[THTT] Đừng Để Kẻ Cắp Thời Gian Lấy Trộm Cả Giấc Mơ Của Bạn
Có thể bạn quan tâm
Vậy là một năm nữa lại sắp kết thúc, nhìn lại bản thân trong năm qua, bạn đã làm được những gì, có hoàn thành được những mục tiêu mà mình đề ra hay không? Nếu câu trả lời là không và bạn muốn thay đổi, hãy dành ra 5 phút đọc bài viết này, tôi hy vọng nó ít hay nhiều sẽ giúp ích được cho bạn.
1.“Kẻ cắp thời gian” – Who is really he?
Trong xã hội hiện đại, bộn bề như hiện nay, có quá nhiều thứ phải lo lắng, phải quan tâm : công việc, học hành, gia đình, bạn bè, các mối quan hệ xã hội… nhưng đồng thời cũng có rất nhiều thứ khiến cho chúng ta phân tâm, mất tập trung và không thể hoàn thành công việc mình muốn làm để rồi dẫn đến kết quả không như mong muốn. Facebook, Instagram, smartphone, TV show… là những công cụ giúp chúng ta giải trí, relax sau những giờ làm việc mệt mỏi nhưng cũng chính là “tác nhân” giết thời gian, làm xao nhãng dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Nhưng đợi chút đã, liệu đấy có phải chính là “kẻ cắp thời gian” thật sự không hay là một “thế lực” nào khác?
Now it’s the moment of truth……
Chẳng có “he” nào có thể “ăn cắp” thời gian của bạn ngoài bạn hết, “kẻ cắp thời gian” không ai khác chính là bạn. Mọi người đều có 24 tiếng mỗi ngày,thời gian vô cùng công bằng với tất cả nhưng có thể sử dụng quỹ thời gian đó hợp lý hay không lại là câu chuyện của mỗi cá nhân.
Chắc hẳn sẽ có người nghĩ: “Không,tôi đã cố gắng tận dụng thời gian nhưng những lúc deadline ngập đầu, bạn bè lại rủ tôi đi ăn mà đó là món tôi thích nên tôi không thể từ chối” hay “Đúng những lúc tôi định làm những việc quan trọng thì những tin nhắn, những bình luận về bài đăng mới lại khiến tôi không thể không để ý và quên mất việc phải làm” vân vân và mây mây.
Nhưng đó chỉ những biện minh của bản thân bạn thôi, hãy tự hỏi lại chính mình liệu mình đã sử dụng thời gian hợp lý chưa. Nếu câu trả lời là chưa thì hãy đọc tiếp nhé.
Không biết các bạn đã từng ở trong hoàn cảnh này chưa nhưng tôi thì đã từng (một vài lần): có một tuần để hoàn thành deadline nhưng lại không biết phân bố thời gian, để đến khi chỉ còn hai, ba ngày cuối hay tệ hơn ngày mai là deadline thì tối nay mới làm, luôn miệng kêu rằng rất bận và thậm chí cáu gắt với mọi người xung quanh chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. Kết quả đương nhiên không như mong muốn, dù phải thức đêm nhưng công việc không chỉnh chu lại còn gây tổn thương cho người khác. Đây như là một hình phạt cho việc tôi đã không biết quý trọng thời gian vậy của mình vậy.
Những lúc như thế, tôi luôn nghĩ: “Nếu biết trước thế này nhất định mình sẽ làm ngay từ lúc được giao deadline” hay khi điểm kém lại ước: “Giá mà mình học bài kĩ hơn”. Nhưng chúng ta đâu thể quay ngược lại quá khứ, hối hận muộn màng thì có ích gì. Thay vì ngồi đó buồn bã về những thứ không thể thay đổi được, thà rằng chúng ta tìm cách để làm tốt hơn trong tương lai
2.Cách chống mất cắp thời gian để xây dựng ước mơ
Nhà văn người Mỹ Stephen Covey khẳng định trong quy tắc 90/10: “ 10% cuộc sống của bạn được tạo thành bởi những điều đang xảy ra cho bạn. 90% cuộc sống được quyết định bởi cách bạn phản ứng trước các tình huống trên.”
Điều này có ý nghĩa gì? Thật ra, chúng ta không thể ngăn việc chiếc laptop đang dùng tốt bỗng nhiên hỏng, tắc đường hay trễ máy bay.10% những sự việc xảy ra ngẫu nhiên trong cuộc đời chúng ta không thể kiểm soát được.Nhưng 90% còn lại thì khác hẳn, chính cách bạn xử lí vấn đề sẽ quyết định 90% còn lại đó.
