Thú Chơi Tổ Tôm Ngày Tết [Lưu Trữ] - Nguyệt Viên
Có thể bạn quan tâm
Nguyệt Viên > Vườn Thơ > Thơ Quán > Thú chơi tổ tôm ngày Tết PDA
View Full Version : Thú chơi tổ tôm ngày Tết
phale04-11-10, 02:55 PMThú chơi tổ tôm ngày Tết Nhiều trò chơi dân gian chúng ta đã từng nghe đến. Mỗi khi Tết về, trẻ con ai ai cũng thích chơi Tam Cúc, còn các cụ già thì khề khà bên bàn Tổ Tôm. Trò chơi tổ tôm là một nét văn hóa tiêu khiển không thể thiếu được trong xã hội làng mạc Việt Nam thời xưa, cũng giống như thú chơi cờ. Tổ Tôm có thể được du nhập từ Trung Quốc từ rất lâu rồi. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn, Sách (là ba "chất" của bài Tổ Tôm, tương tự như Cơ, Rô, Bích, Nhép trong bài Tây) Chơi Tổ Tôm khá là khó, và cách biến hóa cũng nhiều nên thường được nam giới và người già chơi, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Cũng vì khó, nhưng thú vị, nên từ cách chơi Tổ Tôm đã sinh ra một cách chơi khác dễ hơn là "Chắn" dành cho thanh niên và phụ nữ. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc, nhưng nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử như câu ca dao: Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều Trong văn học Việt Nam, trò chơi Tổ Tôm cũng được nhắc đến rất nhiều. Phạm Duy Tốn với truyện ngắn "Sống chết mặc bay" trong chúng ta chắc nhiều người còn nhớ đoạn: ... Ngài quay vào hỏi thầy đề : - Thầy bốc quân gì thế ? - Dạ, bẩm con chưa bốc. - Thì bốc đi chứ ! Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài, lật ngửa, xướng rằng : - Chi chi ! Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to : - Ðây rồi !... Thế chứ lại ! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói : - Ù ! thông tôm, chi chi nẩy !... Ðiếu, mày ! ... Tất nhiên trong khi đê vỡ, dân đen thì kêu khóc chạy loạn mà "quan phụ mẫu" vẫn còn mê say trong cơn Tổ Tôm thì coi dân như cỏ rác. Ở đây chỉ muốn nói lên cái thú vị của trò chơi. Hay như Nguyễn Công Trứ. Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông say mê bài bạc, trong khi thơ văn thì siêu quần bạt chúng. Trong cơn đen đỏ, ông thắng cũng nhiều mà thua chẳng ít. Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn không có tiền giả. Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đợ mà lấy tiền trang trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng: Thân "bát văn" tôi đã xác vờ Trong nhà còn biết "bán chi" giờ Của trời cũng muốn "không thang" bắc Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa Đã không "nhất sách" kêu chi nữa "Ông lão" tha cho cũng được nhờ ! Nghe qua cả bài thấy thơ hay mà khéo quá, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền nên ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ. Nhà thơ "bình dân" Nguyễn Khuyến cũng đâu có thể bỏ qua trò chơi này trong văn thơ của ông: Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng Cờ đương giở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng (Tự trào) (St) phale04-11-10, 02:59 PMNghe đồn trong Cổ Mộ cũng có mấy tay Tổ Tôm kinh lắm... MoonRiver04-11-10, 04:20 PMCũng nhiều lắm đó PL, dưng có COCKOO thì giờ đi....Tây du roài. Copy lại một bài nha. CHƠI BÀI Ba thằng gạ gẫm….uýnh bài đi! Rảnh rỗi khoanh chân chứ ngại gì Vận tốt ăn liền xoay bốc lọc Cầu son đợi chút ngửa vô trì Tam văn giữ lại nhà trên cấu Bát sách quăng ra cửa dưới đì Hết lẻ, dăm vòng nơm nớp đợi Em nhờ…bạch thủ chíu ù chi!!! CK 2009 Nhím con05-11-10, 02:23 AMNghe đồn trong Cổ Mộ cũng có mấy tay Tổ Tôm kinh lắm... Món Tổ Tôm