Thù Lao đại Lý Trong Thương Mại Theo Luật Thương Mại 2005
Có thể bạn quan tâm
Sự phát triển của xã hội loài người từ xa xưa thì con người đã phải trải qua hàng vạn năm tự mình tạo ra của cải vật chất, thức ăn, biết chế biến những thức ăn bằng lửa xong tạo ra những vật phẩm đơn giản đáp ứng nhu cầu đơn giản và rất hạn chế của một cộng đồng nhở. sau một thời gian dài phát triển như thế thì con người trong quá trình trồng trọt và sản suất đã tạo ra rất nhiều sản phẩm và không thể dùng hết đã có nhu cầu trao đổi mua bán với các mặt hàng khác. Chính sự hình thành đã dẫn đến việc nước ta mở của hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới. Do đó đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động mua bán hàng hóa với quy mô lớn.
Tuy nhiên trong quá trình giao dịch lớn được thực hiện trực tiếp giữ các quốc gia hay các của hàng thì sẽ đẫn đến việc tiêu tốn rất nhiều tiền của và thời gian. Chính vì sự nhận biết này mà đã nảy sinh ra các hoạt động trung gian thương mại và hoạt động này được thực hiện bằng loại hình là đại lý thương mại. Pháp luật Thương mại năm 2005 đã dự liệu được tầm quan trong của đại lý thương mại này nên đã có những quy định rất chi tiết về loại hình này. Vậy nội dung về thù lao đại lý trong thương mại theo Luật thương mại 2005 có nội dung như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc các vấn đề pháp lý cơ bản về đại lý thương mại, đặc biệt là các hình thức đại lý thương mại.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại 2005
1. Quy định về đại lý thương mại
Trước khi đi xâu vào tìm hiểu về đại lý thương mại được quy định trong pháp luật Thương mại thì cần phải biết đến thuật ngữ “Đại lý” ở đây có thể hiểu là một hình thức kinh doanh với sự tham gia của hai bên đó là bên cũng cấp hàng hóa, dịch vụ kinh doanh và bên đại lý là bên bán trực tiếp cho những khách hàng có nhu cầu. Từ việc giải thích về nội dung của thuật ngữ được nêu ở trên thì khái niệm về đại lý thương mại được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một cơ sở thực hiện quá trình hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá dịch vụ cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao trong hợp đồng đại lý được quy định trong pháp luật thương mại.
Trên cơ sở quy định tại Luật thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại và hợp đồng đại lý thì trong quan hệ của hợp đồng đại lý thương mại sẽ bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý. Trong đó, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật Thương mại năm 2005 thì bên giao đại lý trong hợp đồng đại lý được xác định là: “bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ”. Cũng theo như quy định tại Điều 168 Luật Thương mại năm 2005 nhưng tại khoản 2 của điều này thì bên đại lý trong hợp đồng đại lý được khẳng định là: “Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Các bên giao kết với nhau trong hợp đồng đại lý dưới hình thức hợp đồng đại lý bao gồm: đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Những quy định về hình thức này được biết đến rõ hơn và cụ thể hơn trong nội dung của Điều 169 luật thương mại 2005; quy định về hình thức đại lý thương mại như sau:
Thứ nhất, đối với đại lý bao tiêu trong hợp đông đại lý được xác định là việc hình thức được sử dụng khi bên đại lý đã tự mình thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Ví dụ: Các đại lý của một số hãng xe như Honda, Mercedes, Yamaha… Giá giao đại lý sẽ được bên giao đại lý và bên đại lý sẽ trực tiếp ấn định, tuy nhiên giá bán sẽ do bên đại lý quyết định.
