Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 4/7/2022 - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Sáng 4/7: Ca COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.5 ở nước ta có thể tăng; Bao lâu sau tiêm vaccine miễn dịch suy giảm?
Trên thế giới, nhiều nước đang gia tăng ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron. Việt Nam đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể phụ BA.5, do đó trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể sẽ tăng ở nước ta; miễn dịch sau tiêm vaccine hay sau bị COVID-19 sẽ suy giảm dần sau 4-6 tháng.
Hơn 9,7 triệu bệnh nhân COVID-19 ở nước ta đã khỏi
Bộ Y tế cho biết ngày 3/7 cho biết có 511 ca mắc COVID-19, giảm 219 ca so với ngày trước đó đây là số ca mới thấp nhất trong 12 tháng qua; Số khỏi bệnh gấp gần 20 lần số mắc mới; Tiếp tục không có F0 tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.748.639 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.487 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 9.708.984 trường hợp; trong số Số bệnh nhân đang thở ô xy là 29 ca, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 23 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca. Nhiều ngày nay cả nước không còn bệnh nhân COVID-19 nặng phải can thiệp ECMO.
Các ca COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn ở nước ta
Trên thế giới, nhiều nước đã gia tăng ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron. Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.5 của Omicron, do đó trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn ở nước ta. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ BA.5.
GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vaccine hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 đến 6 tháng. Do đó, nếu chúng ta tiêm nhắc lại sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác.
Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vaccine vẫn rất hiệu quả.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng nêu rõ, tiêm vaccine COVID-19 là yêu cầu phòng chống dịch, nên người dân cần đi tiêm phòng. Tiêm phòng là bảo vệ cho bản thân, bảo vệ cho gia đình và cả xã hội, đặc biệt là những người có nguy cơ cao. Trong bối cảnh biến thể mới lây lan nhanh, chúng ta giảm bớt lây nhiễm, giảm nhập viện tử vong thì giảm đi được gánh nặng cho xã hội.
"Mong rằng mỗi người dân thấy trách nhiệm của mình trong việc tiêm ngừa để giúp xã hội bình yên hơn như những ngày qua và hướng đến không chỉ phục hồi mà phát triển kinh tế-xã hội. Giống như về sức khỏe, không chỉ là trạng thái không bệnh tật mà còn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội"- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Về phía Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 554,2 triệu ca, trên 6,36 triệu ca tử vong
Ngày 3/7, cơ quan chức năng của Hàn Quốc cho biết nước này đã ghi nhận thêm 10.059 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ tính đến đêm 2/7, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 18.389.611 ca. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc mới tại Hàn Quốc ở mức trên 10.000 ca.
Số ca mắc mới theo ngày đã giảm nhẹ so với mức 10.715 ca một ngày trước đó, nhưng vẫn cao hơn so với mức 6.238 ca cách đây một tuần, đồng thời cao hơn so với mức trung bình 9.095 ca/ngày trong 7 ngày qua.
Khi các hạn chế về COVID-19 dần được nới lỏng tại Australia nhưng cư quan chức năng đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ xảy ra "làn sóng rất lớn" những người mắc hội chứng COVID kéo dài, ước tính có 5% dân số Australia mắc các triệu chứng nghiêm trọng do hội chứng COVID kéo dài có nghĩa là gần 500.000 người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này.
Mặc dù nhiều vấn đề liên quan đến hội chứng COVID kéo dài vẫn chưa được làm rõ, song tác động của hội chứng này có thể rất nghiêm trọng với các triệu chứng như sương mù não, mệt mỏi và đau đầu.
Sức khỏe và đời sống
Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hàng chục ca sốt xuất huyết do di chuyển từ miền Nam: Cảnh báo nguy cơ cao bùng phát dịch tại miền Bắc
Bệnh viện Bạch Mai dự báo các ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian tới và đỉnh dịch sẽ rơi vào khoảng tháng 8.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, trong khi dịch sốt xuất huyết ở miền Nam đang bùng phát mạnh thì ở miền Bắc đã xuất hiện lẻ tẻ các ca bệnh, chủ yếu do đi từ miền Nam ra. Từ đầu tháng 6 đến nay Trung tâm đã tiếp nhận và điều trị cho hàng chục trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, đa số là do đi du lịch hoặc di chuyển từ khu vực phía Nam ra và dự báo số ca nhập viện sẽ tăng trong thời gian tới.