Quay lại câu chuyện của tôi ở trên một chút:
Khi được giao deadline, tôi có một tuần để hoàn thành. Đầu tuần, tôi nghĩ còn quá nhiều thời gian, làm sớm thì quên mất. Giữa tuần, vẫn vậy, còn nhiều thời gian mà, cần gì vội. Và cuối tuần, khi ngày mai là deadline, buổi sáng tôi tự nhủ nhất định trong hôm nay tôi phải hoàn thành. Thế mà đùng một cái, bạn tôi gọi điện rủ đi mua sắm vì hôm đó có đợt giảm giá mạnh. Deadline thì chiều làm cũng được nhưng đâu phải lúc nào cũng được giảm giá đâu đúng không? Lại gác deadline lại, chiều làm cũng chưa muộn mà. Ấy thế mà, cả sáng đi xếp hàng đợi mua hàng giảm giá, về đến nhà thì mệt, tự nhủ chỉ ngủ trưa một chút thôi nhưng mở mắt ra đã là 4 giờ chiều, hoảng hốt mò dậy bắt tay làm deadline. Ăn cơm tối xong, tôi phải nhờ mẹ rửa bát, luôn miêng kêu: “Vì con quá bận” khiến cho phụ huynh lo lắng rằng việc học vất vả. Mặc dù không còn nhiều thời gian, lúc lên phòng vẫn cầm điện thoại lướt Facebook nhưng khi em trai hỏi bài toán thì lại gắt lên, mắng em phiền khiến nó khóc. Vậy là tôi tức giận sau đó lại thấy có lỗi với em, không thể tập trung hoàn thành bài. Đến gần 3 giờ sáng mới làm xong, hôm sau có tiết đầu vào 7 giờ. Tôi đã tự nhủ phải cố gắng dậy sớm nhưng lại đến muộn gần 1 tiếng, bị thầy giáo phạt phải làm báo cáo và trừ điểm chuyên cần. Bài tập được giao thì chưa kịp tập luyện, lúc thuyết trình mắc rất nhiều lỗi. Cả ngày hôm đó tôi chìm đắm trong sự buồn bã, hối hận, chán nản và thất vọng về bản thân. Vậy nguyên nhân là do đâu?
A.Do thầy giao deadline cho thời gian quá lâu để tôi có cớ trì hoãn.
B.Do cửa hàng tự dưng giảm giá.
C.Do em trai hỏi bài.
D.Do tôi đã không biết sắp xếp thời gian hợp lý.
Chắc chắn đáp án là D. Chính tôi là người khiến bản thân phải trải qua một ngày tệ hại. Tôi không thể kiểm soát việc thầy giáo giao deadline hay cửa hàng giảm giá nhưng nếu ngay từ đầu tuần tôi đã chuẩn bị bài thì cuối tuần chỉ cần ôn tập lại, có dư thời gian đi mua sắm với bạn, nấu cơm rửa bát phụ mẹ và giảng bài cho em trai, cũng có thể đi ngủ sớm để ngày mai đi học đúng giờ nhưng tôi lại chọn “vứt” thời gian của mình đi một cách vô ích.
Vậy mới nói, thành công hay thất bại phần nhiều phụ thuộc vào chính chúng ta, vào cách ta sử dụng thời gian như thế nào. Chúng ta có rất nhiều cách để lên kế hoạch sắp xếp bố trí thời gian hợp lí và tôi nghĩ cách đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả đó là lập to-do list.
To-do-list thì chắc hẳn ai cũng đã nghe qua và có thể làm qua rồi. Lập một danh sách các việc cần làm trong ngày, trong tuần hay trong tháng sắp xếp theo mức độ quan trọng và sau đó chỉ cần tuần tự thực hiện các việc đó một cách có kế hoạch.
Nghe thì có vẻ dễ nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng hoàn thành to-do-list trong ngày vì lúc thì trời quá lạnh, lúc thì cãi nhau với crush hay chỉ đơn giản là lười. Con người luôn có thói quen trì hoãn và luôn có cớ cho sự trì hoãn.
Nếu thế, tôi có một cách “nặng đô” hơn cho bạn đây. Song song với việc hàng ngày lập to-do-list bạn hãy thử lập thêm waste-time-list ghi lại những việc khá “vô bổ” mà bạn đã làm và số thời gian bạn đã lãng phí cho nó.
