Thư Nhắc Nợ (Tiếp Theo), Thông Báo Nợ - Contracts-vn

Mô tả

Tác giả: Contracts-vn
Cập nhật: 25.08.2018
Số trang: 05
Ghi chú: Theo tài liệu
Định dạng: MS Word

Thư Nhắc Nợ Tiếp Theo Là Gì ?

Tiếp theo thư nhắc nợ lần 1, thư nhắc nợ lần 2 và tiếp theo là văn  bản gửi đối tác, bên liên quan về khoản nợ đến hạn chưa thanh toán mặc dù đã có thông báo nhắc nợ.

Thư lần tiếp theo bắt đầu sử dụng ngôn từ có tính chất cảnh báo hậu quả, đồng thời tuyên bố thời điểm áp dụng một số biện pháp xử lý bổ sung, VD bắt đầu áp dụng tính lãi quá hạn…vào một thời điểm ấn định phù hợp.

Lưu ý rằng, tùy thuộc vào tính chất của mối quan hệ thanh toán, thư nhắc nợ là dạng hành vi khiếu nại (pháp lý). Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên có quyền đối với khoản nợ phải hoàn thành thủ tục khiếu nại nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trước khi thực hiện việc khởi kiện đòi nợ tại cơ quan tài phán có thẩm quyền (Điều 318, Luật Thương Mại 2005).

Mục Đích Sử Dụng Mẫu Thư Nhắc Nợ 

Sử dụng thư nhắc nợ mẫu có các lợi ích sau: (i). Làm tài liệu tham khảo để hoàn thành thư nhắc nợ khi có nhu cầu thực hiện việc thu hồi nợ; (ii) Trên cơ sở nội dung thư mẫu, có thể thay đổi các thông số theo chỉ dẫn của thư để sử dụng; (iii). Tham khảo chỉ dẫn và chú thích pháp lý đi kèm thông tin hướng dẫn của thư mẫu.

Thu-doi-no

Sử Dụng Thư Nhắc Nợ Trong Trường Hợp Nào ?

Đây là mẫu hướng dẫn nội dung của một thư đòi nợ phổ thông trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã được nhắc nợ lần đầu ( hoặc các lần) nhưng vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Sử dụng thư để cảnh báo nhẹ nhàng hoặc bắt đầu nêu quan điểm áp dụng các biện pháp xử lý bổ sung nếu bên có nghĩa vụ tiếp tục tái phạm.

Sử dụng Thư trong các trường hợp xác định rõ công nợ của bên có nghĩa vụ. 

Thực tế cách trình bày và nội dung thư đòi nợ lần tiếp theo có thể khác tùy thuộc từng tình huống giao dịch nhưng những vấn đề chính của thư nên được thực hiện phù hợp với thông lệ chung để tăng tính pháp lý, sự rõ ràng của yêu cầu đòi nợ.

Nội Dung Của Thư Nhắc Nợ (Tiếp Theo)

Thông thường một thư nhắc nợ bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:

  • THÔNG TIN CHUNG VỀ BÊN CÓ QUYỀN VÀ BÊN CÓ NGHĨA VỤ THANH TOÁN;
  • NHẮC LẠI BỐI CẢNH LÀM PHÁT SINH GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN NỢ, VD HỢP ĐỒNG, CÁC THÔNG BÁO LẦN YÊU CẦU THANH TOÁN TRƯỚC;
  • THỐNG KÊ KHOẢN NỢ CẦN THANH TOÁN CHO ĐẾN THỜI ĐIỂM CỤ THỂ;
  • NÊU CẢNH BÁO BÊN CÓ QUYỀN, VD BẮT ĐẦU ÁP DỤNG LÃI PHẠT QUÁ HẠN, THỜI HẠN BẮT ĐẦU ÁP DỤNG HOẶC CÓ THỂ TÍNH LUÔN KHOẢN LÃI QUÁ HẠN NÊU TRONG THỐNG KÊ CÁC KHOẢN THANH TOÁN CỦA THƯ ĐÒI NỢ TIẾP THEO;
  • THỜI HẠN THANH TOÁN;
  • CÁC LỜI THIỆN CHÍ HỢP TÁC, MONG MUỐN THỰC HIỆN THANH TOÁN ĐÚNG HẠN;
  • CHỮ KÝ ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP;
  • TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM.