Điển hình như bệnh nhân nữ 66 tuổi quê ở Hà Nam, đi du lịch tại Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai và khi về quê 5 ngày thì xuất hiện sốt. Bệnh nhân có tiền sử đau xương khớp, sử dụng thuốc nam không rõ loại. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nam và BVĐK tỉnh Hà Nam, do không khai thác yếu tố dịch tễ nên bệnh nhân được chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân, có hạ tiểu cầu. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng diễn biến theo chiều hướng xấu.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nặng, tiểu cầu hạ chỉ còn 6 G/L, hematocrit tăng cao, tức là có biểu hiện cô đặc máu kèm theo các hiện tượng thoát huyết tương, tràn dịch màng bụng, suy thận, men gan tăng cao. Bệnh nhân đã được điều trị kịp thời, truyền dịch theo đúng phác đồ của Bộ y tế. Sau 5 ngày điều trị, hiện tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện, tiểu cầu tăng dần và các triệu chứng đã ổn định trở về bình thường và bệnh nhân đã được xuất viện.
Bệnh nhân thứ hai là một nam học sinh, 17 tuổi ở Hải Dương, đi du lịch ở Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, sau 6 ngày khi quay lại Hải Dương thì bệnh nhân xuất hiện sốt, đau đầu, đau người, da và mắt đỏ xung huyết và có biểu hiện điển hình của sốt xuất huyết. Bệnh nhân này được Trung tâm y tế của huyện Ninh Giang, Hải Dương xét nghiệm dương tính với Dengue. Tuy nhiên bệnh nhân cũng đến Viện muộn với các dấu hiệu cảnh báo, tiểu cầu hạ chỉ còn 20 G/L, tình trạng cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương, chảy máu chân răng, men gan tăng, xuất huyết dưới da. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đã được xuất viện về nhà.
Trường hợp thứ 3 là một bệnh nhân nam, 38 tuổi, quê ở Bình Định, làm nghề lái xe đường dài chạy Nam Bắc, lần này bệnh nhân chạy xe từ Long An đến cửa khẩu Lạng Sơn. Bệnh nhân đã có biểu hiện sốt từ nhà, khi đến Lạng Sơn thì triệu chứng của sốt tăng nặng, kèm lên cơn co giật nên bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại BV tỉnh Lạng Sơn và sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, rối loạn ý thức. Sau khi được chọc dịch não tủy và làm xét nghiệm cho thấy có dương tính với sốt xuất huyết Dengue, tiểu cầu hạ 70 G/L. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy và chụp cộng hưởng từ sọ não thể hiện đây là trường hợp sốt xuất huyết có biểu hiện viêm não-màng não.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện viêm màng não là một biến chứng nặng, ít gặp. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Với bệnh nhân này, sau khi vào viện đã được hồi sức kịp thời và điều trị theo đúng phác đồ bệnh nhân đã hết sốt, tiểu cầu đã tăng dần trở lại. Hy vọng bệnh nhân này cũng có thể hồi phục hoàn toàn và xuất viện trong những ngày tới.
Hiện nay miền Bắc đang vào giữa hè, thời tiết nắng nóng, kèm mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn Aedes egypti sinh sản phát triển. Dự báo đỉnh dịch sẽ vào tháng 8 nên phải hết sức lưu ý chủ động phòng bệnh ngay từ bây giờ.
Qua 3 trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết do có yếu tố dịch tễ đi du lịch, công tác từ miền Nam ra, các bác sĩ khuyến cáo người dân: Khi đi du lịch, công tác, thăm thân tại các tỉnh phía Nam hoặc miền Nam Trung Bộ nếu có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người cần phải được đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm, chẩn đoán sốt xuất huyết kịp thời, tránh những biến chứng của sốt xuất huyết như sốc, suy đa tạng, chảy máu…
Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi cắn khi đi du lịch như mang theo kem chống muỗi, ngủ màn, tránh xa nơi có muỗi cắn để không bị nhiễm bệnh. Tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác như Covid-19 hay sốt virus, sốt phát ban và các bệnh nhiễm trùng khác.
