Thông Tư 2866/1998/TT-BQP - Bộ Quốc Phòng

Liên hệ Sơ đồ cổng thông tin Hướng dẫn khai thác Đăng nhập

Bộ Quốc phòng

  • CSDL Quốc Gia
  • Trang chủ
  • Tìm kiếm
Trung ương Lên đầu trang
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Văn bản hợp nhất
  • Hệ thống hóa VBQPPL
Mục lục văn bản Cơ quan ban hành
  • Quốc hội
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội
  • Chính phủ
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
  • Các cơ quan khác
Loại văn bản
  • Hiến pháp
  • Bộ luật
  • Luật
  • Pháp lệnh
  • Lệnh
  • Nghị quyết
  • Nghị quyết liên tịch
  • Nghị định
  • Quyết định
  • Thông tư
  • Thông tư liên tịch
Năm ban hành
  • 1945 đến 1950
  • 1951 đến 1960
  • 1961 đến 1970
  • 1971 đến 1980
  • 1981 đến 1990
  • 1991 đến 2000
  • 2001 đến 2010
  • 2011 đến 2020
  • CSDL quốc gia về VBPL »
  • CSDL Bộ Quốc phòng »
  • Văn bản pháp luật »
  • Thông tư 2866/1998/TT-BQP
  • Toàn văn
  • Thuộc tính
  • Lịch sử
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Bản PDF
  • Tải về
  • Bản in
  • Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/09/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 21/01/2022
BỘ QUỐC PHÒNG Số: 2866/1998/TT-BQP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 1998

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/1998-NĐ-CP ngày 06/01/1996

 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều

của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng

 

 
 

 

Ngày 06/01/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng.

Để tổ chức thực hiện thống nhất Nghị đinh của Chính phủ, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện như sau :

Điều 1. Tổ chức của Bộ đội biên phòng

1. Cấp Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh. Tổ chức của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng gồm:

a) Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

- Bộ Tham mưu.

- Cục Chính trị.

- Cục Trinh sát.

- Cục Hậu cần - Kỹ thuật.

- Văn phòng Bộ Tư lệnh đồng thời là Văn phòng Đảng uỷ Bộ đội biên phòng,

- Thanh tra Bộ đội biên phòng.

- Phòng Tài chính.

- Phòng Hành chính - Hậu cần.

b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

- Các trường biên phòng: Đại học biên phòng, Trung học biên phòng, Trường nuôi dạy huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ.

- Hải đoàn biên phòng.

- Trung đoàn Thông tin.

- Trung tâm huấn luyện chiến sĩ mới.

- Trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm.

- Các doanh nghiệp Quốc phòng.

- Phòng Điều tra hình sự.

- Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng được tổ chức trong Bộ đội biên phòng theo quy định của pháp luật.

2. Cấp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố có Chỉ huy trưởng và các Phó chỉ huy. Tổ chức của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố gồm:

a) Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.

Phòng Tham mưu.

Phòng Chính trị.

Phòng Trinh sát.

Phòng Hậu cần - Kỹ thuật.

Ban Tài chính.

Ban Hành chính.

b) Các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố

Hải đội biên phòng.

Đơn vị cơ động (đại đội, Tiểu đoàn).

Tiểu khu biên phòng (nếu có).

Tiểu đoàn hoặc Đại đội huấn luyện chiến sĩ mới.

3. Cấp Đổn biên phòng có Đồn trưởng, các Phó đồn trưởng.

a) Hệ thống Đồn biên phòng:

Đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền, Đồn biên phòng tuyến biển, Đồn biên phòng đảo.

Đồn biên phòng cửa khẩu đường bộ, đường sắt.

Đồn biên phòng cửa khẩu cảng.

Đồn biên phòng cừa khẩu sân bay.

Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ và địa bàn hoạt động của Đồn biên phòng; Bộ Tổng Tham mưu quy đinh cụ thể việc phân loại các đồn Biên phòng thành đồn loại một, loại hai, loại ba.

b) Đồn biên phòng có các đội công tác nghiệp vụ biên phòng. Các trạm kiểm soát biên phòng và bộ phận phục vụ.

Điều 2. Cơ chế quản lý, chỉ huy của Bộ đội biên phòng

1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng về công tác biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng; đồng thòi chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng. Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ với các Bộ, ngành liên quan để tham mưu cho Bộ trưởng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng Bộ đội biên phòng.

2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Bộ đội bỉên phòng, chi đạo nghiệp vụ của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tư lệnh.

Trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến trên địa bàn tỉnh, huyện biên giới, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố chịu sự chi huy của Tư lệnh Quân khu và chỉ huy tnrởng Bộ chỉ huy Quân sự tủih, thành phố, Chỉ huy trưởng vùng Hải quân.

3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, đơn vị Cơ động, Tiểu khu biên phòng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.

Trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến Đồn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, đơn vị cơ động, Tiểu khu biên phòng đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, chỉ huy trường vùng Hải quân.

4. Các trường biên phòng, cơ quan điều tra hình sự, các doanh nghiệp quốc phòng trong Bộ đội biên phòng được tổ chức, hoạt động theo quy đinh của Pháp luật, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, quản lý chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan cấp trên.

5. Tổ chức, biên chế, trang bị và nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, các trường trong Bộ đội biên phòng do Bộ Tổng Tham mưu quy định.

6. Mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Bộ Tư lênh Bộ đội biên phòng với Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân; Giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố, Bộ Chỉ huy vùng Hải quân thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 3. Quyền quyết định hạn chế, tạm dừng các hoạt động ở khu vực biên giới, qua lại biên giới

1. Đồn Trưởng Đổn biên phòng:

a) Để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước; Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền hạn chế, hoặc tạm dừng một số hoạt động ở vành đsi biên giới thuộc phạm vi đồn quản lý không quá mười hai giờ và qua lại biên giới tại cửa khẩu phụ, hoặc đường qua lai tạm thời không quá sáu giờ trong các trường hợp sau:

- Khu vực đang xảy ra tranh chấp về biên giới lãnh thổ đặc biệt nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho các hoạt động và qua lại biên giới.

- Khu vực đang diễn ra các hoat động vũ trang, trấn cướp, khủng bố bắt cóc người, không đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Khu vực đang xảy ra gây rối an ninh trât tự nghiêm trọng.

- Khu vực đang tiến hành truy bắt tội phạm, vượt biên, buôn lậu, vận chuyển các chất ma tuý, vũ khí, chất nổ theo kế hoạch của trên.

- Khu vực đang có dịch bệnh lây lan, gây ô nhiễm môi trường, hoả hoạn nghiêm trọng.

- Khi nhận được thông báo hạn chế, tạm dừng qua lại của biên phòng nước tiếp giáp.

- Chấp hành lệnh tạm dừng qua lại biên giới của cấp có thẩm quyền.

b) Các hoạt động bị hạn chế hoặc tạm dừng gồm:

- Ra, vào vành đai biên giới, khu vực có dịch bệnh, hoả hoạn, thiên tai, khu vực cửa khẩu (trừ các cửa khẩu chính và cửa khẩu cho ngưòi nước thứ ba đi qua).

- Qua lại biên giới tại cửa khẩu phụ, đường qua lại tạm thời.

- Họp chợ, tổ chức lễ hội...

- Sản xuất của nhân dân, xây dựng công trình, khai thác tài nguyên....

c) Khi ra quyết đinh hạn chế hoặc tạm dừng một số hoat động ở vành đai biên giới, qua lại biên giới; Đồn trưỏng đồn biên phòng phải báo cáo chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện,

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự huyện, Trưởng Công an huyện và thông báo cho uỷ ban nhân dân xã sở tại, các đữn vị, cơ quan đóng trong địa bàn.

Quyết định hạn chế, tạm dừng việc qua lại biên giới, Đồn trưởng Đồn biên phòng phải thông báo cho Đồn biên phòng đối diện của nước tiếp giáp.

2. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố:

a) Được quyền hạn chế hoặc tạm dừng một số hoạt động ở khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá hai bốn giờ và qua lại tại cửa khẩu chính không quá sáu giờ (trừ các cửa khẩu cho người nước thứ 3 đi qua) trong các trường hơp sau:

- Khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang.

- Khu vực có địch hoạt động vũ trang xâm nhập, phá hoại gây rối an ninh, trật tự nghiêm trọng.

- Khu vực đang tiến hành truy quét phỉ, truy bắt bọn tội phạm, buôn lậu với quy mô lớn.

- Khu vực đang có dịch bệnh lây lan, gây ô nhiễm môi trường, hỏa hoạn nghiêm trọng.

- Khi nhận được thông báo hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại tại cửa khẩu chính của biên phòng nước tiếp giáp.

- Chấp hành lệnh của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ tướng Chính phủ.

b) Các hoạt động bị hạn chế hoặc tạm dừng gồm:

- Ra, vào khu vực biên giới, (trừ các cửa khẩu cho người nước thứ ba đi qua).