[ Xem thêm mẫu Hợp đồng vay tiền ]

[ Xem thêm quy định các loại lãi suất cho vay TẠI ĐÂY  ]

Bản Giới Thiệu Mẫu Thư Nhắc Nợ (Tiếp Theo) (Bản Chưa Đầy Đủ)

File Preview NhacNo2

Các Hình Thức Thu Hồi Nợ 

(a) Dùng thư cảnh báo: mục đích của thư cảnh báo là nhằm gây áp lực nhất thời làm con nợ phải cân nhắc, xem xét ý định thực sự của chủ nợ là gì, do vậy nội dung thư nhắc nợ có một tầm quan trọng nhất định.

Nội dung thư nếu mang tính chia sẽ hoặc thể hiện những cảnh báo hợp lý có thể đánh trúng tâm lý của con nợ và các bên có thể tìm được tiếng nói chung trong vấn đề giải quyết khoản nợ. Tuy nhiên dùng thư thu hồi nợ nếu chỉ nhằm mục đích thăm dò con nợ thì vấn đề đòi nợ của chủ nợ sẽ không mang lại kết quả. 

Dùng thư chỉ mang lại hiệu quả khi chủ nợ chủ động tìm hiểu và lường trước được mức độ tác động của thư và chỉ dùng thư trong trường hợp đã có sự chuẩn bị các biện pháp dự phòng tiếp theo, tương ứng và kịp thời so với những phản ứng của con nợ như có thể xảy ra.

Khi quyết định dùng thư đòi nợ, chủ nợ cần xem xét thật kỹ lưỡng những nội dung cần đưa vào trong thư. Thông thường, nội dung thư đòi nợ có thể rơi vào các trường hợp sau:

  • Gợi ý phương án giải quyết: tức là chủ nợ chủ động đưa ra phương án giải quyết có lợi, hài hòa cho con nợ hoặc chủ nợ cho con nợ tự đưa ra phương án giải quyết để mình xem xét trong phạm vi những giới hạn có gợi ý hoặc áp đặt. 
  • Gia hạn phương án giải quyết: tức là hai bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện của một phương án thu hồi nợ và có thể có gia hạn thời hạn thực hiện nếu cần thiết hoặc nếu có điều kiện kèm theo.
  • Thay thế phương án trả nợ, cấn trừ hoặc bù trừ khoản nợ: tức là tìm tài sản hoặc phương án trả nợ khác thay thế hoặc bù trừ cho khoản nợ hiện tại. Tài sản khác có thể là một lợi ích kinh tế tương đương xác định trong trước mắt hoặc lâu dài.
  • Cảnh báo hậu quả về lãi suất, pháp lý 

(b) Khởi Kiện Đòi Nợ: nếu việc dùng thư cảnh báo đòi nợ không có kết quả thì chủ nợ có thể đưa vụ việc đòi nợ ra cơ quan tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định. Đây là một trong những cách thức thực hiện phổ biến hiện nay nhưng khó khăn của phương án này là các bên phải trải qua một quá trình tố tụng giải quyết vụ việc kéo dài và tốn kém chi phí lẫn thời gian.

Thông thường, nếu xác định mục tiêu đòi nợ thông qua con đường tố tụng tòa án thì chủ nợ phải tính toán đến hai yếu tố:

(i) cơ sở khởi kiện có rõ ràng hay không, (ii) việc con nợ thi hành khoản nợ trên thực tế ra sao, được thực hiện như thế nào và có thật sự khả thi ?.

Lợi thế của phương án khởi kiện dân sự là vụ việc đòi nợ sẽ được giải quyết triệt để thông qua phán quyết của cơ quan tòa án. Phán quyết của cơ quan tòa án cũng là cơ sở hợp pháp để chủ nợ có thể thi hành việc thu hồi nợ bằng những công cụ hỗ trợ của nhà nước.

