Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 27/6/2022 - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Sáng 27/6: Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM; Cả nước chỉ còn 27 ca COVID-19 thở oxy
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hôm nay 27/6, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra thực tế công tác phòng chống và điều trị sốt xuất huyết tại TP HCM. Về dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước chỉ còn 27 ca phải thở oxy, thấp nhất trong gần 1 năm qua.
Cả nước còn 1,05 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát
Theo Bộ Y tế, ngày 26/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 100 ca so với ngày trước đó) tại 32 tỉnh, thành phố (có 476 ca trong cộng đồng). Hà Nội vẫn nhiều nhất với 177 ca COVID-19, tăng nhẹ so với trước đó (tăng 9 ca), TP HCM và Bắc Ninh cùng có 32 ca COVID-19/ ngày; 29, tỉnh, thành phố còn lại ghi nhận số ca mắc mới từ 1-26 ca COVID-19/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 680 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.743.448 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.490 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.735.681 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.038), TP. Hồ Chí Minh (610.018), Nghệ An (485.531), Bắc Giang (387.719), Bình Dương (383.796).
Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 9.649.814 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.050.550 trường hợp, trong đó có 27 đang thở ô xy là 27 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca; ECMO: 0 ca.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên. Tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục…trong việc vận động tiêm vaccine phòng COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh.
Đánh giá miễn dịch cộng đồng để chủ động có giải pháp phòng ngừa lây nhiễm, nhất là đối với các biến chủng mới.
Quản lý, duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới; nâng cao công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến chủng mới của COVID-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi để ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta.
Đồng thời nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị COVID-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hôm nay 27/6, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra thực tế công tác phòng chống và điều trị sốt xuất huyết tại TP HCM.
Theo kế hoạch, đoàn sẽ kiểm tra công tác điều trị bệnh sốt xuất huyết tại 3 bệnh viện gồm Bệnh viện quận 8, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn sẽ có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM, Sở Y tế và các bệnh viện liên quan cùng bàn giải pháp phòng và khống chế dịch.
Tại TP HCM, số ca mắc tích lũy đến tuần 24 là 16.057 ca, tăng 117,3%. Số ca sốt xuất huyết nặng tích lũy đến tuần 24 là 274 ca, như vậy tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến là 1,7%, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 (là 0,4%).
Trong tuần ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tổng số ca sốt xuất huyết tử vong đến nay là 9 ca. Bao gồm 2 ca ở Bình Chánh, 3 ca ở Củ Chi, 1 ca ở Bình Tân, 1 ca ở Quận 11, 1 ca ở huyện Hóc Môn và 1 ca ở TP. Thủ Đức, tăng 7 ca so với cùng kỳ năm 2021.
Theo báo cáo của các địa phương, đến hết ngày 24/6, cả nước ghi nhận khoảng 77.000 ca sốt xuất huyết. Con số này tăng khoảng hơn 10.000 ca so với tuần trước đó. Đã có 30 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Bộ Y tế, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Nguyên nhân do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Bộ Y tế dự báo số mắc sốt xuất huyết thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về chuyên môn cũng như đề nghị các địa phương phải nỗ lực phòng chống dịch sốt xuất huyết, đồng thời, mới đây, Bộ Y tế đã lập 7 đoàn kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh/ thành phố trọng điểm trong tháng 6 - tháng 7 năm 2022.
(Sức khỏe và đời sống)
Ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, cả nước đã có 77.000 người mắc; 30 trường hợp tử vong
Số ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh, hiện đã có khoảng 77.000 người mắc, 30 trường hợp tử vong. Bộ Y tế nhắc các địa phương phải vừa chống dịch COVID-19, vừa nỗ lực phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác, tránh để dịch chồng dịch.
