Thủ Thuật Xử Lý Lỗi Wifi Tự Tắt Trên điện Thoại Và Máy Tính

1. Lỗi wifi tự mất kết nối do thiết bị phát wifi

Lỗi wifi tự mất kết nối có thể xuất phát từ thiết bị phát wifi như: tần số wifi không được hỗ trợ, khoảng cách kết nối quá xa, có quá nhiều thiết bị dùng chung wifi, router bị lỗi hay hư hỏng, dây mạng bị chập mạnh, hư hỏng… Mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau, cụ thể như sau:

1.1. Tần số wifi không được hỗ trợ

Wifi hoạt động trên 2 tần số là 2.4 GHz và 5 GHz. Nếu router wifi đang cài đặt tần số 5 GHz mà điện thoại bạn đang dùng chỉ hỗ trợ tần số 2.4 GHz (đời cũ) thì điện thoại sẽ tự ngắt kết nối wifi. Trường hợp này thường xảy ra khi router nhà bạn là loại băng tần kép. Để khắc phục lỗi này, bạn nên cài đặt cho router phát cả 2 băng tần 2.4 GHz và 5GHz. Sau đó, bạn lấy điện thoại thực hiện cài đặt quên mạng wifi 5 GHZ và kết nối với mạng wifi 2.4GHz để đảm bảo tương thích.

1.2. Khoảng cách kết nối quá xa

Thiết bị phát wifi đặt ở xa điện thoại/ máy tính thì tín hiệu wifi sẽ chập chờn và nhiều lúc tự ngắt kết nối. Nếu muốn khắc phục, bạn cần thay đổi vị trí thiết bị phát wifi cho gần các thiết bị kết nối hoặc di chuyển điện thoại/máy tính đến gần cục phát wifi để bắt mạng tốt hơn.

1.3. Có quá nhiều thiết bị cùng dùng chung wifi

Hệ thống mạng wifi của bạn có băng thông nhỏ. Tuy nhiên, nhiều thiết bị lại cùng kết nối một lúc. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng một vài thiết bị tự ngắt kết nối. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đổi mật khẩu wifi và chỉ cho ít người biết mật khẩu hoặc dùng ít thiết bị truy cập mạng cùng một lúc.

1.4. Reset lại router

Thiết bị phát wifi của bạn đang gặp trục trặc, vì thế, sóng wifi phát ra không được ổn định và có khi tự tắt. Gặp trường hợp này, bạn hãy kiểm tra đèn báo trên router. Nếu đèn không sáng, hãy kiểm tra dây cắm điện và cắm lại cho chắc. Nếu đèn báo mạng màu đỏ, hãy thử tắt và bật lại (hoặc rút dây cắm và cắm lại) để reset router. Sau đó, bạn đợi khoảng vài phút cho router hoạt động trở lại rồi mới truy cập mạng wifi.

Khởi động modem

Bạn hãy thử reset lại router để khắc phục lỗi wifi tự tắt.

1.5. Dây kết nối mạng bị hỏng, chập mạch

Dây kết nối của wifi bị chập, cháy hay chuột cắn… khiến đường truyền mạng không ổn định và hay xảy ra lỗi tự tắt wifi. Khi gặp trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại dây kết nối. Nếu dây kết nối hư hỏng, bạn hãy thay dây mới.

1.6. Router wifi bị hư hỏng

Router dùng lâu ngày có thể bị đơ và hư hỏng nên phát sóng wifi chập chờn. Bạn có thể khắc phục bằng cách thử reset lại router. Nếu đã reset lại mà mạng vẫn chập chờn, bạn hãy thay một chiếc router mới.

2. Lỗi tự ngắt kết nối wifi trên điện thoại

Bên cạnh nguyên nhân do thiết bị phát wifi, nhiều khi lỗi tự ngắt kết nối wifi còn do điện thoại. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu cùng cách khắc phục.