- Họp chợ, tổ chức lễ hội...

- Sản xuất, xây dựng công trình, khai thác tài nguyên...

- Ra, vào khu vực có dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, hoả hoạn và nguy cơ thiên tại xảy ra.

c) Chỉ huy trường Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh khi ra Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng phải báo cáo Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tư lệnh Quân khu, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh và thông báo cho Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh biết. Quyết định hạn chế tạm dừng việc qua lại biên giới phải thông báo cho biên phòng nước tiếp giáp.

3. Quyết định của Đồn trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố về hạn chế, tạm dừng một số hoạt động ở khu vực biên giới, qua lại biên giới và thông báo cho các cơ quan liên quan phải thực hiện bằng văn bản theo mẫu thống nhất do Bộ Tư lệnh biên phòng hướng dẫn.

4. Nội dung quyết đỉnh gồm:

- Lý do hạn chế hoặc tạm dừng.

- Địa điểm : Thôn (bản) xã (phường), cửa khẩu, đường qua lai biên giới, cửa sông, cửa lạch và những khu vực được xác đinh bằng tọa độ (trên bộ, biển).

- Những hoạt động cụ thể bị hạn chế hoặc tạm dừng của người, phương tiện.

- Thời gian bắt đẩu và kết thúc.

- Trách nhiêm của các cơ quan đữn vị liên quan.

5. Người ra quyết đinh hạn chế hoặc tạm dừng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết đinh của mình.

6. Khi quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hết hiệu lực, nếu không có quyết định tăng thời hạn của cấp trên hoặc tình hình đã trở lại bình thường thì cấp ra quyết định phải thông báo cho các cơ quan liên quan và nhân dân biết; đồng thời báo cáo lên cấp trên việc trở lại các hoạt động bình thường.

Điều 4. Quan hệ phối hợp giữa Bộ đội biên phòng với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương nước tiếp giáp

1. Bộ đội biên phòng được quan hệ với lực lượng biên phòng nước tiếp giáp để thi hành các điều ước quốc tế về biên giới và phối hợp đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hai nước.

a) Đồn trường Đồn biên phòng được quan hệ với Đồn trường Đồn biên phòng của nước tiếp giáp trong các trường hợp:

- Thông báo theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình biên giới có liên quan đến hai bên theo quy định cuả Hiệp định đã được Chính phủ hai nước ký kết.

-  Thông báo việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới của người và phương tiện.

- Thông báo, tiếp nhận, trao trả người vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.

- Tổ chức tuần tra song phương, kiểm tra đường biên mốc giới, phối hợp đấu tranh, ngăn chặn truy bắt bọn tội phạm.

- Phản kháng các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

- Thăm xã giao theo lời mời của Đồn biên phòng nước tiếp giáp trong các ngày lễ, tết; thăm hỏi, chia buồn khi có quốc tang hoặc thiên tai gây thiệt hại về người, tài sản của nhân dân ở khu vực biên giới.

b) Chi huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố được quan hệ với chi huy trưởng của lực lượng biên phòng của nước tiếp giáp trong các trường hợp:

- Tham gia các đoàn đàm phán của địa phương, Nhà nước theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh Bô đội biên phòng.

- Trao đổi tình hình thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới theo nội dung được Chính phủ hai nước thoả thuận, cho phép.

- Thăm xã giao hữu nghi theo lời mời.

c) Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới nước tiếp giáp trong các trường hợp:

- Thăm xã giao hữu nghị theo lời mời của cơ quan Chính phủ.

- Tham gia các đoàn đàm phán về biên giới của Nhà nước theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Hình thức quan hệ:

Gặp trực tiếp để chào mừng, thông báo tình hình, phản kháng các hoạt động vi phạm Hiệp định về quy chế biên giới.

- Gián tiếp: Gửi thư, điên mừng, chia buồn, gửi văn thư thông báo tình hình, phản kháng các hoạt động vi phạm Hiệp đinh về quy chế biên giới.

3. Trước khi quan hệ với biên phòng các nước láng giềng, chỉ huy biên phòng các cấp phải báo cáo cấp trên trực tiếp xin ý kiến chi đạo về nội dung, hình thức quan hệ, thành phần, thời gian, địa điểm và các vấn đề cần thiết khác.