Báo Tổ quốc
Đức cho phép sử dụng rộng rãi thuốc Paxlovid điều trị COVID-19
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbachcho biết mạng lưới bác sỹ gia đình nước này sẽ được huy động để đưa loại thuốc kháng virus Paxlovid vào sử dụng rộng rãi hơn.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 3/7 tuyên bố ông sẽ thúc đẩy việc kê đơn thuốc viên uống Paxlovid kháng virus SARS-CoV-2 tại nước này thông qua mạng lưới bác sỹ gia đình.
Thuốc Paxlovid kháng virus SARS-CoV-2 của hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) hiện được sử dụng nhằm giảm số ca bệnh nặng.
Trên trang Twitter cá nhân, người đứng đầu ngành y tế Đức cho biết: “Mạng lưới bác sỹ gia đình sẽ được huy động để đưa loại thuốc kháng virus này vào sử dụng rộng rãi hơn." Theo Bộ trưởng Lauterbach, hiện Đức dự trữ đủ loại thuốc này.
Tháng Một vừa qua, thuốc Paxlovid đã được cấp phép có điều kiện vào thị trường châu Âu, theo đó thuốc này chỉ dành cho những người mắc COVID-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
Thuốc Paxlovid có hiệu quả giảm tới 90% nguy cơ nhập viện ở người cao tuổi nếu được sử dụng sớm sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay, Paxlovid chưa cho thấy hiệu quả giảm các triệu chứng ở bệnh nhân trẻ tuổi.
Sau 3 tháng giảm đều, kể từ cuối tháng 6 vừa qua, số ca tử vong và phải chăm sóc đặc biệt do mắc COVID-19 đã gia tăng trở lại tại Đức. Số ca mắc mới hằng ngày chủ yếu nhiễm các biến thể phụ của Omicron.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 3/7 cho biết các trường học và doanh nghiệp không thiết yếu tại nước này sẽ không còn phải đóng cửa nếu tỷ lệ lây nhiễm tăng đáng kể trong năm nay, song khẩutrang vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh./.
Thông tấn xã Việt Nam
Tin mới về y tế ngày 4/7: Dịch tay chân miệng đang tăng ở Hà Nội
Trong hai tuần qua, Hà Nội ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh.
Cho trẻ đi khám kịp thời
Tại Hà Nội, trong hai tuần qua, số ca mắc tay chân miệng cũng tăng nhanh. Riêng từ ngày 13 đến 19/6, toàn thành phố ghi nhận 135 ca mắc, rải rác ở các quận, huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh, Ba Vì.
Hầu hết là bệnh nhân nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nhưng số ca mắc lớn hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm 2021.
Chuyên gia lo ngại trẻ em mắc tay chân miệng nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể diễn biến nặng, để lại biến chứng nguy hiểm.
Theo Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra, do hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh tay chân miệng có thể kéo dài 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình như loét miệng, phát ban phỏng nước, sốt nhẹ, nôn, trẻ sốt cao và nôn nhiều có nguy cơ biến chứng.
Đa phần trẻ nhỏ mắc tay chân miệng đều ở thể nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Các bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ tuyệt đối không được chủ quan, khi phát hiện bệnh thì cần chủ động đưa con đi khám.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được khám, điều trị và theo dõi sát để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện bệnh nặng.
Bệnh có thể biểu hiện thể nhẹ dưới dạng tổn thương da, niêm mạc, sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc ở những thể nặng như tổn thương thần kinh với những biểu hiện như li bì, giật mình, yếu liệt chi.
Thậm chí rất nặng như tổn thương cơ quan hô hấp và tuần hoàn với biểu hiện khó thở, phù phổi cấp.
Nguy hiểm hơn, nếu chăm sóc điều trị tại nhà không đúng cách hoặc trường hợp trẻ sốt cao kéo dài và nôn nhiều thì sẽ có nguy cơ biến chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
50% trẻ bị hội chứng MIS-C phải thở máy, lọc máu
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong số 756 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị hậu Covid-19 tại bệnh viện có đến 283 bệnh nhân bị mắc Hội chứng suy đa cơ quan (MIS-C), trong số này 50% phải nằm hồi sức.
