Thư Trung Thu Của Bác Hồ Viết Cho Thiếu Nhi - UBND Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho thiếu nhi
14/09/2016 09:02:28 AM Màu chữ Cỡ chữLà vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng - thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).
Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958. Ảnh: Tư liệu. |
Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người. Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng Học hành, giáo dục đã thông Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa... Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiết thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gọi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giắc ngộ các cháu: Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh Người lớn cứu nước đã đành Trẻ em cũng góp phần mình một tay... Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính... góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng tám 1945. Ngay mùa thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm và niềm tin vào các cháu thiếu nhi: Non sông Việt Namcó trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu. Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liên, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác. Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu: Bác mong các cháu chăm ngoan Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng ViệtNam. Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liên như: Lạc Hồng, Tiên Rồng. ViệtNamnhư muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản... Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo. Trong suốt cuộc đời Chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đậm sâu, tha thiết: Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương. (Thư Trung thu 1951) Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu miến gắn với việc độngv iên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình... Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh. (Thư Trung thu ngày 25/9/1952) Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân - dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu: Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông Được tin thắng trận cờ hồng tung bay Các cháu vui thay Bác cũng vui thay Thu sau so với thu này vui hơn. Cụm từ vui thay được lặp lại và câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn rả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này - mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa thu năm 1954 là mùa thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù - mùa thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do. Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lập lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước - niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày xum họp, đoàn tụ tại hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa: Bắc – Nam sẽ sum họp một nhà Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung Nhớ thương các cháu vô cùng Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch... góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà thỏa lòng Bác mong... Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.
Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền Nam Bắc, đồng bào miền Nam sống dưới ách chiến đóng của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Dù chịu nhiều gian khổ hy sinh nhưng đồng bào miền Nam vẫn luôn hướng về miền Bắc, về Đảng và Bác Hồ kính yêu.
(27/10/2019) -
Khi đầu non hoang du, con đường mang tên Hồ Chí Minh. Con đường ấy quá nên chân lý, khi dân tộc chọn tên Hồ Chí Minh đặt cho thành phố. Thành phố này đã hóa lòng tin.
(06/12/2016) -
Trong những buổi lên lớp, chúng tôi mắc thói quen nói dài và lại nói nhiều, kết quả anh em tiếp thu được rất ít. Chúng tôi đang vắt óc tìm một phương pháp giảng dạy mới, hợp với trình độ học viên thì một hôm, Bác gọi chúng tôi lên, nghe Bác phân tích về tình hình thế giới.
(25/11/2016) -
Sau năm 1941, tôi từ nước ngoài trở về Tổ quốc và được sống những ngày gần Bác ở Pắc Bó. Một trong những công tác trước mắt của Đảng lúc bấy giờ là phải tiến hành mở các lớp huấn luyện về chương trình của Việt Minh, điều lệ của Hội Cứu quốc… cho các đồng chí cốt cán là Người địa phương cũng như một số quần chúng trung kiên khác.
(24/11/2016) -
Hồi ấy, vào mùa Xuân 1946, tôi ở trong Ban Chấp hành Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Bến Tre. Ban Chấp hành phụ nữ giao cho tôi nhiệm vụ tổ chức một Đoàn gồm các mẹ, các chị, cùng một số thanh niên ra hỏa tuyến chúc Tết bộ đội. Tôi đang say sưa làm công tác thăm hỏi bộ đội thì có lệnh Tỉnh ủy gọi về. Tôi được nhận nhiệm vụ mới, rất đặc biệt, hoàn toàn không ngờ tới. Tôi được cử đi trong phái đoàn Nam Bộ ra miền Bắc báo cáo với Hồ Chủ tịch và Chính phủ về tình hình sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, và xin vũ khí trang bị cho Nam Bộ.
(24/11/2016) -
Trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Lịch sử quốc gia có giới thiệu chiếc ấm đất của đồng bào ở Chiến khu Việt Bắc đã dùng để sắc thuốc cho lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và hoạt động cách mạng ở Thái Nguyên năm 1945.
(23/11/2016) -
Kể từ năm 1945 đến 1955, Bác Hồ đã viết và đăng trên Báo Cứu quốc khoảng 400 bài báo. Cứu quốc cũng là tờ báo đăng tải thông tin đầy đủ về các sự kiện của đất nước, các hoạt động, các phát biểu, các bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong thời gian đó. Báo Cứu quốc cũng chính là tiền thân của Báo Đại Đoàn Kết ngày nay.
(23/11/2016) -
Bấy giờ vào khoảng 8 giờ tối. Gia đình tôi vừa ăn bữa cỗ tất niên xong, đang quây quần chung quanh cành đào để uống nước, bỗng nghe tiếng gõ cửa. Tôi chưa kịp chạy ra đến nơi thì Bác đã hiện ra lồng lộng giữa khung cửa: “Bác”! “Bác!”. Tôi bật reo lên, lòng tràn ngập mừng vui như gặp người cha đi xa lâu ngày, nay đột ngột trở về. Tôi muốn ôm chầm lấy Bác, Bác vẫn tay bảo tôi:
(22/11/2016) -
Phong cách sinh hoạt giản dị, thanh cao, ghét thói xa hoa, lãng phí của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân Việt nam và nhân dân thế giới ngưỡng mộ. Một tác giả nước ngoài đã viết rằng: Cuộc sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự gần gũi với nhân dân là đặc trưng cho tình yêu đối với đất nước của một Con Người đã trở thành huyền thoại ngay trong cả cuộc sống đời thường của mình. Một trong những yếu tố góp phần làm nên huyền thoại ấy bắt đầu từ điều vô cùng bình thường nhất, đó là những bữa ăn của vị Chủ tịch nước.
(22/11/2016) -
Năm 1954, hoà bình lập lại trên nửa nước. Đồng bào các địa phương có sản vật gì quý đều gửi một ít lên biếu Bác để giới thiệu thành tích tăng gia với Người.
(22/11/2016) -
Trang đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh có thư khen 12 cơ quan, đơn vị, địa phương về phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định ban hành danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, chuẩn bị hội nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh sởi.
- UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là 61.500 đồng/hộ/tháng.
- Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” được tổ chức từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Thư Trung Thu
-
Đọc: Thư Trung Thu | Tiếng Việt 2 - Cánh Diều
-
Soạn Bài Tập đọc: Thư Trung Thu (trích) Trang 9 SGK Tiếng Việt 2 Tập 2
-
Tập đọc: Thư Trung Thu - MonKa.Vn
-
Thư Trung Thu | Tiết 1, 2 | Trang 85, 86, 87 | Chân Tròi Sáng Tạo
-
Tiếng Việt Lớp 2 Tập đọc: Thư Trung Thu
-
Thư Trung Thu Trang 118, 119, 120 Tiếng Việt Lớp 2 Tập 2 – Cánh Diều
-
Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Bài 2: Thư Trung Thu Trang 85, 86, 87 ...
-
Bài Thơ Thư Trung Thu (Hồ Chí Minh, 1952) - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Thư Trung Thu (25-9-1952) - .vn
-
Giải Bài đọc 2: Thư Trung Thu Trang 56, 57, 58 VBT Tiếng Việt Lớp 2 ...
-
Lời Bài Thơ Thư Trung Thu (Hồ Chí Minh) - TKaraoke
-
Thư Trung Thu Trang 85, 86, 87, 88, 89 | Chân Trời Sáng Tạo - Haylamdo
-
Thư Trung Thu 1951 – Wikisource Tiếng Việt