Thú Chơi Gỗ Bách Xanh Quý Hiếm để đắc Tài đắc Lộc - Vietnamnet

Gỗ bách xanh, đồng bào Thái thường gọi là 'may hình' (cây gỗ thơm), được giới chơi đồ gỗ săn lùng vì cho rằng thỏa mãn các yếu tố phong thủy, đắc tài, đắc lộc. Tuy nhiên việc sở hữu một vật dụng từ loài gỗ này là điều không hề dễ dàng.

{keywords}

Thoạt nhìn, những đôi đũa này hết sức bình thường. Thực tế chúng được làm từ loài gỗ bách xanh - loại thuộc nhóm IIA (Nhóm quý hiếm cần được bảo vệ đặc biệt).

{keywords}

Chiếc lọ đựng tăm cũng được tạo nên từ loài gỗ quý hiếm này đang thuộc quyền sở hữu của một gia đình sống tại huyện Quế Phong. Điểm đặc biệt của loài gỗ bách xanh là có mùi thơm rất dễ chịu. Sử dụng vật dụng được chế tác từ gỗ bách xanh, ngôi nhà luôn thoảng nhẹ hương thơm.

{keywords}

Loài gỗ bách xanh luôn giữ được những vân mây đặc trưng.

{keywords}

Chiếc bình nhỏ được làm bằng gỗ bách xanh.

{keywords}

Chiếc khay đựng trà có tạc hình rồng cũng được tạo nên từ loài gỗ bách xanh quý hiếm của một gia đình ở huyện Quế Phong - Nghệ An

{keywords}

Trong quan niệm của giới "chơi" đồ gỗ, bách xanh thỏa mãn các yêu cầu về phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc cho các gia chủ. Trong ảnh là bức tượng Phật Di Lặc chế tác từ loài gỗ bách xanh.

{keywords}

Gỗ bách xanh có 2 màu chủ yếu là đen, và vàng. Chiếc gạt tàn thuốc lá làm từ loài gỗ bách xanh màu đen.

{keywords}

Cặp lục bình từ loài bách xanh màu đen.

{keywords}

Nậm trà bách xanh do một người dân ở xã Châu Thôn (Quế Phong) chế tác trang trí.

{keywords}

Hiện nay, loài gỗ này rất hiếm. Những vật dụng người ta nhìn thấy chủ yếu được các gia chủ lưu giữ từ nhiều năm trước và được giới chơi đồ gỗ ưa thích, trả giá cao.

Bách xanh (Tùng hương) Calocedrus macrolepis Kurz - họ Cupressaceae : Đây là loài cây gỗ lớn thường xanh có thể cao trên 30m, đường kính hơn 1 m, những cá thể hiện nay nếu còn trong tự nhiên với độ tuổi rất cổ, hơn 400 năm tuổi. Bách Xanh đang có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Gỗ Bách Xanh thường có màu vàng, nâu lợt, màu nâu hay xen khaki. Gỗ Bách xanh có nhiều nhựa, tinh dầu tạo chất màu “xanh” trong thớ gỗ và cũng là đặc tính tạo ra mùi hương của gỗ.

Cây Bách Xanh ở Việt Nam thường có ở Lào Cai (Sapa), Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), ở độ cao 1100 – 1200m), Đắc Lắc, Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa (Nha Trang: núi Tou Ha), Ninh Thuận và một số ít ở Bắc trung bộ.

Gỗ Bách Xanh được xếp vào danh sách các loại gỗ cấm khai thác ở Việt Nam (nhóm IA).

(Theo Báo Nghệ An)

Từ khóa » Gỗ Bách Xanh Lào