Các trẻ nhỏ này phải thở máy, lọc máu và làm ECMO. Hội chứng mắc suy đa cơ quan là tình trạng đáp ứng viêm quá lên của cơ thể khi phản ứng với các thành phần của virus.
Việc này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, trong đó có hệ thống tim mạch, hệ thống da, cơ, gan, thần kinh, thận… Đây là hội chứng rất nặng, ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
PGS. Điển cho biết thêm, rất may mắn trong nhóm trẻ này, hầu hết đều được cứu sống được dựa trên phác đồ điều trị. Tuy nhiên, phác đồ điều trị này rất tốn kém. Ví dụ như phải dùng thuốc đường tĩnh mạch, chi phí lên tới mấy trăm triệu đồng.
Như vậy, nếu trẻ mắc Covid-19 thì không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến cả gánh nặng chi phí điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những bệnh nhân mắc MIS-C mức độ nặng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ, hầu như đều là các trẻ chưa tiêm vắc-xin Covid-19.
“Nhiều báo cáo trên thế giới nói rằng tiêm vắc-xin Covid-19 không những có tác dụng giúp tránh bị MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ bị MIS-C. Với trẻ từ 12-18 tuổi, theo nghiên cứu từ Hoa Kỳ cho thấy, ước tính hiệu quả của 2 liều vắc-xin Pfizer chống lại MIS-C là 91%.
Các chuyên gia y tế cho hay với nhóm trẻ từ 5-17 tuổi, theo nghiên cứu lớn tại Đan Mạch, khi tiêm vắc-xin sẽ bảo vệ trẻ tránh khỏi MIS-C khoảng 94%.
Điều này cho thấy, nếu cho trẻ đi tiêm phòng sẽ giảm được nguy cơ mắc MIS-C và nếu như có mắc MIS-C thì bệnh sẽ nhẹ đi.
Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc Covid-19.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, tỷ lệ mắc của trẻ em trong thời gian qua, từ lúc bắt đầu dịch đến nay, cũng tương đương với tỷ lệ mắc trên người lớn, tức là khoảng 20-25% trẻ em mắc Covid-19.
Với các ca bệnh khó, bệnh nặng chủ yếu liên quan đến bệnh mạn tính, bệnh nền. Đây là những yếu tố nguy cơ trên nhóm nguy cơ. Ngay tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay một ngày có khoảng 5 -7 trường hợp mắc hội chứng MIS-C.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, chúng ta đã qua đỉnh dịch 3 - 4 tháng, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần và những biến thể mới đang xuất hiện.
Những hoạt động xã hội thời gian qua, nhất là trong những tháng hè, các gia đình đưa con đến những khu nghỉ dưỡng và tham gia vào các hoạt động xã hội khác nên trẻ rất dễ mắc.
Và với tỷ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.
Báo Đầu tư
Nguyễn Thị Mai Trang
Các tin khác- Phòng bệnh khi thời tiết chuyển lạnh
- Thanh niên 32 tuổi sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ lợn bệnh
- Giám sát công tác triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao đợt II/2024
- Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 30/11/2024
- Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin Sởi cho người dân
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Phác đồ Covid Bộ Y Tế 2022
-
Quyết định 250/QĐ-BYT 2022 Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 - Cục Y Tế Dự Phòng
-
[PDF] BỘ Y TẾ Số: /QĐ-BYT Độc Lập – Tự Do
-
Quyết định Số 250/QĐ-BYT Ngày 28/01/2022 Của Bộ Y Tế Về Hướng ...
-
Quyết định 437/QĐ-BYT 2022 Sửa đổi, Bổ Sung Hướng Dẫn Chẩn ...
-
TẢI VỀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
-
Khẩn Trương Hướng Dẫn Chuyên Môn, Phác đồ điều Trị COVID-19 ...
-
Quyền Bộ Trưởng Đào Hồng Lan: Nỗ Lực để "giữ Chân" Người Bệnh ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị COVID-19 Sửa đổi, Bổ Sung Phiên ...
-
Mới: Bộ Y Tế Bổ Sung Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Molnupiravir Và ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị - Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh
-
Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh
-
BẢN TIN BỘ Y TẾ VỀ TÌNH HÌNH CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT ...
-
Tài Liệu Từ TW Và Bộ Y Tế