Thủ Tục Chuyển đổi Visa Du Lịch Sang Visa Lao động - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Theo khoản 17 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi 2019 thì Visa ký hiệu DL cấp cho người vào Việt Nam với mục đích du lịch. Như vậy, với loại Visa ký hiệu DL thì người nước ngoài sẽ không được phép làm việc tại Việt Nam vì không phù hợp với mục đích nhập cảnh vào Việt Nam.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 của Luật này cũng quy định:
“4. Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
c) Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”
Có thể thấy nếu bạn của bạn không thuộc trường hợp tại điểm a, b, c, d của khoản 4 nêu trên thì sẽ không được chấp thuận chuyển đổi mục đích thị thực (hay nói cách khác là cấp đổi loại Visa).
Trong trường hợp thuộc các điểm a, b, c, d nêu trên thì được chuyển đổi mục đích thị thực tức là sẽ được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi. Trình tự, thủ tục cấp thị thực mới thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật này như sau:
“Điều 19. Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.”
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Visa Dn Và Lđ
-
Phân Biệt Ký Hiệu Trên Thị Thực (visa) - Gia Hạn Visa DN, ĐT, LĐ
-
Các Loại Visa Thị Thực Nhập Cảnh Việt Nam Theo Mục đích Và Hiệu Lực ...
-
Phân Biệt Các Loại Visa Và Thời Hạn Cho Phép Tại Việt Nam
-
Visa LĐ Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm Visa LĐ Cho Người Nước Ngoài
-
Thủ Tục Xin Gia Hạn Visa Thị Thực DN1, DN2, LĐ1 , LĐ2 Và ĐT-1234
-
Visa Cho Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam 2021 - 2022
-
Visa DN Là Gì? Hướng Dẫn Xin Visa DN Cho Người Nước Ngoài
-
+ Làm Visa Lao động Cho Người Nước Ngoài Như Thế Nào?
-
Gia Hạn Visa Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam - Cập Nhật 2022
-
Visa Doanh Nghiệp Là Gì? Thủ Tục Xin Và Gia Hạn Visa DN
-
Visa Lao động Là Gì? Điều Kiện Và Thủ Tục Xin Visa Lao động
-
Xin Cấp Visa Thị Thực Lao động Làm Việc Cho Người Nước Ngoài ở Việt ...
-
Nộp đơn Xin Visa Hoa Kỳ | Thị Thực Làm Việc - Việt Nam (Vietnamese)
-
Các Loại Visa Cho Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam