Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 30/4/2022 - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Ngày 30/4: Thêm 5.109 ca mắc COVID-19, hơn 16.700 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh
Theo Bộ Y tế, ngày 30/4, ghi nhận thêm 5.109 ca mắc COVID-19 tại 56 tỉnh, thành phố; nâng tổng số ca mắc tại nước ta lên 10.649.809 ca.
Tình hình dịch bệnh
Thông tin các ca nhiễm mới
Tính từ 16h ngày 29/4 đến 16h ngày 30/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.109 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 5.109 ca ghi nhận trong nước (giảm 959 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (837), Phú Thọ (379), Yên Bái (250), Nghệ An (245), Quảng Ninh (209), Lào Cai (202), Thái Bình (183), Tuyên Quang (180), Bắc Ninh (174), Nam Định (163), Hưng Yên (163), Thái Nguyên (159), Bắc Kạn (150), Vĩnh Phúc (150), Gia Lai (144), Quảng Bình (114), Ninh Bình (97), Lâm Đồng (95), Hà Tĩnh (86), Hải Dương (77), Sơn La (76), TP. Hồ Chí Minh (71), Lai Châu (68), Cao Bằng (68), Bắc Giang (67), Bà Rịa - Vũng Tàu (62), Hà Nam (60), Hà Giang (57), Lạng Sơn (49), Thanh Hóa (47), Đắk Nông (45), Vĩnh Long (35), Bình Phước (34), Điện Biên (31), Đà Nẵng (30), Quảng Trị (28), Bình Định (25), Tây Ninh (25), Hòa Bình (22), Bình Dương (18), Quảng Ngãi (17), Phú Yên (17), Thừa Thiên Huế (16), Bến Tre (16), Hải Phòng (12), Quảng Nam (11), An Giang (8 ), Cà Mau (8 ), Khánh Hòa (6), Long An (4), Đồng Tháp (4), Kiên Giang (4), Đồng Nai (3), Hậu Giang (3), Bạc Liêu (3), Trà Vinh (2).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 7.280 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.649.809 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.648 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.642.060 ca, trong đó có 9.259.438 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.586.134), TP. Hồ Chí Minh (608.408), Nghệ An (481.516), Bắc Giang (385.223), Bình Dương (383.398).
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân khỏi bệnh
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 16.727 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.262.255 ca.
Số bệnh nhân đang thở oxy là 475 ca, trong đó:
Thở oxy qua mặt nạ: 376 ca.
Thở oxy dòng cao HFNC: 50 ca.
Thở máy không xâm lấn: 11 ca.
Thở máy xâm lấn: 36 ca.
ECMO: 2 ca.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 29/4, có 241.434 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 214.774.198 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 195.944.846 liều: Mũi 1 là 71.457.483 liều; Mũi 2 là 68.638.476 liều; Mũi 3 là 1.505.935 liều; Mũi bổ sung là 15.305.712 liều; Mũi nhắc lại là 39.037.240 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.372.711 liều: Mũi 1 là 8.906.086 liều; Mũi 2 là 8.466.625 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 1.456.641 liều (mũi 1).
(vtv.vn)
Khám sàng lọc miễn phí hơn 13.200 trẻ, phát hiện 95 trẻ mắc bệnh lý tim mạch
Bệnh viện Tim Hà Nội vừa triển khai chương trình “Khám và phát hiện bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em” tại Hải Phòng và Vĩnh Phúc từ ngày 24 đến 29-4. Kết quả, qua khám sàng lọc hơn 13.200 trẻ, đã phát hiện 95 trẻ mắc bệnh lý tim mạch.
Đây là chương trình được bệnh viện tổ chức thường niên, nhằm mang lại cơ hội thay đổi cuộc đời cho những trẻ em không may bị mắc bệnh tim bẩm sinh.
Cụ thể, tại thành phố Hải Phòng, các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Quỹ VinaCapital Foundation (VCF), Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng và Bệnh viện Hữu nghị Hải Phòng khám sàng lọc, tư vấn cho hơn 110 trẻ, trong đó phát hiện 60 trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh và 19 cháu có chỉ định can thiệp, phẫu thuật.
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, có hơn 50 thể loại bệnh tim bẩm sinh, để đạt được kết quả điều trị cần kế hoạch riêng cho từng trẻ. Có trường hợp chỉ cần theo dõi hoặc điều trị nội khoa, có trường hợp phải can thiệp hoặc phẫu thuật.