Theo báo cáo của các địa phương, đến hết ngày 24/6, cả nước ghi nhận khoảng 77.000 ca sốt xuất huyết. Con số này tăng khoảng hơn 10.000 ca so với tuần trước đó. Đã có 30 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Bộ Y tế, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Nguyên nhân do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng, bọ gậy phát triển; bên cạnh đó sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Bộ Y tế dự báo số mắc sốt xuất huyết thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục có các văn bản chỉ đạo về chuyên môn cũng như đề nghị các địa phương phải nỗ lực phòng chống dịch sốt xuất huyết, đồng thời, mới đây, Bộ Y tế đã lập 7 đoàn kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh/ thành phố trọng điểm trong tháng 6 - tháng 7 năm 2022.
Tại buổi tập huấn toàn quốc về tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế tổ chức giữa tuần qua, các chuyên gia nhấn mạnh: Dịch sốt xuất huyết bùng phát trong bối cảnh COVID-19 khiến nhiều người nhầm lẫn và có tâm lý chủ quan, không đến cơ sở khám chữa bệnh ngay mà tự theo dõi. Khi đến cơ sở khám chữa bệnh thì bệnh đã chuyển nặng, khó khăn trong công tác điều trị.
Các chuyên gia cũng cho hay, năm nay số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn.
Chia sẻ tại hội nghị tập huấn, BSCK II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), nhấn mạnh, việc chẩn đoán và phân loại sốt xuất huyết ban đầu rất quan trọng.
Từ thực tế điều trị, chuyên gia nhấn mạnh cán bộ y tế cần chẩn đoán phân biệt COVID-19 cấp tính, sốt phát ban, viêm não, sốc nhiễm khuẩn… phải luôn nghĩ tới bệnh nhân mắc sốt xuất huyết khi bệnh nhân có triệu chứng sốt, để không bỏ qua thời gian điều trị sớm.
"Sốt xuất huyết có biểu hiện như chấm xuất huyết dưới da, nôn ra máu, tiểu ra máu… Chỉ định nhập viện với trường hợp sốc, có dấu hiệu cảnh báo, tiểu cầu giảm nhanh <100k/microL, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ có thai, bệnh lý nền,…"- BSCK II Nguyễn Minh Tiến nói.
Đối với trường hợp điều trị ngoại trú, đối với trẻ sốt trên 38,5 độ C dùng paracetamol 10-15mg/kg/lần, sử dụng 3-4 lần/ngày, lau mát bằng nước ấm khi sốt cao. Bên cạnh đó, người bệnh uống nhiều nước, thức ăn lỏng dễ tiêu và tránh thức ăn màu đỏ, đen nâu (để tránh nhầm lẫn với xuất huyết). Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà, dặn dò tái khám khi trẻ có triệu chứng.
Theo Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết và tự điều trị tại nhà, người bệnh lưu ý không được uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid. Nếu đã uống thuốc này, người bệnh cần tới bác sĩ để thăm khám. Người bệnh không cần thiết uống kháng sinh.
(Sức khỏe và đời sống)
Phát hiện thuốc Nexium nghi ngờ nhập khẩu, lưu hành trái phép tại Việt Nam
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn số 5606/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc thuốc nghi ngờ nhập khẩu/lưu hành trái phép.
Cục Quản lý Dược nhận được Văn thư số AZ05/22-119/Nexium-Illegally ngày 10/06/2022 của Công ty TNHH Astrazeneca Việt Nam báo cáo về việc phát hiện các mẫu thuốc Nexium 20mg, Nexium 40mg nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/lưu hành trái phép tại Việt Nam, kèm theo các tài liệu về các thuốc này. Trong đó trên bao bì của 1 mẫu thuốc có ghi "Thuốc nhập khẩu song song, số GP: 2765/QLD-KD ngày 27/02/2013, DNNK: Công ty Cổ phần Armepharco".
Sau khi xem xét, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về dược, Cục Quản lý Dược thông báo:
Các thuốc Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) và Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) bao gồm cả thuốc Nexium có dán tem "Thuốc nhập khẩu song song, số GP: 2765/QLD-KD ngày 27/02/2013, DNNK: Công ty Cổ phần Armepharco" là thuốc không được phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam, mạo danh DN nhập khẩu.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được mua bán, sử dụng các thuốc Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) và Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) không rõ nguồn gốc, không được nhập khẩu, lưu hành trái phép.
Các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt giữa sản phẩm nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/ lưu hành trái phép và thuốc do Công ty AstraZeneca AB (Thụy Điển) sản xuất, Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu như sau:
Thuốc nhập khẩu chính hãng
Tên thuốc và hàm lượng: Nexium mups 20mg; Nexium mups 40mg.
Có thông tin về DN nhập khẩu thuốc: DNNK: Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (Tầng 18, tòa nhà A&B, 76 Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Có số giấy phép đăng ký lưu hành:
Nexium mups 20mg: VN-19783-16
Nexium mups 40mg: VN-19782-16
Thông tin trên nhãn hộp, trên vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh, tiếng Việt.
Thuốc nghi ngờ nhập khẩu/ lưu hành trái phép
Tên thuốc và hàm lượng: Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet); Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet).
Không có thông tin về DN nhập khẩu thuốc hoặc thông tin doanh nghiệp nhập khẩu không đúng (Công ty cổ phần Armepharco); không có số giấy phép đăng ký lưu hành. Thông tin trên nhãn hộp, trên vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Cục Quản lý Dược đề nghị phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/ lưu hành trái phép trên nhãn ghi Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet), Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) và các dấu hiệu nhận biết nêu trên.
Cục Quản lý Dược đề nghị tổ chức tiếp nhận thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/ lưu hành trái phép nêu trên.
Cục Quản lý Dược đề nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
(Kinh tế và đô thị)
Tăng sức đề kháng cho trẻ khi nắng nóng
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, trong những ngày nắng nóng vừa qua, tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, lượng bệnh nhi đến khám tăng đột biến. Các bệnh thường gặp ở trẻ thời điểm này chủ yếu liên quan đến hệ hô hấp, như: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Chính vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng đúng cách là vô cùng quan trọng để giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn, chống đỡ với tác nhân gây bệnh.
Thời điểm hiện tại, trung bình Khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Hà Nội) tiếp nhận hơn 200 bệnh nhi/ngày (tăng khoảng 200% so với thời điểm tháng 3 và tháng 4-2022; tăng 20-30% so với cùng kỳ mọi năm khi chưa có dịch Covid-19).
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Hà Nội) cho biết, do năm nay thời tiết thay đổi thất thường, trong khi trẻ có sức đề kháng kém, khó thích nghi nên dễ mắc bệnh. Các bệnh thường gặp là viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tay chân miệng...
“Khi con bị ốm, các phụ huynh thường sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc nghe các mẹ mách nhau ra hiệu thuốc mua và cho con uống. Làm như vậy không giúp con khỏi, thậm chí có lúc còn khiến bệnh nặng hơn. Đặc biệt, cho trẻ dùng kháng sinh tùy tiện trước khi đến bệnh viện sẽ gây khó cho việc điều trị sau này. Ngoài ra, một số bệnh nhi có cơ địa dị ứng, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, béo phì… sau khi mắc Covid-19 rồi lại mắc viêm phổi cũng gây khó khăn trong điều trị. Cùng với các bệnh liên quan đến hô hấp, tại đây cũng tiếp nhận nhiều trẻ mắc tay chân miệng, trung bình 10-15 ca/ngày. Tuần qua, bệnh viện cũng điều trị cho khoảng 5-7 trường hợp mắc cúm A”, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân nói.
Tương tự, trong hơn một tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị tại Khoa Nhi và Đơn nguyên sơ sinh (Bệnh viện Thanh Nhàn) cũng tăng đột biến, khoảng 150-200% so với 2 tháng trước. Phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi và các bệnh tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết..., trong đó có trẻ mới 2-3 tháng tuổi đã bị ho, viêm phổi nặng phải thở ô xy. Số lượng trẻ bị sốt, nôn, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tay chân miệng, cúm A... tại Khoa cấp cứu Nội - Nhi (Bệnh viện Thanh Nhàn) cũng gia tăng, trong đó 90% bé có tiền sử mắc Covid-19.
