Thủ Tục Dạm Ngõ 2021, Hai Gia đình Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Đôi bạn trẻ muốn chính thức hẹn hò với nhau và được sự đồng ý của gia đình thì phải làm lễ dạm ngõ, đây là nghi thức truyền thống khi nhà trai ghé sang nhà gái để xin phép cặp đôi được tìm hiểu nhau. Tuc lệ này xuất hiện từ rất lâu khi mà “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” và cả hai có khi hoàn toàn không biết gì về nhau, mọi sự đề thông qua ông mai bà mối. Thế nhưng, với sự phát triển của xã hội hiện nay thì tình cảm luôn là thứ được đề cao nhất trong một mối quan hệ nên các bạn trẻ thường thông báo trước với gia đình về người mà họ đang quen trước khi thực hiện các thủ tục dạm ngõ (hay còn gọi là thủ tục chạm ngõ).
Lễ dạm ngõ tùy theo khu vực sẽ có những tên gọi khác nhau như lễ bỏ rượu, lễ thăm nhà, đám nói,…những mục đích chung vẫn là hai gia đình có thời gian trao đổi với nhau về mối quan hệ của hai người nam nữ. Nên dạm ngõ cần thủ tục gì luôn là câu hỏi mà rất nhiều chàng trai đặt ra khi chuẩn bị, nào là cần phải mua những gì, chi phí ra sao, có cần bê tráp không, nên mời những ai,…Vậy thật sự thủ tục lễ dạm ngõ gồm những gì và chuẩn bị như thế nào?
Chuẩn bị tâm lý trước thủ tục dạm ngõ
Công tác tư tưởng là điều quan trọng nhất trong việc chuẩn bị lễ dạm ngõ chứ không phỉa sô lượng hay giá trị của những món lễ vật. Trước khi nhà trai tiến hành sang nhà gái để xem mặt và chính thức nói chuyện với nhau thì cả hai bạn nên ra mắt gia đình nhau trước, khi đã nhận được sự ưng thuận về mối quan hệ của hai bạn thì đến lượt những người lớn nói chuyện với nhau. Đâu thể nào cha mẹ vẫn chưa biết chàng rể nàng dâu của mình trông như thế nào mà lại tự nhiên mang lễ vật đến làm thủ tục dạm ngõ đúng không nào.
Chú ý quan sát thái độ của cả hai bên gia đình khi lần đầu ra mắt là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, ấn tượng ban đầu luôn là yếu tố khiến người đối diện có thiện cảm với bạn hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu một số vấn đề quan trọng liên quan đến chuyện trăm năm sau này như: bố mẹ có đặt nặng vấn đề hợp tuổi không? Tôn giáo có khác biệt không? Có yêu cầu gì đặc biệt không? Khi nắm bắt được những điều này thì bạn có thể dễ dàng tìm cách để tạo ra thiện cảm đối với phụ huynh một cách nhanh chóng. Và công việc sau đó chỉ còn là chuẩn bị những thủ tục dạm ngõ cần thiết nữa thôi.
Chuẩn bị tráp dạm ngõ
Mục đích chính của lễ dạm ngõ là mong muốn xây dựng mối quan hệ gắn kết ở cả hai bên gia đình. Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, bình thường khi khách đến thăm nhà cũng đã mang theo ít quà biếu cho gia chủ huống gì đây còn là dịp để hai bên có cơ hội kết thành thông gia nên cần phải chuẩn bị đúng và hợp lý để mọi chuyện được diễn ra suôn sẻ.
Cơi cau trầu: ông bà xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” vì thế trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong thủ tục dạm ngõ từ xưa đến nay .
Cặp trà rượu gói trong giấy kính đỏ: màu đỏ tượng trưng cho sự hồng phúc và may mắn, trà và rượu là những thứ dùng để tiếp khách mang tính chất truyền thống từ xa xưa do đó cũng không thể bỏ qua trà và rượu trong lễ dạm ngõ.