4. Trong khi làm việc với bạn phải thực hiện đúng nội dung đã được phê duyệt, đúng quan điểm đường lối chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Nghiêm cấm việc tự do, tùy tiện trong quan hệ, phát ngôn làm lộ bí mật quốc gia, bí mật quân sự,... làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Nội dung quan hệ, làm việc phải ghi thành biên bản (song phương hoăc đơn phương). Nếu biên bản song phương phải viết bằng tiếng Việt Nam và tiếng của nước tiếp giáp có chữ ký xác nhận của đại diện hai bên.

5. Chỉ huy biên phòng các cấp khi thực hiện quan hệ đối ngoại biên phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những hoạt động của mình.

Điều 5. Quan hệ phối hợp thực hiện công tác biên phòng

Để thực hiện chức năng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự biên giới quốc gia; Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ với các Bộ, Ngành liên quan để tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác biên phòng theo quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng.

1. Quan hệ với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an để trao đổi tình hình có liên quan đến công tác an ninhs trật tự an toàn xã hội xảy ở khu vực biên giới; tiếp nhận sự chỉ đạo về nghiệp vụ công an: chống các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh, điều tra, truy bắt tội phạm, ngăn chặn các hoạt động vi phạm quy đinh xuất nhập cảnh, buôn lậu ở khu vực biên giới, vùng biển.

2. Quan hệ với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao để trao đổi tình hình có liên quan đến hoạt động đối ngọai trên biên giới; tiếp nhận sự chỉ đạo về nghiệp vụ công tác đối ngoại, hướng dẫn giải quyết các vụ việc xảy ra ở biên giới, vùng biển liên quan đến nước ngoài theo quy đinh của pháp luật Việt Nam và Điền ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

3. Quan hệ với các cơ quan chức năng thuộc Ban biên giới của Chính phủ để báo cáo tình hình có liên quan đến quản lỷ, bảo vệ đường biên mốc quốc giới; tiếp nhận sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện pháp luật về quản ]ỷ, bảo vệ biên giới, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới và nghiệp vụ xử lý, giải quyết các vụ việc vi phạm biên giới quốc gia. Tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ cho đàm phán, đấu tranh ngoại giao và những vấn đề khác nảy sinh ở biên giới, vùng biển.

4. Quan hệ với các Bộ, ngành liên quan, cấp uỷ và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn, Đồn biên phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới theo thẩm quyền và tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo ở khu vực biên giới; xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh ở các huyện, xã biên giới, bờ biển, hải đảo.

5. Tham gia các chương trình quốc gia liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở biên giới, hải đảo, phòng chống các tội phạm hình sự, buôn lậu ma túy, vũ khí, buôn lậu qua biên giới.

6. Khi thực hiệo quan hệ với các Bộ, ngành hoặc tham gia các chương trình của Nhà nước theo uỷ quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng; đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả với Bộ trưởng và cơ quan chức năng liên quan của Bộ để thống nhất quản lý, chỉ đạo.

Điều 6. Công tác bảo đảm thực hiện các chế độ chính sách đối với Bộ đội biên phòng

1. Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cùng với các Tổng Cục, cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất trình Bộ:

2. Kế hoạch đảm bảo ngân sách của Nhà nước, Chính phủ ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng Đồn biên phòng trong tổng dự toán ngân sách của Bộ để đảm bảo xây dựng công trình chiến đấu, phòng thủ, xây dựng doanh trại, công trình điện, nước sạch, phương tiện nghe nhìn, đi lại cho đồn, trạm, đơn vị cơ động biên phòng và làm đường tuần tra biên giới.

Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp các Tổng Cục, Cục Tài chính quân đội nghiên cứu, đề xuất trình Bộ về việc tuyển chọn con em dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ờ khư vực biên giới, hải đảo dưới 18 tuổi để đào tạo phục vụ lâu dài trong Bộ đội biên phòng cùng với các chế độ, chính sách đảm bảo khác để tổ chức thực hiện.

2. Tổng cục Chính trị chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với Viện thi đua khen thưởng của Nhà nước nghiên cứu chế độ, hình thức khen thưởng đối vối cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng có thời gian công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Các đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng Cục, Tổng cục Trưởng, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm thực hiện thông tư này.

. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

Thượng tướng Phạm Văn Trà

Tải file đính kèm
  • Bản PDF:
    • 2866.1998.TT-BQP.pdf
  • File đính kèm:
    • 2866.1998.TT-BQP.doc - (Xem nhanh)
Gửi phản hồi Tải về
  • 2866.1998.TT-BQP.doc - (Xem nhanh)
  • 2866.1998.TT-BQP.pdf

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.

Từ khóa » Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng Cơ Quan đơn Vị Sản Xuất Quốc Phòng Có Chức Năng Gì