2.1. Do xung đột phần mềm điện thoại

Đôi khi phần mềm trên điện thoại xảy ra xung đột ảnh hưởng đến việc bắt sóng wifi dẫn đến tình trạng wifi tự tắt. Cách khắc phục khá đơn giản. Bạn chỉ cần tắt nguồn, khởi động lại điện thoại để giải phóng bộ nhớ, xóa bỏ xung đột và bắt mạng tốt hơn.

Tắt nguồn

Thao tác tắt nguồn và khởi động lại điện thoại sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng wifi tự ngắt kết nối do xung đột phần mềm.

2.2. Chọn quên mạng wifi và tiến hành kết nối lại

Kết nối mạng giữa điện thoại của bạn và thiết bị phát wifi đang xảy ra vấn đề là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự ngắt wifi. Vì thế, bạn hãy thử quên mạng và kết nối lại để khắc phục lỗi kết nối. Trước tiên, bạn có thể quên mạng bằng cách vào phần Cài đặt, chọn wifi đang sử dụng và nhấn Quên mạng này. Tiếp theo, bạn nhấn Quên để xác nhận lại một lần nữa. Sau đó, bạn kết nối mạng trở lại và theo dõi xem có xảy ra tình trạng wifi tự tắt không.

2.3. Do hệ điều hành trên điện thoại quá cũ

Hệ điện thoại bạn đang sử dụng chạy hệ điều hành quá cũ cũng gây ra tình trạng tự ngắt wifi. Với trường hợp này, cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần cập nhật hệ điều hành mới và kết nối mạng trở lại, sử dụng như bình thường.

2.4. IC wifi trên điện thoại bị hư hỏng

IC wifi (chip wifi) là bộ phận quan trọng giúp điện thoại có thể kết nối wifi. Nếu điện thoại của bạn va đập mạnh hoặc rơi xuống đất, dính nước thì IC wifi có thể bị chập mạch, hỏng. Điều này là cho điện thoại bắt wifi chập chờn, có khi tự tắt. Trong trường hợp này, bạn hãy mang điện thoại đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để kiểm tra và thay thế.

2.5. Điện thoại đang bật kết nối 3G/4G

Bạn bật chế độ kết nối 3G/4G nhưng quên không tắt đã kết nối wifi. Nếu mạng 3G/4G mạnh hơn, điện thoại có thể tự chuyển sang chế độ dùng dữ liệu di động và ngắt wifi. Để khắc phục, bạn chỉ cần kiểm tra lại kết nối 3G/4G. Nếu điện thoại đang bật chế độ này, hãy tắt đi và kết nối lại wifi.

4G

Điện thoại đang bật kết nối 3G/4G làm cho hệ thống tự chuyển sang dùng dữ liệu di động và tắt wifi.

2.6. Điện thoại bị xung đột ứng dụng

Nếu bạn tải quá nhiều ứng dụng xuống điện thoại, có thể các ứng dụng này sẽ xảy ra xung đột với nhau, ảnh hưởng tới việc bắt sóng wifi và gây ra tình trạng tự tắt wifi. Gặp trường hợp này, bạn chỉ cần xóa bớt ứng dụng lạ hoặc không sử dụng đi và kiểm tra kết nối.

2.7. Lỗi xung đột cài đặt điện thoại

Trong quá trình sử dụng, bạn thực hiện nhiều thao tác cài đặt. Việc thực hiện quá nhiều thao tác cài đặt có thể khiến máy quá tải và xảy ra xung đột làm tắt wifi. Để xử lý lỗi wifi bị tắt thì bạn chỉ cần khôi phục lại cài đặt gốc là có thể giải quyết được.

3. Wifi tự tắt khi tắt màn hình điện thoại phải làm sao?

Trường hợp khi tắt màn hình điện thoại, wifi cũng tự tắt là do bạn cài đặt trên điện thoại trước đó. Ví dụ như trước đó bạn bật chế độ tiết kiệm pin nên khi tắt màn hình, wifi cũng tự tắt. Gặp lỗi này, bạn chỉ cần vào phần vào phần Cài đặt, mục Wi-Fi trên điện thoại, chọn Cài đặt nâng cao và gạt nút Bật Wi-Fi khi ngủ sang phải thành màu xanh là được (áp dụng với điện thoại phiên bản Android 8 trở xuống).