Thứ hai, đối với đại lý độc quyền trong hợp đông đại lý được xác định là hình thức đại lý được sử dụng mà trong một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Ví dụ: Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại Việt Nam…
Thứ ba, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Thứ tư, đối với tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. Ví dụ: Điện lạnh Điện máy Hà Nội là Tổng đại lý phân phối điều hoà Panasonic…
Như vậy, có thể thấy rằng việc pháp luật Thương mại đã quy định rất chi tiết và cụ thể về hình thức của hợp đồng đại lý rất rõ ràng và chi tiết. Mà việc quy định về hợp đồng đại lý này giúp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của bên giao đại lý và bên đại lý trong việc giao kết hợp đồng này một các chặt che nhất. Đại lý thương mại là một trong những giải pháp để phát triển nên kinh tế thị trường của nước ta ngày càng phát triển hơn.
2. Thù lao đại lý theo quy định của Luật Thương mại 2005
Trong một quá trình giao kết một hợp đồng hay một thương vụ làm ăn thì mục đích mà các bên hướng tới thì đều là lợi nhuận và thu lao họ nhân được trong quá trình giao kết này. Do đó, trong hợp đồng đại lý thì mục đích cốt lõi mà bên đại lý hướng tới trong hợp đồng này chính là thù lao đại lý mà họ được hưởng từ bên giao đại lý. Chính vì, để bảo vệ quyền và lợi ích của bên đại lý thì mức thù lao đại lý được xác định theo quy định của Điều 171, Luật Thương mại 2005 như sau:
Điều 171. Thù lao đại lý
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:
a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Từ quy định được nêu ra ở trên thì việc chi trả thù lao đại lú thương mại do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Do đó, việc tiền thù lao được xác định khi bên giao đại lý sẽ ấn định một con số phần trăm cụ thể trong hợp đồng đại lý để các bên dựa vào đó có thể tính ra thù lao đại lý để bẩn giao đại lý phải chi trả cho bên nhan đại lý theo như quy định. Ví dụ, bên giao đại lý ấn định giá sẵn cho đại lý bạn là đại lý phải bán ra thị trường với mức giá 10.000đ/mặt hàng và mức hoa hồng là 6% trên tổng doanh thu, đại lý bán được 100.000 sản phẩm/tháng, thù lao đại lý được hưởng: 10.000 x 100000 x 5% =50.000.000đ.
Bên cạnh đó thì việc xác định giá giao đại lý được xác định là giá ban đầu của hàng hóa khi bên đại lý giao cho bên giao đại lý chứ không phải giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. Ví dụ, bên giao đại lý chỉ định giá giao cho bên đại lý là 6.500 đồng/mặt hàng mà không ấn định giá bán ra thị trường, đại lý của bạn ấn định mức giá bán ra thị trường là 10.000 đồng/ sản phẩm và một tháng bán được 100.000 sản phẩm . Thù lao đại lý mà bên bạn được nhận là (10.000-6.500)x 100.000= 103.500.000 đồng.
Căn cứ Điều 176 Luật Thương mại 2005; trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.
Từ khóa » Thù Lao đại Lý Là Gì
-
Đại Lý Là Gì ? Khái Niệm đại Lý được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Xác định Thù Lao đại Lý Thương Mại Như Thế Nào? - Doanh Nghiệp
-
Thù Lao đại Lý được Tính Như Thế Nào?
-
Đại Lý Thương Mại Là Gì? Các Hình Thức đại Lý Thương Mại được Quy ...
-
Thù Lao Của đại Lý Thương Mại
-
THÙ LAO ĐẠI LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
-
Tổng Hợp 4 Quy định Về đại Lý Thương Mại - LuatVietnam
-
Luật Thương Mại - MỤC 6 ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ
-
Đại Lý Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Đại Lý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Quy định Liên Quan đến Hoạt động đại Lý Thương Mại được Quy ...
-
Đại Lý Là Gì? Hợp đồng đại Lý Cần Những Nội Dung Gì?
-
Hoạt động Của đại Lý Thương Mại
-
Soạn Thảo Hợp đồng đại Lý Phân Phối độc Quyền - Tư Vấn Pháp Luật