Thủ Nhang Trần Thị Với - đền Quan Lớn Tuần Tranh - Người Lưu Giữ ...
Có thể bạn quan tâm
Đền Tranh Hải Dương nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Nam. Đây là ngôi đền mà khi nhắc đến, bất cứ người dân địa phương nào cũng cảm thấy tự hào. Đền Tranh còn được gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh. Vào thời Lê - Nguyên, đền Tranh là một ngôi đền lớn thờ nhân vật huyền thoại theo tín ngưỡng của người dân địa phương. Theo tài liệu được truyền lại thì gắn liền với đền Tranh có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ, nổi bật nhất là truyền thuyết về Quan Lớn Tuần Tranh, người được thờ tự trong đền.
Nỗi oan Quan Đệ ngũ Tuần Tranh
Một truyền thuyết kể rằng: Ông là con trai thứ năm của vua cha Bát hải Động đình. Ông là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong Công hầu. Ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp là vợ lẽ của một viên quan, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh chồng chung, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Ông vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan kia biết chuyện, vu cho ông đã quyến rũ vợ mình. Ông bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây ông đã tuẫn tiết để chứng minh sự trong sáng của mình. Dải lụa đào tuẫn tiết đã hóa thành đôi bạch xà bơi về quê hương Ninh Giang của ông. Rồi một ông bà lão nông bắt được đem về nhà nuôi nấng như thể con mình. Đến khi viên quan phủ biết chuyện ông bà lão nông mua gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và đòi giết chết đôi bạch xà. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Nam Việt ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển Thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Hiện chưa có thông tin chính xác về thời gian xây dựng đền Tranh, theo các bô lão truyền lại thì ngôi đền này vốn được dựng trên ngôi miếu Tranh Giang Đại Vương có từ thời vua Hùng. Cũng theo các cụ cao niên thì đền Tranh Hải Dương tọa lạc trên khu đất đẹp có nhiều cây cổ thụ xum xuê và đặc biệt linh thiêng nếu cầu đảo khi đi sông nước.
Vào thời nhà Nguyễn, đền Tranh được xây dựng rất hoành tráng, có tượng lớn quan Tuần Tranh và những hoa văn, chạm trổ tinh xảo. Đến năm 1887, thực dân Pháp đến Hải Dương và đã sử dụng đền Tranh làm điểm đóng quân nhưng không dám phá đền bởi biết đền rất linh. Đền Tranh Hải Dương từng có quy mô đến 127 gian với diện tích 4 mẫu bắc bộ. Tuy nhiên đến năm 1946, khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đền đã bị tàn phí chỉ còn lại 3 gian. Đến năm 1996 người dân thôn Tranh Xuyên đã chuyển đền về vị trí hiện tại và tu bổ, khôi phục từng hạng mục để giữ gìn di sản văn hóa dân tộc và là điểm đến tâm linh của người dân cũng như du khách thập phương.
Đền Tranh ở Hải Dương hiện tại là một công trình kiến trúc tâm linh lớn và cũng là một trong những ngôi đền thiêng biểu tượng của vùng Đồng Bằng Bắc bộ. Quần thể kiến trúc ở khu vực Đền Tranh bao gồm cả chùa Tranh ngăn cách bởi một hồ nước. Đền hiện có 3 gian và cung cấm trong đó gian ngoài cùng là ban thờ Trần Triều, ban thờ Sơn Trang, gian giữa là thờ Ngọc Hoàng Thượng Để, gian trong là thờ Mẫu địa, thờ Phật ở phía bên phải, ở giữa thờ Quan Lớn Tuần Tranh và phía bên trái là thờ Tứ Vị Quan Hoàng. Không gian phía trong cùng là cung cấm, khu vực phía sau khu đền chính là động thờ mẫu. Khuôn viên của đền Tranh Hải Dương khá rộng nên khách đến sắp lễ hay cầu nguyện rất thoải mái. Nhìn chung, kiến trúc đền Tranh mang nét đặc trưng của thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Nơi này vẫn lưu giữ được rất nhiều cổ vật giá trị như tượng Quan Lớn Tuần Tranh bằng đồng, tượng Tứ Trụ bằng đá, đỉnh đồng, hạc đồng, cuốn thư, bát hương, chóe sứ... Dân gian vẫn thường truyền tụng nhau về đền Tranh là “đền thiêng lắm, linh lắm cầu gì được nấy” chính vì vậy hằng năm cứ đúng vào dịp lễ hội của đền du khách về trẩy hội rất đông.
Thủ nhang Đền Tranh – Đồng thầy Trần Thị Với
Hiện nay ngôi đền do đồng thầy Trần Thị Với là thủ nhang trông nom, phụng thờ. Gần 30 năm qua bà đã có rất nhiều đóng góp to lớn trong việc tu sửa lại ngôi đền. Đồng thầy Trần Thị Với sinh ngày 23/12/1953 tại xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nhưng hầu hết cuộc đời bà sinh sống ở xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, vùng đất địa linh nhân kiệt nơi có đền Quan Lớn Tuần Tranh toạ lạc. Trưởng thành trong gia đình truyền thống Cách mạng, bà đã sớm có duyên với Thánh Mẫu, với đức tính nhiệt tình, năng động và quyết đoán bà đã xác định con đường đã chọn và quyết tâm dành trọn cuộc đời cho công cuộc bảo tồn và phát huy những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu. Đến nay, với hơn 30 năm gắn bó với đạo Mẫu, bà đã góp một phần sức lực của mình trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cao cả, tốt đẹp.
Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, đến nay bà và gia đình có một cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc, con cái thành đạt. Nhận thức cuộc sống tốt đẹp hôm nay có được là nhờ lộc Thánh, nên bà và gia đình một lòng nỗ lực, ý thức tu dưỡng, bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của Đạo Mẫu Tam Tứ Phủ.
Từ khóa » Thủ Nhang đền Quan Tam Lâm Du
-
Đền Lâm Du Hay Còn được Gọi... - Hầu Đồng - Tục Thờ Đạo Mẫu
-
Cụm Di Tích đình, đền, Chùa Lâm Du - Phường Bồ Đề
-
Điện Thoại - Địa Chỉ Các Đền Phủ TP Hà Nội - Hội Nhất Tâm
-
Đền Lâm Du Thờ Quan Lớn Đệ Tam | Tín Ngưỡng Đạo Mẫu Việt
-
Đền Lâm Du | Thần Tích Các Vị Thánh Trong Tứ Phủ
-
Hà Nội: Cháy Lớn Tại đền Tam Quan Lâm Du Trong đêm
-
Điều Tra Nguyên Nhân Gây Cháy đền Quan Tam Lâm Du, Long Biên
-
Đền Quan Lớn Đệ Tam (Đền Xích Đằng), P. Lam Sơn, Hưng Yên
-
Di Tích Đền Quan Lớn ở Hưng Yên - Tiếp Thị Sài Gòn
-
Thành Phố Lạng Sơn: Gặp Mặt Thủ Nhang, đồng đền Tại Các Di Tích ...
-
Thông Tin Liên Hệ Về Đền Phủ ( Miền Bắc ) - Hát Văn