi được xây dựng trong giai đoạn các văn bản Luật liên quan khác mới được ban hành hoặc đang được sửa đổi như Luật KCB, Luật BHXH, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động… vì vậy, việc xây dựng cần được cân nhắc để bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với pháp luật liên quan

BHYT là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước ta, là cơ chế tài chính công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Chính sách BHYT của nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn, trong đó sự thay đổi chính sách BHYT quan trọng nhất là việc Quốc hội ban hành Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014. Luật BHYT là căn cứ pháp lý cao nhất trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra tại hội thảo "xây dựng Dự án Luật BHYT sửa đổi" do Bộ Y tế vừa tổ chức tại Hà Nội.

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành, sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và nỗ lực của Bộ Y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội, Luật BHYT và các văn bản quy phạm hướng dẫn Luật BHYT đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng.

Số người tham gia BHYT ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 12/ 2021, toàn quốc có trên 88,8 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 91,01% dân số, vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg, vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13; phấn đấu đến hết năm 2022 đạt chỉ tiêu bao phủ 92,6% dân số có thẻ BHYT.

"Đáng chú ý là trong bối cảnh kinh tế, xã hội chịu ảnh hướng lớn của đại dịch COVID-19 tỷ lệ này vẫn duy trì được chứng tỏ BHYT đã là một nhu cầu của đời sống xã hội, nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia BHYT được nâng cao, chất lượng dịch vụ y tế, dịch vụ BHYT đáp ứng sự hài lòng của người tham gia, và nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đảm bảo an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng khằng định, chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo.

Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh. Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, một số vấn đề trọng tâm trong chính sách BHYT liên tục được nghiên cứu, đánh giá và có các giải pháp phù hợp như: phát triển đối tượng tham gia BHYT; quyền lợi của người tham gia BHYT; tổ chức khám chữa bệnh; phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh; quản lý và sử dụng quỹ BHYT và các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý nhà nước về BHYT.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn còn một số tồn tại, bất cập do nội tại các quy định của văn bản Luật và những yếu tố mới phát sinh chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để giải quyết; các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Việc tổ chức thực hiện Luật trên nhiều phương diện còn có một số hạn chế về năng lực, điều kiện cơ sở vật chất, công tác quản lý trong khi nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ ngày một cao và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật y, dược, công nghệ thông tin...

Lần sửa đổi này, Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin, để chuẩn bị cho sửa đổi Luật BHYT, ngay từ cuối năm 2018, Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi, thông qua đánh giá, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và luận giải các vấn đề vướng mắc, xem xét kinh nghiệm trên thế giới về BHYT, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân xét trên cả 3 phương diện về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, phạm vi dịch vụ được hưởng và mức độ bảo vệ tài chính của người sử dụng dịch vụ y tế.

Thời gian qua Ban soạn thảo, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành cơ quan liên quan đã tiến hành việc nghiên cứu, xây dựng Luật BHYT sửa đổi.

Lần sửa đổi Luật này dự kiến sẽ điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn đó là:

Mở rộng đối tượng tham gia

Mở rộng phạm vị quyền lợi có chọn lọc

Đa dạng loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ

Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành BHYT, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

Tuy nhiên, Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu rõ, Luật BHYT được xây dựng trong giai đoạn các văn bản Luật liên quan khác mới được ban hành hoặc đang được sửa đổi như Luật khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động… vì vậy, việc xây dựng cần được cân nhắc để bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan...

Báo Sức khỏe và đời sống

Lơ là tiêm vắc xin, dịch cúm sẽ bùng phát

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hằng năm, có xu hướng gia tăng trong mùa xuân và mùa đông. Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội những tuần gần đây, số ca mắc cúm A gia tăng vào mùa hè. Số ca bệnh cúm tăng trái với quy luật cảnh báo nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nếu lơ là tiêm vắc xin phòng bệnh.

