Thứ Tồn Tại Dưới đáy Biển Vẫn Là "lỗ Hổng Lớn" Trong Kiến Thức Khoa Học

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 1

Cuộc sống của sinh vật dưới đáy biển sâu vẫn đang là một bí ẩn với nhà khoa học cho đến ngày nay (Ảnh: AP).

Một phát hiện mới đáng chú ý đến từ các nhà khoa học tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ, khi họ đã thu hồi được một số sợi DNA từ vật chất dưới đáy đại dương. Điều đặc biệt là chúng đến từ những sinh vật hoàn toàn chưa được biết đến đối với khoa học hiện đại.

Giáo sư di truyền học Jan Pawlowski, một đại diện của nhóm nghiên cứu, công bố rằng nghiên cứu cho thấy có thể tồn tại sự sống nhiều gấp ba lần so với những gì chúng ta đã biết trước đây dưới đáy đại dương. Và do đó, vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá tại khu vực này.

"Chúng tôi đã so sánh trình tự DNA của các sinh vật đáy biển sâu với tất cả các trình tự tham chiếu có sẵn của các sinh vật nhân chuẩn đã biết", GS. Pawlowski cho biết. "Thế nhưng dữ liệu chỉ ra rằng gần 2/3 trong số đó không thể được gán cho bất kỳ nhóm nào đã biết. Điều này cho thấy lỗ hổng lớn trong kiến thức của chúng ta về đa dạng sinh học biển".

Trên thực tế, đáy đại dương cũng là nơi chúng ta phát hiện thấy nhiều sinh vật kỳ lạ, có cách thức sinh sống và tập tính hoàn toàn khác so với phần còn lại. Nhiều người đã "thần thánh hóa" sự tồn tại của chúng, và cho rằng những sinh vật này đến từ một hành tinh khác.

Dưới đây là một số minh chứng cho thấy sự thật đáng kinh ngạc về các sinh vật dưới biển sâu.

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 2

Cá ếch có thể đi lại trên vây của chúng. Vây ngực của loài cá này rất độc đáo và có thể được sử dụng để chạy nước kiệu dưới đáy đại dương.

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 3

Cá vẹt ngủ trong một cái kén bảo vệ làm bằng chất nhầy của chính mình để che giấu mùi hương khỏi những kẻ săn mồi.

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 4

Cá mắt thùng (Macropinna microstoma) ở độ sâu khoảng 650m, có cái đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu. Đôi mắt của chúng được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng.

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 5

Nhiều loài cá xương có nhiều hơn một bộ lỗ mũi. Lỗ mũi của chúng không phải để thở mà chỉ để ngửi, cho phép chúng phát hiện những kẻ săn mồi dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng có càng nhiều lỗ mũi càng tốt.

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 6

Sứa ma (Stygiomedusa gigantea) có ngoại hình kỳ quái như một khối thạch khổng lồ màu xám đen, với nắp chuông rộng khoảng 3 mét và những xúc tu giống như dải băng cánh tay khổng lồ, dài đến 10 mét. Chúng sử dụng "cánh tay" của mình để gài bẫy con mồi và kéo chúng tới miệng.

Thứ tồn tại dưới đáy biển vẫn là lỗ hổng lớn trong kiến thức khoa học - 7

Cá quỷ Anglerfish, hay còn gọi là cá cần câu, bị trôi dạt vào bờ. Loài cá này thường sinh sống ở vùng nước tối, sâu khoảng 900 - 1.000m. Chúng sử dụng chiếc cần gắn trên đỉnh đầu để thu hút con mồi, trước khi kết liễu kẻ xấu số bằng hàm răng lởm chởm sắc nhọn.

Từ khóa » Dân Trí Về Thế Giới Dưới đáy Biển