(c) Phá sản doanh nghiệp (pháp luật hiện nay không quy định về phá sản cá nhân): Theo quy định hiện nay nếu doanh nghiệp không thanh toán một khoản nợ trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm đến hạn thì các bên liên quan, trong đó có chủ nợ không bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần… có quyền gửi đơn cho cơ quan tòa án yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp đó.

Khi sử dụng công cụ phá sản doanh nghiệp, cũng như thủ tục khởi kiện dân sự vụ án đòi nợ, chủ nợ phải tính đến phạm vi và những lợi thế mà biện pháp này mang lại, nếu không phải là biện pháp cảnh báo, đe dọa, gây áp lực tâm lý hiệu quả thì việc theo đuổi giải quyết phá sản về trước mắt là không có lợi, có thể gây ra sự phiền hà, phức tạp không nhỏ cho chủ nợ về mặt thủ tục và thời gian.

(d) Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ

Tóm lại Các phương án nêu trên là những cách hợp pháp phổ biến hiện nay để thu hồi nợ. Việc sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện, khả năng, sự tính toán của chủ nợ. Không nên sử dụng bất kỳ phương án nào một cách máy móc, độc lập mà không chuẩn bị những tình huống thay đổi, vận dụng linh hoạt các biện pháp thu hồi nợ khác dựa trên từng bối cảnh của quá trình thu hồi nợ.

Từ khóa: hợp đồng vay tiền, hợp đồng cho vay tiền, mẫu hợp đồng vay tiền, đòi nợ thuê, dịch vụ đòi nợ thuê, cty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê, giấy vay tiền, cách viết giấy vay tiền bằng tay, thu hồi nợ, công ty thu hồi nợ, phá sản doanh nghiệp, tư vấn phá sản, tranh chấp đòi nợ, hợp đồng tín dụng, vay tín chấp, vay thế chấp, vay tiền không cần thế chấp.

 

Mẫu Hợp Đồng, Tài Liệu Thương Mại Liên Quan

Xem tất cả tài liệu tại đây >>>

 
  >> Điều Khoản, Điều Kiện Mua Bán Hàng Hóa Hợp Đồng Phát Triển Phần Mềm (Cập nhật)  
  >> Hợp Đồng Mua Bán Hợp Đồng Thế Chấp  
  >> Hợp Đồng Hợp Tác Công Việc Hợp Đồng Vay Tiền (Cập Nhật)  
  >> Hợp Đồng Liên Danh Nhà Thầu Hợp Đồng Đại Lý  
  >> Hợp Đồng Liên Doanh (LLC) Hợp Đồng Mua Bán Doanh Nghiệp  
  >> Khung Điều Khoản Điều Kiện Dịch Vụ Hợp Đồng Chuyển Nhượng Cổ Phần  
  >> Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh Thỏa Thuận Nguyên Tắc  
  >> Hợp Đồng Chuyên Gia Hợp Đồng Thuê Máy Móc, Thiết Bị  
  >> Hợp Đồng Dịch Vụ Thỏa Thuận Thanh Toán Rút Hồ Sơ khởi Kiện  
  >> Hợp Đồng Hợp Tác Hợp Đồng Phân Phối Hàng Hóa  
  >> Hợp Đồng Liên Doanh Thỏa Thuận Không Cạnh Tranh  
  >> Thông Báo Vi Phạm Hợp Đồng Thư Nhắc Nợ (Lần Cuối)  
  >> Thông Báo Tạm Dừng Hợp Đồng (Bất Khả Kháng) Thư Nhắc Nợ (Tiếp Theo)  
  >> Đàm Phán Lại Hợp Đồng (Hoàn Cảnh Thay Đổi) Thông Báo Nợ (Nhắc Nợ)  
 

 

Xem hợp đồng, tài liệu bất động sản tại đây >>>

Xem hợp đồng, tài liệu cá nhân tại đây >>>

 

Từ khóa » Thông Báo Nhắc Nợ Bằng Tiếng Anh