Bật wifi khi ngủ

Bạn gạt nút Bật Wi-Fi khi ngủ sang phải.

4. Lỗi wifi trên máy tính/laptop tự tắt do máy tính, laptop

Lỗi wifi tự tắt có thể do máy tính/ laptop của bạn thiếu driver wifi hoặc phần cứng quá cũ và bị lỗi… Để khắc phục lỗi này bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

4.1. Chỉnh sửa Power Management Settings

Đầu tiên, bạn nhấn đồng thời tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại RUN. Tiếp theo, bạn nhập lệnh devmgmt.msc vào ô Open rồi nhấn OK.

Trong cửa sổ Device Manager, bạn nhấn vào mũi tên hướng xuống dưới để mở rộng Network adapters. Sau đó, bạn nhấn chuột phải vào adapters đang sử dụng rồi chọn Properties.

Trong tab Power Management, bạn bỏ tích chọn Allow the computer to turn off this device to save power rồi nhấn OK và đóng Device Manager.

Allow the computer to turn off this device to save power

Bạn bỏ tích chọn Allow the computer to turn off this device to save power -> OK.

4.2. Vô hiệu hóa 802.11n (nếu card mạng wifi hỗ trợ)

Chuẩn wifi 802.11n (Wireless N) được thiết kế để cải thiện chuẩn 802.11g. Nếu chuẩn 802.11g chỉ sử dụng một tín hiệu không dây và một anten, thì chuẩn N lại được thiết kế nhiều tín hiệu không dây và anten. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều tín hiệu có thể can thiệp vào mạng 802.11b/g gần đó và gây ngắt kết nối wifi. Chính vì thế, bạn cần vô hiệu hóa chuẩn wifi 802.11n theo hướng dẫn dưới đây để khắc tình trạng máy tính tự tắt wifi.

Bước 1: Bạn ấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại RUN. Tiếp theo, bạn nhập lệnh devmgmt.msc rồi ấn OK để mở Device Manager.

Bước 2: Bạn mở rộng Network Adapters và kích đúp chuột vào wireless adapter đang sử dụng rồi chọn Properties.

Bước 3: Trong tab Advanced, mục Property, bạn chọn 802.11n Mode. Còn trong mục Value, bạn chọn Disabled. Sau đó, bạn nhấn OK.

Nếu card mạng không dây hỗ trợ, bạn có thể vô hiệu hóa tính năng uAPSD (Unscheduled Automatic Power Save Delivery) bằng cách: Vào tab Advanced, mục Property bạn chọn U-APSD support. Đối với mục Value, bạn chọn Disabled. Sau đó, bạn nhấn OK.

Chọn U-APSD support

Trong mục Property bạn chọn U-APSD support để vô hiệu hóa tính năng uAPSD (Unscheduled Automatic Power Save Delivery).

4.3. Vô hiệu hóa tính năng Power Saving

Để vô hiệu hóa tính năng Power Saving, bạn thực hiện theo bước sau:

Bước 1: Bạn nhấn vào nút Start (biểu tượng Windows) rồi ấn tiếp vào biểu tượng hình răng cưa để mở Windows Settings. Bạn cũng có thể mở Windows Settings bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + I.

Bước 2: Trong giao diện Windows Settings, bạn nhấn vào mục System để tiến hành thiết lập các cài đặt trên hệ thống.

Bước 3: Bạn nhấn chọn Power & Sleep ở cột bên trái và chọn Additional Power Settings (ở mục Related Setting) ở cột bên phải.

Bước 4: Trong giao diện Power Options, ở mục Balanced (recommended), bạn nhấn vào dòng Change plan settings. Tiếp theo, trong giao diện Edit plan settings hiển thị, bạn nhấn vào dòng Change advanced power settings.

