Thông Tư 41/2016/TT-NHNN Năm 2016 - Luật Sư X

Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hiệu lực ngày 01/01/2020. Theo Thông tư 41, khách hàng vay vốn là pháp nhân không chỉ thực hiện một dự án được hình thành từ nguồn cấp tín dụng mà thực hiện nhiều dự án đều được hình thành từ nguồn cấp tín dụng và mỗi dự án trong đó đáp ứng các tiêu chí nêu tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 41 thì thuộc trường hợp theo khoản 12 Điều 2 Thông tư 41. Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:41/2016/TT-NHNN
Nơi ban hành:Ngân hàng Nhà nước
Ngày ban hành:30/12/2016
Ngày công báo:22/01/2017
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày hiệu lực:01/01/2020
Số công báo:Từ số 77 đến số 78
Tình trạng:Còn hiệu lực

Một số nội dung đáng chú ý

Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có; tài sản tính theo rủi ro tín dụng; vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016.

– Theo Thông tư số 41/2016, các Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận để quản lý tỷ lệ an toàn vốn.

– Thông tư 41/NHNN còn quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu khi tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo được kết nối, quản lý tập trung, bảo mật và có quy trình rà soát, kiểm tra, xử lý sự cố.

– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và phải sử dụng một cách thống nhất để để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.

– Một số quy định cụ thể tại Thông tư 41/2016 về tỷ lệ an toàn vốn như sau:

  • Tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có: Ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở báo cáo tài chính tối thiểu 8%. Vốn tự có là cơ sở để tính tỷ lệ an toàn vốn và nó bảo gồm tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ.
  • Tài sản tính theo rủi ro thị trường: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại tài sản để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng như tiền mặt, vàng là 0%; các khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế là 0%; các khoản phải đòi của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 90%.
  • Thông tư số 41/2016/NHNN hướng dẫn việc giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi, giao dịch của Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các biện pháp như tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba và sản phẩm phái sinh tín dụng.
  • Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường: Thông tư 41 quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản quy định về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng.
  • Bên cạnh đó, Thông tư số 41/TT-NHNN cho phép Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại và chuyển các khoản mục từ sổ kinh doanh sang sổ ngân hàng khi các khoản mục đó không còn đáp ứng được điều kiện, tiêu chí theo quy định.
Thông tư 41/2016/TT-NHNN năm 2016
Thông tư 41/2016/TT-NHNN năm 2016

– Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 41, các khoản: (i) Tiền ký quỹ (ví dụ khi ngân hàng phát hành L/C); (ii) ố dư tiền gửi không kỳ hạn bị phong tỏa của khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; (iii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại ngân hàng; (iv) Hợp đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng được coi là tài sản bảo đảm dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41; theo đó, các tài sản bảo đảm đó phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

– Khoản 9 Điều 9 Thông tư 41 quy định việc sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) để xác định các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy… làm căn cứ xác định hệ số rủi ro. Việc cung cấp BCTC của doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu, thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp BCTC đúng theo yêu cầu, thỏa thuận thì các tổ chức tín dụng thận trọng áp dụng hệ số rủi ro 200%.

Hạn mức tín dụng chưa sử dụng (hạn mức bảo lãnh, hạn mức thẻ tín dụng,…) phải được quy đổi thành giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản có nội bảng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Trường hợp nhiều ngân hàng cùng cấp hạn mức cho một khách hàng, mỗi ngân hàng phải tính tỷ lệ an toàn vốn cho hạn mức đã cấp cho khách hàng (Điều 10 Thông tư 41).

– Trường hợp khách hàng trong thời gian hoàn thiện pháp lý để triển khai hoạt động có thu nhập từ hoạt động cho thuê đất, lãi ngân hàng từ nguồn vốn chưa đầu tư… không được coi là có hoạt động kinh doanh khác. Thời điểm xác định “pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc thiết bị, kinh doanh hàng hóa…” là khi phát sinh khoản vay tại các tổ chức tín dụng.

Khoản cấp tín dụng chuyên biệt phải được bảo đảm toàn bộ bằng dự án, máy móc thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng. Ngoài ra, khách hàng có thể thế chấp thêm các tài sản khác như cổ phần/bảo lãnh của các cổ đông tại công ty chủ đầu tư, cổ phiếu, bảo lãnh trả nợ thay của bên thứ 3…

Để đáp ứng tiêu chí khoản cấp tín dụng chuyên biệt, toàn bộ nguồn tiền trả nợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó. Để được coi là khoản cho vay chuyên biệt trong hợp đồng tín dụng đồng tài trợ, ngoài việc khách hàng vay phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a, b khoản 12 Điều 2 Thông tư 41, các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ tự thỏa thuận nội dung kiểm soát theo hợp đồng tín dụng nhưng phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định tại điểm c khoản 12 Điều 2 Thông tư 41.

Tải xuống văn bản

Xem trước và tải xuống Thông tư 41/2016/TT-NHNN:

Loader Loading… EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document | Open Open in new tab

Tải xuống văn bản [4.86 MB]

Mời bạn xem thêm:

  • Mẫu đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư mới năm 2022
  • Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào?

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty liên doanh, công ty tạm ngừng kinh doanh,dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Theo thông tư 41 việc xác định kết quả kinh doanh trong năm có bị lỗ do chi phí lãi phát sinh từ nợ thứ cấp được thực hiện khi nào? 

Thông tư 41 quy định điều kiện để nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2, trong đó có điều kiện “ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo”. Theo đó, điều kiện này phải nằm trong nội dung thỏa thuận, cam kết để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi ngân hàng, chi nhánh NHNN phát hành nợ thứ cấp.Việc xác định kết quả kinh doanh trong năm, hạch toán dự trả lãi, trả lãi thực hiện theo quy định về Chuẩn mực kế toán và các quy định khác của pháp luật kế toán và chế độ tài chính áp dụng đối với ngân hàng, chi nhánh NHNN.

Ngân hàng có cần đánh giá lại tổng thu nhập của cá nhân mỗi năm hay Ngân hàng chỉ dựa vào đánh giá ở lần thẩm định hồ sơ đầu tiên?

Điểm a khoản 11 Điều 9 Thông tư 41 quy định: (i) Tổng thu nhập trong năm của khách hàng là thu nhập trong năm tính DSC của khách hàng…. (ii) Tỷ lệ DSC phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh NHNNg có thông tin thay đổi về thu nhập của khách hàng. Theo đó, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải thu thập thông tin về thu nhập của khách hàng hàng năm và phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh NHNNg có thông tin thay đổi về thu nhập của khách hàng để xác định HSRR cho phù hợp.

Đối với khách hàng có nhiều hơn 1 hạng tín nhiệm ở các kỳ hạn khác nhau thì sẽ lấy theo cách nào?

Căn cứ quy định tại các điểm b, đ, e khoản 4 Điều 5 Thông tư 41, việc xác định hạng tín nhiệm của khoản phải đòi trong trường hợp khách hàng có từ 2 hạng tín nhiệm trở lên như sau:– Trường hợp các khoản phải đòi có từ hai thứ hạng tín nhiệm trở lên của từ hai doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác nhau thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứng hệ số rủi ro tín dụng cao nhất để áp dụng đối với khoản phải đòi đó.– Trường hợp các khoản phải đòi có từ hai thứ hạng tín nhiệm trở lên của cùng 01 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứng của từng khoản phải đòi đó.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Hệ Số Rủi Ro Tín Dụng Theo Thông Tư 41