Những ngày gần đây, Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi trung ương cũng tiếp nhận khoảng 4.000-5.000 bệnh nhi/ngày, liên quan đến các bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh Đa khoa của Bệnh viện cho hay, cứ vào mùa nắng nóng, số lượng bệnh nhi đến khám lại tăng lên. Đây cũng là một trong những thời điểm có lượng bệnh nhân cao nhất trong năm.
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nhiều phụ huynh đã cho con sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ, vitamin, thực phẩm chức năng… Theo bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân, trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, cơ thể trẻ có cơ chế hấp thu và thải trừ thuốc không như người lớn, thậm chí rất dễ ngộ độc. Do đó, việc cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng không đúng cách cũng rất nguy hại. Với những trẻ phát triển bình thường, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin đầy đủ qua các bữa ăn hằng ngày mà không cần phải tăng cường vi chất từ các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng. Còn với những trẻ có thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng…, việc bổ sung vi chất cần có sự tư vấn của bác sĩ về nhi khoa.
“Tại bệnh viện chúng tôi, nếu nghi ngờ trẻ thiếu sắt, thiếu vitamin sẽ cho tiến hành xét nghiệm sắt, huyết thanh, máu, canxi, vitamin A… Khi đó sẽ biết được trẻ thiếu vi chất gì để bổ sung và cần bổ sung loại nào, bổ sung bao nhiêu, trong thời gian bao lâu. Biện pháp an toàn nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua các thực phẩm mà trẻ ăn hằng ngày, như: Rau, củ quả tươi, thịt cá, trứng sữa…
Ngoài ra, khi thấy trẻ bị sốt mà không thể hạ sốt hay trẻ bị mệt mỏi nhiều, nôn ói, khó thở, bỏ ăn, tiêu chảy… cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu trẻ ho, sốt chỉ nên sử dụng sirô ho thảo dược, thuốc hạ sốt thông thường…”, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Xuân lưu ý.
Còn theo khuyến cáo của bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, trẻ nên được học và giữ thói quen tự vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên. Việc cho trẻ đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn, giữ gìn vệ sinh cá nhân sẽ hạn chế bị lây bệnh do các tác nhân từ bên ngoài. Đặc biệt, giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ hằng ngày. Thêm vào đó, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ biến chứng nặng khi mắc bệnh.
(Hà Nội mới)
ad Sở Y Tế
Các tin khác- Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 4/11/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 3/11/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 2/12/2024
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 1/12/2024
- Phòng bệnh khi thời tiết chuyển lạnh
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Dịch Corona Ngày 27/4
-
Bản Tin Phòng Chống Dịch COVID-19 Ngày 27/4 Của Bộ Y Tế
-
Cập Nhật Tình Hình Dịch COVID-19 Sáng 27/4 - Thông Tấn Xã Việt Nam
-
Tình Hình Dịch COVID-19 Ngày 27/4
-
Ngày 27/4: Có 8.004 Ca COVID-19 Mới, Ca Tử Vong Thấp Nhất Trong ...
-
Tin COVID-19 Chiều 27-4: Cả Nước Còn 624 Ca Phải Thở Oxy, 5 Ca Tử ...
-
Ca Nhiễm Covid Tối 27-4: Bệnh Nhân Khỏi Bệnh Cao Kỷ Lụ
-
Ngày 27/4: Thành Phố Hà Nội Ghi Nhận 921 Ca Mắc COVID-19 | Y Tế
-
BẢN TIN CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 27/4 ...
-
Bản Tin Cập Nhật Tình Hình Dịch Covid-19 Từ Ngày 27-4-2021 đến 5-4 ...
-
BHXHVN Chung Tay đẩy Lùi Dịch Bệnh Covid-19
-
Sáng 27/7: Có 2.764 Ca Mắc Covid-19, Tổng Số Mắc Tại Việt Nam đến ...
-
Thông Tin Dịch Bệnh COVID-19 - Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Tiền Giang
-
Thông Tin Phòng Chống Dịch COVID-19 đến 7h Ngày 27/4/2021