chỉ dành cho các cụ thôi, thanh niên trai tráng thì đánh Chắn cho lẹ !... ;) :D Nhân tiện đây, NC xin copy lại mấy bài lục ngôn thể hồi trước TNQS1 và NC đã xướng họa, hihi !... VẬN BÀI Què ba chạm bát nên ù Tiếc ngẩn dân làng vịn đĩa bu Cửa dưới ôm lèo chú dọa Nhà trên ngửa chiếu ông hù Sanh bài kiểm chắn thêm vài cước Đốc nọc ăn tiền lãi mấy xu Bạch định ham chờ ra thất sách Chi lên tám đỏ đãi anh khù tnqs0117. VẬN BÀI Không chắn què năm khó ù Lên bài xếp mãi chẳng người bu Kề bên bạch định liền dứ Đối cánh thiên khai cứ hù Kính xướng rung đùi thu một cục Suông ngồi nghển cổ kiếm vài xu Ghi lời vợ dặn cao tay bốc Đến vận trì thông dẫu kẻ khù NC < Nhị văn cô gái đào hoa Cổ quàng khăn trắng thướt tha điệu đời > THUẬN ! Này vác nặng * ! chắc thèm ăn Cụ chánh * nhường luôn kẻo lão hằn Thích tẩy duyên nàng bát sách Ưa đè mộng chú tam văn Lân la cái hĩm quân bài xỉa Nhấp nhổm thằng cu đĩa nọc mằn Nước rẻ chờ lên nhọc xướng Đây rồi ! giữa cửa nhị quàng khăn * tnqs0117. hớ... hớ... hớ... Nhà em lại ù bạch định rồi các bác ạ ! Chơi ván nữa với nhà em huynh NC nhé ! hề... hề... hề... < cờ bạc mời... > Hihi, đúng là cờ bạc mời, làm ván "Bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo" cái chơi, gỡ lại cái ván Bạch định á !... ;) :D ĐỎ ! Thấy "khuân đồ"... kéo lại ăn Mần thêm "cá chép" cậu kia hằn Không cần chiếu, lờ tam vạn Chẳng thích bòn, bỏ thất văn Cửa dưới lăm le ôm nọc mở Nhà trên ngẫm nghĩ với cây mằn Chi bạch thủ nhờ xa nhé Tám đỏ hai lèo úp "quấn khăn" NC CM4Q05-11-10, 05:42 AMHíc...món "bài bạc " nì thì 4 khoanh tay 1 góc xem các " cụ " nhà ta oánh thôi:snicker: Đọc xong ...hiểu được ...chết liền:cutesmile: phale05-11-10, 08:26 AMHíc...món "bài bạc " nì thì 4 khoanh tay 1 góc xem các " cụ " nhà ta oánh thôi:snicker: Đọc xong ...hiểu được ...chết liền:cutesmile: Giống PL...tưởng đọc thơ tiền nhân không hà... Có ai dạy PL đánh tổ tôm không ta? phale05-11-10, 08:48 AMPL đi sưu tầm về nè... ....Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử: Làm trai biết đánh Tổ Tôm Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật... phale05-11-10, 08:51 AMQuân bài Bài Tổ Tôm có 120 quân(Xem hình), gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu. Loại quân đặc biệt có tên gọi là Thang Thang, Lão và Chi Chi. Các quân bài đều có hình minh họa, có thể ghi nhớ bằng hình nếu như không thuộc được hết chữ Nho. Bài Tổ Tôm cũng được làm bằng bìa, mặt sau giống hệt nhau để tránh lộ bài. phale05-11-10, 08:57 AMCác dạng chơi Tổ Tôm điếm Bài ù phải có lưng các lá còn lại năm trong các bí trừ các lá yêu * Lưng: 1. -Thiên khai 2. -Khàn (có 3 lá giống nhau) 3. -Phỗng (bài có hai lá phỗng thêm 1 lá giống như chíu trong đánh chắn) 4. -các tụ tam sau <nhất vạn + nhất sách + cửu văn> <Thang thang + ông lão + cửu sách> <cửu vạn + cửu sách + thang thang> (ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang) <tam vạn + tam sách + thất văn> <cửu vạn + bát sách + chi chi> <nhị vạn + nhị sách + bát văn> <nhất văn + nhị văn + tam văn> * Bí: 1. -bí tam - giống như phỏm trong "tá lả" tứ văn + tứ vạn + tứ sách tứ văn + ngữ văn + lục văn 1. tương tự có bí tứ, bí ngũ... Tài bàn Tài bàn gồm ba người chơi, đánh như tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...) . Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài bàn và ù sửu bàn. Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là "tài" * Nhị, cửu văn * Tứ, thất sách * Ngũ, bát vạn. Các cây tài này cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng, một chíu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn có 3 lưng, và chíu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như của tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách... * Trong tài bàn không có cước tôm lèo.. * Ù tài bàn khi người ù có 14 lưng trở lên * Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được. Thông thường ù sửu bàn có cước to hơn ù tài bàn. * Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất. Cách tính cước tùy người chơi. Vì thế, đánh tài bàn là cách học "nhập môn" trước khi chơi được tổ tôm cũng vì lẽ đó. Đánh chắn Có hai cách chơi đánh chắn, trong dân gian gọi là Bí tứ : chơi chắn 4 người và Bí ngũ : chơi chắn 5 người. Mục đích của trò chơi này là làm tròn bài thông qua chắn và cạ cùng với việc ăn bài theo giá trị của các hàng quân mà bài của mỗi người có thể tiến tới ù. Bộ bài Tổ Tôm sẽ bị bỏ bớt đi hàng Nhất và hàng Yêu (quân Thang Thang và Lão). Như vậy, bộ bài bây giờ chỉ còn 100 quân, gồm các quân có số Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu (mỗi số đều có 3 hàng Vạn, Văn, Sách, mỗi hàng 4 quân) và Chi Chi (chính là hàng Nhất Văn, có 4 quân). Trong 100 quân có 20 lá bài đỏ (các quân Bát Sách, Bát Vạn, Cửu Sách, Cửu Vạn và Chi Chi) và 80 lá bài trắng (các quân bài còn lại). Chắn: là hai lá bài giống hệt nhau cả về hàng lẫn số. Ví dụ : hai lá bài lục Vạn tạo thành 1 chắn lục Vạn, hai lá bài thất Sách tạo thành 1 chắn thất Sách. Cạ: là hai lá bài giống nhau về số nhưng khác hàng. Ví dụ : hai lá bài tam Văn và tam Sách tạo thành cạ tam Văn-Sách. Ba đầu: là ba lá bài cùng số nhưng khác hàng. Ví dụ : tam Văn, tam Sách, tam Vạn được gọi là ba đầu tam. Cửa trì: là cửa ở bên tay phải người chơi. Đây là cửa người chơi được ưu tiên khi ăn quân và ù. Thiên ù: được cái và trên bài có bằng hoặc hơn 6 chắn còn lại là cạ, không có lá què Thiên ù bạch thủ: Thiên ù có đúng 6 chắn và cây bắt cái tạo thành 1 chắn trong số 6 chắn đó Địa ù: Ù với cây đầu tiên bắt từ nọc (phần bài dùng để lấy sau khi đã chia đủ bài cho người chơi) Tríu: Khi có một người nào đó đánh một quân, mà trên tay người chơi cùng đã có 3 quân cùng tên, cùng số thì người này có quyền lấy lá bài đó về và đánh trả lại một bài khác vào cửa đó. Trong trường hợp này quyền ưu tiên ăn quân ở cửa trì không áp dụng. Thiên khai: trên bài có 4 quân giống nhau. Ăn bòn: từ một chắn trên bài, tách ra, ăn thêm được hai chắn để dưới bài. Trường hợp, ăn thêm một chắn mà ù thì gọi là ù bòn. Lá què: là những lá bài không thể xếp lại với nhau thành chắn hoặc cạ. Tôm: Là một nhóm quân gồm tam vạn, tam sách, thất văn Lèo: là một nhóm quân gồm cửu Vạn, bát Sách, Chi Chi Ù bạch thủ: khi đã có 5 chắn, và ăn thêm được 1 chắn nữa để ù. Bạch thủ ở đây nghĩa là chỉ chờ được 1 quân. Vì vậy khi có sẵn 5 chắn và ba đầu, chẳng hạn ba đầu ngũ, bốc nọc lên được bất kỳ con ngũ gì thì cũng ù. Trong trường hợp này mặc dù ù 6 chắn nhưng cũng không phải là ù bạch thủ. Với lá bài chờ ù là Chi Chi, thì chỉ được chờ bạch thủ. Có nghĩa là khi ù, tính cả chắn ù, là 6 chắn và còn lại là 4 cạ. Bạch định: là bài không có một quân đỏ nào. Tám đỏ: khi ù, bài có 8 quân màu đỏ. Thập thành: là khi ù, bài ù có 10 chắn. Ù thông: khi ù ván thứ hai liên tiếp. Hoa rơi cửa Phật: là trường hợp khi bài dưới chiếu có một chắn ngũ Vạn hoặc cạ ngũ trong có ngũ Vạn, người chơi lại bốc lên được lá bài nhị Vạn (hình cánh hoa đào) đúng ở cửa trì. Nhà lầu, xe hơi, hoa rơi của Phật: là trường hợp trên bài có