THỦ CÔNG LỚP 3 BÀI ĐAN NONG MỐT, ĐAN NONG ĐÔI

                                                                Thứ 4 ngày 6 tháng 5 năm 2020

Lớp 3A,3B:                                                                                  Thủ công:

                                                                                     Bài : ĐAN NONG MỐT, ĐAN NONG ĐÔI ( tiết 1)

 

I Mục tiêu:

- Học sinh biết cách đan nong mốt, đan nong đôi.

- Kẻ cắt được các nan tương đối đều nhau.

- Đan được nong mốt dồn được nan nhưng có thể chưa khít.

+ Dán được nẹp xung quanh tấm đan. Đan được tấm đan nong mốt.

+ Các nan đan khít nhau.

+ Nẹp được tấm đan chắc chắn.

+ Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa

- Học sinh biết cách đan nong đôi. Đan được nong đôi.

+ Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít.

+ Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

+ Đan được tấm đan nong đôi.

+ Các nan đan khít nhau.

+ Nẹp được tấm đan chắc chắn.

+ Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa

- Với học sinh khéo tay: Kẻ cắt được các nan đều nhau.

- Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.

- Rèn cho học sinh kỹ năng đan bằng giấy.

- Giáo dục học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.

II Chuẩn bị:

  • Giáo viên: + Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, tranh quy trình đan nong mốt, các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

III Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra đồ dùng:

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài: Đan nong mốt, Đan nong đôi - Ghi bảng. *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét quy trình Đan nong mốt.

- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt, cho học sinh quan sát.

? Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình được đan bằng tấm đan nong mốt.

? Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu gì?

? Giáo viên nêu : Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, tre, giang, mây, lá dừa… để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình đan nong mốt

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình đan nong mốt bằng hình vẽ minh họa.

Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

- Cắt các nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.

- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh).

Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.

- Giáo viên hướng dẫn cách đan.

+ Đan nan thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.

+ Đan nan ngang thứ hai : Nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dùng nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ ba : Giống như đan nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ tư : Giống như nan đan thứ hai.

- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan

- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.

  • Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong mốt. - Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong mốt bằng giấy nháp. Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi, cho học sinh quan sát.

- Cho học sinh so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.

? Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình được đan bằng tấm đan nong đôi .

Để đan nong đôi người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu gì ?

- Giáo viên nêu: Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, tre, giang, mây, lá dừa… để đan nong đôi , nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.

Học sinh quan sát, theo dõi.

- Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau.

- Rổ, rá, làn,…

- Bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa,…

- Học sinh theo dõi

Hoạt động 4: Hướng dẫn quy trình đan nong đôi.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình đan nong đôi bằng hình vẽ minh họa.

Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

- Cắt các nan dọc : Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.

- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh).

Bước 2: Đan nong đôi .

  • Giáo viên hướng dẫn cách đan.

+ Đan nan thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.

+ Đan nan ngang thứ hai: Nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dùng nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ ba: Giống như đan nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ tư : Giống như nan đan thứ hai.

- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan

- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.

* Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.

  • Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp. - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.

- Học sinh thực hành đan nong đôi bằng giấy nháp.

3. Kết thúc bài học:

  • Giáo viên cho Hs nhắc lại các bước Đan nong mốt, Đan nong đôi. Quy trình thực hiện, cách cắt, cách đan, cách dán đường diềm và trang trí các nan bằng giấy màu sao cho đẹp mắt. Hs ghi nhớ bài học. Giáo viên hướng dẫn Hs về nhà thực hành hoàn thành sản phẩm chuẩn bị tiết sau trưng bày tại lớp. Nhận xét giờ học.

Từ khóa » Hình ảnh đan Nong đôi