Thứ "gậy" Quyền Lực Của Youtube Khiến Bao Content Creator đau đớn

Bài viết này dành cho các bạn đã - đang - sẽ trở thành Youtuber. “Sân chơi nào thì luật chơi đó”, làm thế nào để vừa tạo nội dung sáng tạo - bổ ích mà vẫn đảm bảo tính tuân thủ của Youtube.

Gậy của Youtube có nghĩa là gì?

“Ăn gậy” thật ra là một cụm tiếng lóng của những nhà tạo nội dung trên Youtube, ám chỉ về việc bị máy chủ cảnh cáo những nội dung đăng tải không phù hợp. Việc “ăn gậy” gần giống hình ảnh chúng ta còn bé. Mỗi khi làm điều gì sai hay điều gì xấu thì chúng ta sẽ bị cô giáo cho một roi vào tay để cảnh cáo rằng bạn đang làm sai.

Quill Cloud

Youtube cũng vậy, sẽ không đuổi bạn ra khỏi lớp luôn, mà sẽ nhắc nhở bạn 3 lần. Nếu cả 3 lần quá gần nhau hoặc liên tục (với Youtube là 90 ngày) thì bạn sẽ được “mời ra khỏi lớp”, tài khoản vô hiệu hóa. Sau lần cảnh cáo đầu tiên, tài khoản của bạn sẽ bị vô hiệu hóa, bao gồm: không thể đăng tải video, livestream, stories, hình đại diện và bài viết.

Các nội dung dễ bị “ăn gậy”:

Sẽ có 2 loại cảnh cáo, đó là Community Guideline (Nguyên tắc cộng đồng) và Copyright (Vi phạm bản quyền).

Trong đó nhóm vi phạm về bản quyền liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu chất xám, một trong những thứ mang tính cạnh tranh cao ở trên nền tảng nội dung số này. Nếu bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền thì tức là chủ sở hữu bản quyền đã gửi một yêu cầu pháp lý hoàn chỉnh và hợp lệ về việc gỡ bỏ video do video đó sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền của họ.

Quill Cloud

Một trong những trường hợp bị AI quét bản quyền buồn cười nhất có lẽ là vụ việc livestream của Cardi B trên IG bị đánh dấu bản quyền khi cô tự bật bài WAP của chính mình.

Trường hợp bản quyền gặp nhiều nhất mà cũng dễ vi phạm nhất thường là âm nhạc, đặc biệt đối với thị trường Âu - Mỹ, khi giá trị ước tính lên tới trăm tỷ dollar. Không nhất thiết là copy&paste toàn bộ bài hát như các video Vietsub, chỉ cần bạn sử dụng một đoạn nhạc ngắn để demo/ intro cho vlog của mình thì video cũng có thể bị dính gậy.

Còn đối với việc vi phạm quy tắc cộng đồng, sẽ có 4 nhóm ND chính:

1, Spam và hành vi lừa đảo: Tương tác giả; Mạo danh; Liên kết trong nội dung; Spam, hành vi lừa đảo & lừa đảo.

Quill Cloud

2, Nội dung mang tính nhạy cảm: Gây hại cho trẻ; Custom thumbnails; Hình ảnh khỏa thân hoặc đồi bại cao; Tự tử và tự gây thương tích.

Quill Cloud

3, Nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm: Quấy rối và bắt nạt trên mạng; Nội dung có hại hoặc nguy hiểm; Lời nói căm thù; Các tổ chức tội phạm bạo lực; Nội dung bạo lực hoặc phản cảm; Chính sách thông tin sai COVID-19.

Quill Cloud

4, Hàng hóa nhạy cảm: Nội dung có súng cầm tay; Bán hàng hóa bất hợp pháp.

Quill Cloud

Ngoài ViruSs, ai cũng từng bị Youtube đập tơi tả:

Quill Cloud

Bên cạnh ViruSs - một trong bốn trụ cột Streamer của Việt Nam, chúng ta cũng có một trường hợp vô cùng điển hình, Vanh Leg. Được mệnh danh là Ông Hoàng Nhạc Chế của Việt Nam, sau hơn 6 năm làm Youtube, Vanh thu về hơn 6,7 triệu subscribers và 1,4 tỷ lượt xem toàn kênh, trong đó có 1 video nổi bật đạt 216 triệu lượt xem.

Cho đến một ngày 2018, Vanh Leg tự dưng bốc hơi gần 2 năm làm cộng đồng mạng không ngừng hỏi “Anh đang ở đâu và anh đang làm gì”. Tối 15/12/2020, anh quay trở lại với clip chế Học viện Youtube. Bên cạnh bức biếm họa cho 1 nhóm Youtuber “làm content”, chi tiết khiến mọi người để ý hơn cả có lẽ là hình ảnh chàng trai của chúng ta bị 2 nhân vật Youtube đập tơi tả, không ngóc được đầu dậy, theo đúng nghĩa đen.

Quill Cloud

"Làm YouTuber mà không theo luật của YouTube thì sẽ bị thanh lọc" - đó là những gì Vanh Leg nói trong bài phỏng vấn với Kenh14. Thật ra khi bị ăn gậy, việc các Youtuber ngoan cố đăng video càng dễ bị khiến kênh sập. Vậy nên có thể Vanh Leg đã ngồi chờ 2 năm, để giữ gìn lại 6,7 triệu subscribe của mình. ViruSs thì không lùi bước “Bỏ chứ không dừng lại”. Mỗi người đều có 1 cái lý riêng.

Youtube từ trước đến nay luôn được biết đến là một trang mạng xã hội với những quy định chặt chẽ về mặt bản quyền cũng như nội dung. Việc Vanh Leg và Viruss bị ăn “gậy” từ Youtube như là lời nhắc nhở đối với các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng xã hội này. Tuy nhiên việc không chùn bước của Viruss hay tạm dừng hoạt động của Vanh Leg đều là những quyết định táo bạo mà không mấy Youtuber làm được.

Tạm kết

Việc ăn gậy là điều rất dễ xảy ra nếu nhà sáng tạo nội dung không tuân thủ những quy tắc từ phía Youtube. Với vấn đề nhiều nội dung “nhảm” như hiện nay thì cách xử lý của Youtube được xem là hợp tình hợp lý nhằm bảo vệ cho người xem. Hi vọng với những thông tin trên, các Youtuber có thể cho ra những video chất lượng và không bị dính gậy từ phía Youtube.

Từ khóa » Cách đánh Gậy Bản Quyền Youtube