chắn Ngũ Vạn, chắn Tứ Vạn ù trì bạch thủ quân Nhị Vạn. Cước này không phổ biển. Ù xuông: Ù mà trên bài có từ 6 chắn trở lên nhưng không rơi vào các trường hợp có cước sắc (nhóm quân hoặc cách ù) ở trên. Kính tứ chi: khi ù, bài chỉ có 4 quân chi còn lại không có một quân đỏ nào. Cách tính cước: Chắn khi ù thì điểm được tính theo cước. Xuông 2 dịch 1 tức là ù xuông thì được 2 điểm (cước), mỗi cách ù sẽ được tính điểm theo số dịch được quy định trên cơ sở nhóm quân hoặc cách ù. Số dịch của các cước được áp dụng phổ biến như sau: Xuông: 2 cước Ù trì: 3 cước hay 1 dịch khi chung với các cước sắc khác Ù có thiên khai: bằng ù có chíu hoặc chíu ù 3 cước hay 1 dịch khi chung với các cước sắc khác Thiên ù: 3 cước Thiên ù bạch thủ: 5 cước Địa ù: 3 cước Ù có chíu hoặc chíu ù: 3 cước hay 1 dịch khi chung với các cước sắc khác Ù thông: 3 cước hay 1 dịch khi chung với các cước sắc khác Ù tôm: 4 cước nhưng chỉ được tính 1 dịch khi chung với các cước sắc khác Bạch thủ: 4 cước nhưng chỉ được tính 1 dịch khi chung với các cước sắc khác Bạch thủ ù chi: 6 cước nhưng chỉ được tính 2 dịch khi chung với các cước sắc khác Ù lèo: 5 cước nhưng chỉ được tính 2 dịch khi chung với các cước sắc khác Bạch định: 7 cước nhưng chỉ được tính 3 dịch khi chung với các cước sắc khác Tám đỏ: 8 cước nhưng chỉ được tính 4 dịch khi chung với các cước sắc khác Kính tứ chi: bằng tám đỏ hai lèo, tùy theo từng nơi quy định Gà: tùy theo từng nơi quy định thì được cộng thêm 5 dịch có thể là gà hẹp (tám đỏ lèo hoặc bạch đinh tôm) hoặc gà rộng (tám đỏ hoặc bạch định) Thập thành: bằng 10 xuông tức 20 cước Hoa rơi cửa phật: bằng tám đỏ lèo tùy theo từng nơi quy định Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: bằng thập thành hoặc 15 xuông tùy theo từng nơi quy định Trường hợp khi chia bài không có chắn nào trên bài thì tùy theo từng nơi quy định có thể hạ xuống tính là ù xuông hoặc tiếp tục chơi, nhưng nếu ù được (ăn được 6 chắn và ù) thì được tính tùy theo từng nơi bằng tám đỏ lèo hoặc thập thành Cách hô ù: Khi chơi chắn một trong những điểm hay là người chơi phải xướng đúng các cước mình có trên bài. xướng thiếu cước thì không được tính điểm cước bị thiếu. xướng sai thì bị phạt bằng đúng số điểm mình xướng sai đó. khi xướng thì phải đọc liên tục các cước mình có, có thể không theo thứ tự và hạ bài để làng (người chơi cùng) kiểm (tra) bài và các cước. Khi hạ xong bài thì không được đọc tiếp các cước mình có. "Treo tranh trái vỉ nghỉ ăn tiền": tức là khi ù mà phạm vào 2 lỗi này thì sẽ không được tính điểm Treo tranh: về nguyên tắc khi ăn một quân thì nếu mình có quân này trên bài thì phải hạ xuống để thành chắn mà không được hạ quân khác xuống để thành cạ Trái vỉ: khi ăn quân, quân ăn được để phía dưới, quân mình hạ trên bài để lên trên. vi phạm nguyên tắc này khi ù cũng không được tính điểm vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2024, vBulletin Solutions, Inc.Từ khóa » Thơ Chắn Cạ
-
Những Câu Thơ Vui Về Chắn. - Chơi Vui Sống Đẹp - Không đổi Thưởng
-
Thơ Nảy Kiều - Áp Dụng Cho Chơi ở Điếm Trong Chơi đánh Chắn
-
Quantri, Tác Giả Tại Chắn Dân Gian
-
Những Câu Thơ Vui Về Chắn. | Trang 31 | Sân Đình
-
Thơ Vui Về Chắn - Phỏm Em ứ Lấy Chồng Chơi Chắn đâu Chi Chi, Bát ...
-
Tổ Tôm - Thơ Vui Về Chắn Tình Yêu Cửu Vạn - Facebook
-
CHƠI BÀI TỔ TÔM VÀ ĐÁNH CHẮN - Nguyenuthang Blog
-
Chắn Cạ
-
Tổ Tôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chắn Cạ Sân đình
-
Thơ Về Chắn Cạ - Tử Vi Khoa Học
-
Chia Sẻ Chủ đề - Bóng đá