Thủ Tục áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính
Có thể bạn quan tâm
THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Câu hỏi của bạn:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như thế nào?
Câu trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật tố tụng hành chính năm 2015
Nội dung tư vấn:
Điều 73 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
- Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
3. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 68 Luật tố tụng hành chính 2015:
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 66, người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
- Thứ nhất: đương sự, người đại diện của đương sự quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
- Thứ hai: cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Thứ nhất, Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa.
- Thứ hai, Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa.
Thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Thứ nhất, khi người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đương sự, người đại diện của đương sự thì trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
- Thứ hai, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
- Thứ ba, Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định ngay; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người yêu cầu phải có đơn đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 73 kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;
Từ khóa » Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính
-
Khi Nào Thì được Yêu Cầu áp Dụng Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời ...
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính Là Như Thế Nào?
-
Thủ Tục áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố ... - Luật Việt An
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính Là Gì ? Quy ...
-
Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính
-
[DOC] Quyết định áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Dành Cho Hội đồng ...
-
Thủ Tục áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành ...
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính được Quy ...
-
Quyền Yêu Cầu, Thẩm Quyền & Thủ Tục áp Dụng, Thay đổi, Hủy Bỏ Biện ...
-
Khái Niệm Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời? Đặc điểm, ý Nghĩa áp Dụng
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Hành Chính
-
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP ...
-
17 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Giải đáp 15 Vướng Mắc Về Tố Tụng Hành Chính - Tạp Chí Tòa án