Chi phí cho một ca khám và điều trị bệnh tim bẩm sinh khá lớn. Dù trẻ em dưới 6 tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng thực tế các chi phí ngoài danh mục bảo hiểm và các chi phí khác là khá lớn. Chính vì vậy, nhiều gia đình nghèo không đủ khả năng chi trả phẫu thuật tim cho trẻ mà phải trông chờ vào sự hỗ trợ từ nhà nước và cộng đồng.
Trong chương trình lần này, với các trường hợp phát hiện bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn được Quỹ VinaCapital Foundation (VCF), Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng trực tiếp hướng dẫn thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trợ giúp phẫu thuật miễn phí.
Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, các bác sĩ của Bệnh viện Tim Hà Nội đã tiến hành khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh cho trẻ (từ sơ sinh đến 3 tuổi) và trẻ em ở các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. Tại đây, qua việc khám sàng lọc cho 13.151 trẻ, phát hiện 35 trẻ có bệnh lý tim bẩm sinh, trong đó có 5 trẻ cần can thiệp phẫu thuật và 30 trẻ phải tiếp tục theo dõi.
Chương trình “Khám và phát hiện bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em” không chỉ giúp phát hiện và can thiệp kịp thời những trẻ mắc bệnh lý về tim mạch, mà còn nhằm nâng cao kiến thức cho các bậc phụ huynh và trẻ em tự biết chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe về tim mạch nói riêng.
(hanoimoi.com.vn)
Nhận định mới nhất về gần 200 trẻ mắc viêm gan không rõ nguyên nhân
Gần 200 trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ em trên toàn cầu đã được báo cáo và các chuyên gia đã có những nhận định bước đầu.
1. Những báo cáo lâm sàng mới nhất về các trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ em
Tính đến ngày 27/ 4, 55 trường hợp đã được báo cáo ở 12 quốc gia trong Liên minh Châu Âu: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Romania và Tây Ban Nha. 12 trường hợp đã được phát hiện ở Israel và 1 trường hợp đã được báo cáo ở Nhật Bản. Trước đó, ngày 20/4, 111 trường hợp đã được báo cáo ở Vương quốc Anh.
Tại Hoa Kỳ, đã có 9 trường hợp ở Alabama, 2 trường hợp ở Bắc Carolina và 3 trường hợp ở Illinois. Bang Wisconsin ngày 27/4 thông báo, bang đang điều tra ít nhất 4 trường hợp tương tự ở trẻ em, và theo Cơ quan Y tế Wisconsin, đã có 1 trường hợp tử vong được báo cáo.
Theo Cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/4, 17 trẻ em được yêu cầu ghép gan và một trẻ đã tử vong. Cảnh báo không nêu rõ trường hợp tử vong. Sở Dịch vụ Y tế Wisconsin không xác nhận liệu trường hợp tử vong được báo cáo của họ có được đưa vào thông báo của WHO hay không hay là thông báo riêng biệt.
Gần 200 trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ em trên toàn cầu đã được báo cáo, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC). Các bệnh nhân có độ tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Điều đáng nói là những trường hợp này có kết quả xét nghiệm âm tính với viêm gan A, B, C, D và E - những loại vi rút phổ biến có thể gây viêm gan cấp tính. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong những trường hợp này là adenovirus và SARS-CoV-2, theo ECDC.
2. Không liên quan đến vaccine phòng COVID-19 và bệnh COVID-19
Cảnh báo của WHO nêu rõ, không có mối liên hệ nào giữa những trường hợp này và việc tiêm chủng COVID-19 vì "đại đa số trẻ em bị ảnh hưởng không được tiêm vaccine COVID-19".
Một báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) về 9 trường hợp ở Alabama cho thấy không có mối liên hệ nào với COVID-19. Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và các ca bệnh không có tiền sử nhiễm COVID trước đó, theo Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong được công bố vào ngày 29/4. Các trường hợp được xác định trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11/2021.
3. Liệu có phải do adenovirus?
Theo ECDC và WHO, khoảng 75% trẻ em bị ảnh hưởng ở Anh và 50% trường hợp ở Scotland có kết quả xét nghiệm dương tính với adenovirus, cho thấy có thể có mối liên hệ giữa những trường hợp viêm gan nặng và vi rút này. Trước đó adenovirus được ghi nhận có thể gây viêm gan ở trẻ em, và thường chỉ xảy ra ở những trẻ bị suy giảm miễn dịch.