Bước 5: Bạn mở rộng phần Wireless Adapter Settings và Power Saving Mode bằng cách nhấn vào các dấu cộng ở đầu. Tiếp theo, bạn chuyển cả hai chế độ On battery và Plugged in về Maximum Performance rồi nhấn Apply -> OK -> Save changes ở Edit plan settings. Cuối cùng, ban khởi động lại máy tính để lưu lại các thay đổi và hoàn tất quá trình cài đặt.

4.4. Chuyển Home Network từ Public thành Private

Chuyển Home Network từ Public thành Private sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi tự tắt wifi, chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn dưới đây.

Bước 1: Bạn nhấn vào biểu tượng wifi trên thanh Taskbar rồi chọn Properties ở wifi đang kết nối.

Bước 2: Ở mục Network Profile, bạn chọn Private để chuyển đổi mạng từ chế độ Public sang Private.

Nếu áp dụng cách trên vẫn chưa được, bạn có thể chuyển đổi mạng sang chế độ Private bằng cách nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và mở Homegroup. Tiếp theo, bạn nhấn vào dòng Change network location và chọn Yes để cài đặt mạng thành Private Network. Sau đó, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng wifi rồi chọn Open Network and Sharing Center và kiểm tra xem mạng vừa chuyển. Nếu thông tin hiển thị Private Network nghĩa là bạn đã cài đặt thành công.

4.5. Cập nhật driver Wireless

Để cập nhật driver Wireless, bạn làm theo 4 bước sau:

Bước 1: Bạn nhấn đồng thời tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại RUN. Sau đó, bạn nhập lệnh devmgmt.msc vào ô Open rồi nhấn OK.

Bước 2: Bạn mở rộng Network adapters, nhấn vào Adapter đang sử dụng và chọn Update driver.

Bước 3: Bạn nhấn vào mục Search automatically for updated driver software. Sau khi quá trình cập nhật driver Wireless hoàn tất, bạn đóng cửa sổ Device manager, khởi động lại máy tính và theo dõi xem wifi có bị tắt không. Nếu wifi vẫn bị tắt, bạn có thể thực hiện theo bước 4 dưới đây.

Bước 4: Bạn nhấn vào mục Browse my computer for drivers rồi chọn Let me pick from a list of device drivers on my computer. Sau đó, bạn chọn driver phù hợp và nhấn Next. Sau khi quá trình update kết thúc, bạn đóng cửa sổ Device manager, khởi động máy tính và kiểm tra việc kết nối wifi.

Chọn driver

Bạn chọn driver phù hợp -> bấm Next.

4.6. Sử dụng Network Troubleshooter

Bạn cũng có thể sử dụng Network Troubleshooter để khắc phục tình trạng wifi bị tắt như sau:

Bước 1: Bạn nhấn vào Control Panel rồi chọn Troubleshooting.

Bước 2: Bạn vào mục Network and Internet -> Network Adapter rồi nhấn Next.

Bước 3: Bạn tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn mà hệ thống đưa ra trên màn hình.

4.7. Reset TCP/ IP Stack

Nếu áp dụng các cách trên mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng wifi bị tắt, bạn hãy reset TCP/ IP Stack theo bước dưới đây.

Bước 1: Bạn gõ Command Prompt vào ô tìm kiếm trên thanh công cụ rồi nhấn vào Run as administrator để mở Command Prompt ra.

Bước 3: Trong cửa sổ Command Prompt, bạn lần lượt chạy các lệnh NETSH INT IP RESET C:\RESTLOG.TXT, NETSH INT TCP SET HEURISTICS DISABLED, NETSH INT TCP SET GLOBAL AUTOTUNINGLEVEL=DISABLED, NETSH INT TCP SET GLOBAL RSS=ENABLED. Sau đó, bạn khởi động lại máy tính để hoàn tất quá trình cài đặt và kiểm tra kết nối wifi.

Như vậy, khi gặp tình trạng wifi bị tắt khi đang sử dụng, bạn có thể thực hiện các thao tác sửa lỗi trên thiết bị phát wifi hoặc điện thoại, máy tính theo hướng dẫn ở trên. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Cách Khắc Phục Lỗi Wifi Tự Ngắt Kết Nối