Ví dụ: 9 giờ bạn lên kế hoạch sẽ đi học bài nhưng đến 9 giờ 5 phút bạn vẫn đang xem drama tình cảm Hàn Quốc, thôi lỡ rồi nên để hẳn 10 giờ rồi học.
Như vậy trong waste-time-list, bạn đã lãng phí 1 giờ để xem phim.
Nghe thì không nhiều vì một ngày có tận 24 tiếng, bớt đi 1 ta vẫn còn tận 23. Nhưng thử nghĩ mà xem, trung bình một ngày bạn sẽ dành ít nhất khoảng 8 giờ cho những hoạt động duy trì sự sống như ăn, ngủ, vệ sinh, đó là bắt buộc.Vậy bạn chỉ còn 16 tiếng một ngày để học tập, làm việc, xây dựng sự nghiệp, duy trì các mối quan hệ, vui chơi…. Nếu chỉ cần “lỡ” hai, ba lần như vậy thì bạn đã tự cắt bớt thời gian cho các công việc quan trọng khác rồi. Làm một phép tính nhỏ, lãng phí 3 tiếng mỗi ngày thì một tuần là 21 tiếng, tức là bạn chỉ có 6 ngày để làm việc chứ không phải 7 như người khác, rồi thì một tháng, một năm, mười năm, bảy mươi năm, con số sẽ càng kinh khủng, bạn gần như bỏ phí 1/5 cuộc đời mình rồi. Nếu khi còn trẻ không cố gắng thì đến khi về già, thành công lại càng trở nên xa tầm với.
Lập ra to-do-list thì phải nghiêm túc thực hiện, lập waste-time-list để biết xem mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian, tiền bạc và thậm chí cả cơ hội hiện thực hóa giấc mơ. Muốn đạt được sự thành công trước hết phải có sự nghiêm khắc với chính bản thân mình.
Trong cuốn “Khi tài năng không theo kịp giấc mơ”, tác giả Mèo Maverick đã viết một đoạn tôi rất thích: “Thật ra cuộc đời chẳng có việc gì lớn, nhưng mỗi việc nhỏ gom góp lại sẽ hình thành nên một con người. Muốn thành công quan trọng không phải là may mắn, có tiền, có người chống lưng…mà ngay từ đầu bạn phải đặt ra yêu cầu với chính mình. Một người không có yêu cầu gì với bản thân sẽ không có tư cách yêu cầu bất cứ điều gì với thế giới”.
Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói hãy cố gắng khi còn chưa muộn, mỗi người chỉ được sống một lần, đừng sống hoài sống phí.
Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, chúc mọi người sẽ trở thành người “tiêu dùng” thời gian thông thái!
Tác Giả: Nguyễn Thùy Dung @ULISKết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/bsa.hyunyoung
--------------------------------Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Từ khóa » Facebook Kẻ đánh Cắp Thời Gian
-
Nghị Luận Xã Hội : Facebook- Kẻ đánh Cắp Thời Gian
-
5 Kẻ đánh Cắp Thời Gian KẺ CẮP SỐ 1 - Alpha Books - Facebook
-
Kẻ đánh Cắp Thời Gian - Facebook
-
Nghị Luận Xã Hội : Facebook- Kẻ đánh Cắp Thời Gian - Pinterest
-
Facebook đang “giết Chết” Thời Gian Của Giới Trẻ? | Trần Đức Tuấn
-
Kẻ Đánh Cắp Thời Gian - V.A - NhacCuaTui
-
Kẻ Đánh Cắp Thời Gian - Lưu Lạc Dao, Uông Tô Lang (Silence Wang)
-
ĐÁNH BẠI 7 KẺ CẮP THỜI GIAN CÙNG LỚP LÀM CHỦ SỰ NGHIỆP
-
Top 4 ứng Dụng đích Thị đang Là “kẻ đánh Cắp Thời Gian” Hằng Ngày ...
-
8 Kẻ Cắp Thời Gian Cần Sớm Loại Bỏ
-
Những Kẻ đánh Cắp Thời Gian :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
4 ứng Dụng Chiếm Thời Gian Sử Dụng Nhiều Nhất Của Người Dùng ...
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Nghiện Facebook ...
-
Lại Rộ Chiêu Lừa Người Dùng Facebook đọc Tin “hot” để đánh Cắp Tài ...