Thông Tư 133/2016/TT-BTC Hướng Dẫn Kế Toán Doanh Nghiệp Nhỏ ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2017. Theo đó, một số nội dung mới và quan trọng cần chú ý như sau:
1. Về chứng từ kế toán và sổ kế toán
- Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán;
- Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc). Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát;
- Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ, sổ kế toán cho đơn vị, DN có thể áp dụng theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Nguyên tắc kế toán và bút toán định khoản
- Chỉ quy định nguyên tắc kế toán;
- Không hướng dẫn chi tiết các bút toán định khoản. Doanh nghiệp tự thực hiện bút toán ghi sổ sao cho phù hợp quy trình luân chuyển chứng từ miễn sao BCTC đúng;
- Doanh nghiệp tự lựa chọn đồng tiền ghi sổ kế toán khi đáp ứng được các tiêu chí Chế độ quy định;
- Doanh nghiệp được tự quyết định ghi hoặc không ghi doanh thu từ các giao dịch nội bộ mà không phụ thuộc chứng từ xuất ra;
- Doanh nghiệp được tự quy định cho đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản vốn nhận từ doanh nghiệp là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;
- Doanh nghiệp được lựa chọn biểu mẫu BCTC theo tính thanh khoản giảm dần hoặc phân biệt ngắn hạn, dài hạn theo truyền thống…
3. Các thay đổi của hệ thống tài khoản Thông tư 133/2016/TT-BTC với Quyết định 48/2006/QĐ-BTC
- Các TK cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn gộp thành TK 1386- Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược;
- Gộp các TK dự phòng chung vào TK 229;
- Các TK chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn gộp thành TK 242- Chi phí trả trước;
- Các TK 311, 315, 341 gộp thành TK 341- Vay và nợ thuê tài chính;
- Các TK nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn và dài hạn thành TK 3386- Nhận ký quỹ, ký cược;
- Bổ sung thêm TK 136- Phải thu nội bộ;
- Đổi tên TK 411 thành “Vốn đầu tư của CSH”;
- Bỏ các TK 1113, 1123, 171, 311, 315, 351, 521, các TK ngoài bảng.
4. Chuyển đổi số dư trên sổ kế toán
- Số dư chi tiết về vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang phản ánh trên TK 1113 và 1123 được chuyển sang theo dõi trên các TK 152 - Hàng tồn kho, TK 155 - Thành phẩm, TK 156 - Hàng hóa (đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý được phân loại là hàng tồn kho) và TK 2288 - Đầu tư khác (đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý không được phân loại là hàng tồn kho);;
- Số dư các khoản trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, không nắm giữ vì mục đích kinh doanh (mua vào để bán ra với mục đích kiếm lời qua chênh lệch giá mua, bán) đang phản ánh trên TK 121 - Đầu tư tài chính ngắn hạn được chuyển sang TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1288);
- Số dư TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn được chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước;
- Số dư chi tiết TK 1388 về ký quỹ, ký cược ngắn hạn và TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn được chuyển sang TK 1386 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược;
- Số dư các khoản dự phòng đang phản ánh trên TK 159, 229 được chuyển sang TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (chi tiết cho từng TK cấp 2 phù hợp với nội dung dự phòng);
- Số dư TK 311 - Vay ngắn hạn, TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, TK 3411- Vay dài hạn và TK 3412 - Nợ dài hạn chuyển sang TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính;
- Số dư TK 3414 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn chuyển sang TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược;
- Khoản trích trước chi phí sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường (đối với những TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải sửa chữa định kỳ), chi phí hoàn nguyên môi trường, hoàn trả mặt bằng và các khoản có tính chất tương tự đang phản ánh trên TK 335 - Chi phí phải trả được chuyển sang TK 352 - Dự phòng phải trả (chi tiết TK 3524).
5. Điều khoản hồi tố
- Doanh nghiệp không tiếp tục trích khấu hao đối với bất động sản đầu tư nắm giữ chờ tăng giá và không phải hồi tố toàn bộ chi phí khấu hao lũy kế đã trích từ các kỳ trước;
- Doanh nghiệp báo cáo lại thông tin so sánh trên Báo cáo tài chính đối với các chỉ tiêu có sự thay đổi giữa Thông tư này và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thuyết minh lí do là có sự thay đổi trong Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Từ khóa » Tk 311 Trong Kế Toán
-
Cách Hạch Toán Vay Ngắn Hạn - TK 311
-
Tài Khoản 311 Trong Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp?
-
Dùng Tiền Gửi Ngân Hàng Trả Nợ Vay Ngắn Hạn Tk 311, Kế Toán ...
-
Tài Khoản 311 Là Tài Khoản Gì, Vay Ngắn Hạn Sử Dụng Tài Khoản ...
-
Tài Khoản 311-Các Khoản Phải Thu - Quê Hương
-
Thông Tư 200 Có Gì Mới - Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán
-
Hệ Thống Tài Khoản - 341. Vay Và Nợ Thuê Tài Chính.
-
Cách Kết Chuyển Số Dư Từ Quyết định 48 Sang Thông Tư 133
-
Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Tài Khoản 311 Là Gì, Tài Khoản Vay ...
-
Tài Khoản 331 Là Gì? - Kế Toán Quốc Việt
-
Tài Khoản 311 Vay Ngắn Hạn - Trờng Hợp Chủ đầ Ut Thực Hiện Dự án ...
-
[DOC] Nội Dung Hạch Toán 2 Tài Khoản
-
[PDF] DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
-
311 Là Tài Khoản Gì