Người lớn và trẻ nhỏ đều mắc bệnh

Trong hai tuần qua, trung bình mỗi tuần Khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) tiếp nhận 40-50 trẻ nhập viện điều trị cúm A. Trong số các trường hợp phải nhập viện, có nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, một số ca còn phải thở ô xy, chạy ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo). Đơn cử như bệnh nhi N.T.N. (ở tỉnh Nghệ An) mắc cúm A nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tổn thương phổi và phải chạy ECMO. Trước khi được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi này đã điều trị tại bệnh viện tuyến dưới được 7 ngày, với triệu chứng sốt cao, ho…

Ngoài viêm phổi, suy hô hấp, một biến chứng nguy hiểm khác cũng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây, đó là viêm não sau khi mắc cúm. Tại Bệnh viện Nhi trung ương đã ghi nhận một số trường hợp sau khi mắc cúm 3-5 ngày, thì có các biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương, như trẻ có biểu hiện lơ mơ, li bì, co giật…

Không chỉ có trẻ em, mà cả người lớn mắc cúm phải nhập viện cũng gia tăng. Chỉ trong 1 tuần, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân đến khám và điều trị do nhiễm vi rút cúm, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Đa số các bệnh nhân đến khám có biểu hiện nhiễm trùng ở đường hô hấp trên với các triệu chứng: Sốt cao, đau mỏi, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, thậm chí viêm phổi. Theo Trưởng khoa Vi rút - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương Nguyễn Kim Thư, cúm thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Riêng với phụ nữ mang thai, cúm có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Còn theo Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn Nguyễn Thu Hường, có những ngày cao điểm, bệnh viện tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân mắc cúm A vào điều trị, trong khi trước đó chỉ ghi nhận rải rác một vài ca. Các năm trước, dịch sốt xuất huyết xuất hiện trước, sau đó mới đến cúm A, nhưng năm nay ghi nhận sự đảo ngược: Sốt xuất huyết chỉ có vài ca, nhưng số ca mắc cúm A lại tăng.

Thông thường, vi rút cúm phát triển mạnh vào mùa đông - xuân ở điều kiện thời tiết lạnh, nồm ẩm và ít xuất hiện vào mùa hè, vì thời tiết khô nóng. Lý giải nguyên nhân bệnh cúm A gia tăng trái mùa, các bác sĩ đều cho rằng, có thể do thời tiết biến đổi thất thường, người dân đi du lịch, giao thương nhiều, nhất là nhiều người lơ là không tiêm vắc xin.

Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương Trần Minh Điển cho biết, việc trẻ ở nhà quá lâu trong giai đoạn nghỉ dịch Covid-19 cũng là một phần lý do. Vì không tiếp xúc với bên ngoài trong một thời gian dài, nên kháng thể để chống đỡ với các loại vi rút, vi khuẩn của trẻ kém. Ngoài ra, trẻ có thể không được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, nhất là vắc xin cúm, nên dễ mắc bệnh.

Tiêm vắc xin định kỳ - chìa khóa phòng bệnh hiệu quả

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, có những bệnh như sởi, bại liệt…, miễn dịch tạo ra bền vững suốt đời, song đối với cúm, thì miễn dịch chỉ kéo dài dưới 1 năm. Khi kháng thể giảm, khả năng lây nhiễm tăng lên. Do đó, việc tiêm vắc xin cúm định kỳ hằng năm là vô cùng cần thiết.

Còn Trưởng khoa Vi rút - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương Nguyễn Kim Thư lưu ý, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai có thể nhiễm cúm ở các thời điểm trong năm. Để phòng tránh, mọi người cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nâng cao sức đề kháng và đặc biệt là tiêm phòng cúm hằng năm.

Hiện tại, tiêm vắc xin phòng dịch cúm A là chìa khóa đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, biến chứng nặng và nguy cơ lây lan cho những người xung quanh. Tại Việt Nam đã có vắc xin cúm tứ giá thế hệ mới phòng ngừa 4 chủng vi rút cúm nguy hiểm đang lưu hành, có thể gây thành đại dịch và nguy cơ tử vong cao là 2 chủng cúm A (A/H1N1), (A/H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin khoảng 2-3 tuần sau tiêm và thời gian duy trì miễn dịch sau tiêm là 6-12 tháng.

Cùng với việc tiêm phòng, các bác sĩ cũng khuyến cáo về biện pháp chăm sóc trẻ thường ngày để tăng sức đề kháng, đó là cần áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm bảo đảm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ. Khi trẻ mắc bệnh, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng hơn với các món ăn như: Cháo, sữa…

Báo Kinh tế và đô thị

Nguyễn Thị Mai Trang

Các tin khác
  • Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 27/11/2024
  • Hà Nội: Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi
  • Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 26/11/2024
  • Thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Đình chỉ lưu hành, thu hồi 04 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
  • BVĐK Đông Anh xử trí cấp cứu kịp thời bệnh nhân chảy máu trong ổ bụng

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 353 Lượt truy cập trong tuần: 83157 Lượt truy cập trong tháng: 216218 Lượt truy cập trong năm: 2814890 Tổng số lượt truy cập: 46882278 Về đầu trang

Từ khóa » Dịch Corona 18/7