Cảnh báo của ECDC cho biết: "Giả thuyết hàng đầu hiện nay là một đồng yếu tố ảnh hưởng đến trẻ nhỏ bị nhiễm adenovirus (vốn chỉ gây bệnh nhẹ trong những trường hợp bình thường), gây ra nhiễm trùng nặng hơn hoặc tổn thương gan qua trung gian miễn dịch".
Thông tin lâm sàng mới của 9 ca bệnh từ Alabama (Mỹ) cho biết: Tất cả các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi, và tuổi trung bình của bệnh nhân khi nhập viện là 2 tuổi 11 tháng.
Nôn mửa và tiêu chảy là những triệu chứng ban đầu thường gặp nhất, khi đi khám, hầu hết đều có biểu hiện vàng mắt, gan to và vàng da.
Tất cả các bệnh nhân đến từ các vùng khác nhau của tiểu bang, và không có mối liên hệ dịch tễ học nào giữa các trường hợp.
Tất cả bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm dương tính với adenovirus, 6 trẻ có kết quả dương tính với virus Epstein-Barr (sau đó được xác định là do nhiễm trùng trước đó), và 4 trẻ có enterovirus / rhinovirus. Hai bệnh nhân được yêu cầu cấy ghép gan và tất cả đều đã bình phục hoặc đang hồi phục, theo báo cáo.
Theo các chuyên gia Mỹ: "Cụm bệnh này, cùng với các trường hợp dương tính được xác định gần đây ở châu Âu, gợi ý rằng adenovirus nên được xem xét để chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em".
Dù "nguyên nhân chính xác của những trường hợp viêm gan cấp tính này vẫn chưa được biết rõ", nhưng nhóm nghiên cứu những trường hợp này ở Vương quốc Anh tin rằng, dựa trên dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, nguyên nhân có thể là do bệnh truyền nhiễm.
Các trường hợp ở Vương quốc Anh bị viêm gan cấp tính nặng, với tăng nồng độ men gan [AST và ALT] trên 500 IU/L, và hầu hết có biểu hiện vàng da. Một số triệu chứng tiêu hóa được báo cáo như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Đa số không bị sốt. Mặc dù không có trường hợp tử vong nào được báo cáo tính đến ngày 15/4, một số trường hợp phải tiến hành cấy ghép gan (6 ca ghép ở châu Âu và 2 ca ở Hoa Kỳ).
Các cuộc điều tra dịch tễ đang được tiến hành ở tất cả các quốc gia ghi nhận các ca viêm gan không rõ nguyên nhân ở trẻ em. Các CDC đang theo dõi tình hình chặt chẽ để hiểu nguyên nhân có thể gây ra bệnh tật và xác định những nỗ lực tiềm năng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bệnh tật.
(suckhoedoisong.vn)
ad Sở Y Tế
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 24/11/2024
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 23/11/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng 11
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 22/11/2024
- TTYT huyện Sóc Sơn: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 21/11/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Các Tỉnh Cách Ly đến 30 4
-
Bản Tin Phòng Chống Dịch COVID-19 Ngày 30/4 Của Bộ Y Tế
-
Chỉ đạo điều Hành Của Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ Ngày 30/4
-
Tình Hình Dịch COVID-19 Ngày 30/4
-
Cập Nhật Tình Hình Dịch COVID-19 Sáng 30/4 - Thông Tấn Xã Việt Nam
-
Thông Tin Tuyên Truyền Phòng, Chống COVID-19 Ngày 30/4/2022 ...
-
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh Và 10 Tỉnh, Thành Phố Cách Ly Xã Hội ít Nhất ...
-
Thông Tin Phòng Chống Dịch COVID-19 đến 19h Ngày 30/4/2021
-
Ngày 30/4, Ghi Nhận 5.109 Ca Nhiễm COVID-19, Chỉ 3 Ca Tử Vong | Y Tế
-
KHUYẾN CÁO CỦA BỘ Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 DỊP ...
-
Tin COVID-19 Chiều 30-4: Cả Nước Giảm 959 Ca Mới, Còn 475 Ca ...
-
Tình Hình COVID-19 Sáng 30/4: Thế Giới Ghi Nhận 92.143 Ca Mắc Mới
-
Thông Tin Nổi Bật Ngày 30/4/2021 - HCDC
-
Diễn Biến Dịch Covid-19 Trên địa Bàn Tỉnh Ngày 30/4/2022