Thủ Lĩnh Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Của Thủ Lĩnh
Có thể bạn quan tâm
* Khái niệm: Trong một tập thể bao giờ cũng xuất hiện những người cầm đầu các nhóm không chính thức (nhóm tự phát). Những người đó được coi là thủ lĩnh. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của tập thể như là kết quả của sự tác động qua lại mang tính chất liên nhân cách. Thủ lĩnh và thủ trưởng có gì khác nhau?
– Thủ trưởng: là người đứng đầu một nhóm chính thức đảm nhiệm việc lãnh đạo quản lý nhóm. Thủ trưởng xuất hiện do yêu cầu từ bên ngoài. Do yêu cầu của hoạt động chung người ta phải bổ nhiệm hoặc cho bầu thủ trưởng.
– Thủ lĩnh: là người cầm đầu một nhóm không chính thức. Thủ lĩnh xuất hiện do yêu cầu của nội bộ nhóm tự phát – mọi người tự nguyện thừa nhận người cầm đầu chứ không phải do bên ngoài áp đặt vào.
Thủ lĩnh và thủ trưởng đều có chức năng điều khiển hoạt động chung của nhóm và điều chỉnh các mối quan hệ trong nhóm nhưng bằng các phương thức khác nhau. Một bên là bắt buộc còn một bên là tự giác.
* Có nhiều loại thủ lĩnh:
– Căn cứ vào phong cách có ba loại:
+ Thủ lĩnh độc đoán: tự quyết mọi vấn đề, không cần ý kiến của người xung quanh.
+ Thủ lĩnh dân chủ: quyết định dựa trên căn cứ của những người xung quanh.
+ Thủ lĩnh pha trộn: pha trộn giữa độc đoán và dân chủ.
– Căn cứ vào đặc điểm hoạt động có hai loại thủ lĩnh:
+ Thủ lĩnh vạn năng: tình huống nào cũng cầm đầu.
+ Thủ lĩnh tình huống: chỉ cầm đầu trong từng tình huống.
– Căn cứ vào nội dung hoạt động có ba loại:
+ Thủ lĩnh đề xuất: loại này chỉ nghĩ ra việc, không làm.
+ Thủ lĩnh thực hiện: chỉ thực hiện các quyết định của nhóm.
+ Thủ lĩnh vừa đề xuất vừa thực hiện: nghĩ được mà tổ chức làm cũng được.
– Căn cứ vào mức độ công khai làm thủ lĩnh trong tập thể có hai loại:
+ Thủ lĩnh công khai: công khai làm thủ lĩnh ai cũng biết.
+ Thủ lĩnh ngầm: không công khai làm thủ lĩnh nhưng ai cũng tín nhiệm nghe theo khi phát biểu. Loại này chỉ xuất hiện tùy từng tình huống.
* Vai trò của thủ lĩnh trong tập thể.
Thủ lĩnh và thủ trưởng có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp. Trường hợp lý tưởng là hai vai trò này trùng hợp với nhau. Trong trường hợp không trùng hợp vai trò của thủ lĩnh có thể có hai mặt:
- Vai trò tích cực nếu muốn giúp tập thể.
- Vai trò tiêu cực khi không muốn giúp tập thể. Đặc biệt nếu thủ lĩnh bất đồng quan điểm với thủ trưởng, không ủng hộ thủ trưởng thì tập thể sẽ khó đoàn kết. Nếu thủ trưởng không mạnh mẽ, cứng rắn thì thủ lĩnh dễ lấn át thủ trưởng. Một tập thể sẽ là tập thể lý tưởng khi thủ trưởng và thủ lĩnh là một.
Trong trường hợp không trùng hợp, thủ trưởng cần khéo léo lôi kéo tận dụng vai trò của thủ lĩnh đối với công việc chung.
5/5 - (2 bình chọn)Bài viết liên quan:- Sự tương hợp tâm lý là gì?
- Bầu không khí tâm lý là gì? Biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng
- Tri giác xã hội là gì? Các cơ chế tri giác xã hội
- Ảnh hưởng xã hội là gì? Các cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội
Từ khóa » Thủ Lĩnh Và Thủ Trưởng
-
Thủ Lĩnh Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Của Thủ Lĩnh
-
Phân Biệt Lãnh đạo Và Thủ Lĩnh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chế độ Thủ Trưởng Là Gì ? Trách Nhiệm Cá Nhân Của Chế độ Thủ Trưởng
-
Chương 3 « Tâm Lý Học Quản Lý - Trần Thị Minh Hằng
-
Thủ Lĩnh Và Thủ Trưởng - Báo Nhân Dân
-
Chế độ Thủ Trưởng Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Vị Dụ Về Thủ Trưởng Và Thủ Lĩnh - Thả Rông
-
Thuật Ngữ Pháp Lý | Từ điển Luật Học | Dictionary Of Law
-
Thứ Trưởng: Trần Văn Tùng - Bộ Khoa Học Và Công Nghệ
-
THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ TRIỆU VĂN CƯỜNG
-
THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ NGUYỄN TRỌNG THỪA
-
Danh Bạ điện Thoại - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
Lãnh đạo đương Nhiệm - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế
-
10/9/2019) Người “Thủ Lĩnh” Công đoàn Tâm Huyết - Tin Bộ Tài Chính