Đó là hai món lễ vật chính bắt buộc phải có trong bất cứ thủ tục dạm ngõ nào, ngoài ra, tùy theo từng khu vực Bắc – Trung – Nam mà thủ tục lễ dạm ngõ sẽ cần thêm một số lễ vật khác. Chẳng hạn như miển Bấc thì sẽ có thêm
Tráp dạm ngõ chính là lễ vật nhà trai mang đến cho nhà gái trong buổi lễ này. Ngày nay lễ dạm ngõ đã được đơn giản hơn nên các lễ vật nhà trai chuẩn bị cũng không còn quá phức tạp. Tất cả chỉ là một cơi trầu cau, chè, rượu thuốc phủ vải đỏ, một ít bánh kẹo, hoa quả loại ngoan là đủ. Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà lễ vật cho thủ tục dạm ngõ sẽ có một chút thay đổi, cụ thể như sau:
Tráp dạm ngõ miền Bắc: lễ vật gồm trầu cau, một cặp trà, một cặp rượu, một vài loại bánh và tất cả phải đều là số chẵn.
Tráp dạm ngõ miền Trung: sẽ có phần đơn giản hơn chỉ có cơi trầu cau, một chai rượu được gói giấy đỏ và một số loại bánh truyền thống ở địa phương, trong đó có thể kể đến là bánh hồng.
Tráp dạm ngõ miền Nam: thông thường sẽ bao gồm cặp trà, cặp rượu gói trong giấy đỏ, trái cây hoặc mâm ngũ quả và đặc biệt nhất là cơi trầu cau têm cánh phượng.
Một đặc điểm chung và cũng là yêu cầu về lễ vật chính là tất cả phải được lựa chọn cẩn thận, thể hiện được sự tôn trọng cũng như nghiệm túc của nhà trai dành cho nhà gái.
Chuẩn bị thành phần tham dự
Trước khi nhắc đến thành phần tham dự, thì trong thủ tục dạm ngõ tất nhiên bạn không thể quên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, chuẩn bị bàn trà để tiếp đón nhà trai. Nếu muốn thêm phần lịch sự và long trọng bạn cũng có thể thuê các dịch vụ trang trí cho ngày lễ này.
Lễ dạm ngõ thực chất là một buổi gặp mặt của hai bên gia đình nên cũng không cần phải tổ chức quá linh đình, nhộn nhịp. Mỗi bên gia đình chỉ cần dại diện khoảng 7 người là đủ và đẹp. Nhưng hiện nay thì thành phần tham gia vào lễ dạm ngõ đã được tối giản một cách đáng kể chỉ cần bố mẹ hai bên và một người có tiếng nói trong họ như ông hoặc bà là được.
Chuẩn bị trang phục cho lễ dạm ngõ
Đối với chú rể tương lai: Các chàng nên chọn những mẫu sơ mi hoặc vest đơn giản, quần âu đóng thùng chỉnh tề, mang giày lịch sự để có thể ghi điểm trong mắt những thành phần của nhà gái ở buổi đầu gặp mặt. Màu quần nên chọn những màu tối như xanh đen, màu nâu, màu đen,….và tất nhiên chẳng ai lựa chọn những bộ trang phục màu mè lòe loẹt, họa tiết phức tạp để ra mắt bố mẹ vợ tương lai của mình.
Đối với cô dâu tương lai: Áo dài truyền thống vẫn luôn là trang phục đẹp nhất không chỉ để tôn nét đẹp của người phụ nữ mà nó còn thể hiện sự đằm thắm dịu dàng cho người con gái. Trang phục này sẽ giúp cô gái nhanh chóng ghi đuôi trong mắt nhà trai tại buổi lễ dạm ngõ. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy mặc áo dài có phần không thoải mái thì bạn vẫn có thể lựa chọn những mẫu áo dài cách tân hoặc những chiếc váy công sở thiết kế đơn giản cũng giúp bạn trỏ nên lịch sự và đoan trang hơn.
Đối với gia đình hai bên: Những người đại diện cho gia đình hai bên cũng nên chú ý lựa chọn trang phục để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau cũng như sự nghiêm túc mong muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai gia đình. Những người ông, người cha, người chú nên chọn những bộ sơ mi hoặc vest kết hợp với quần âu để tạo nên sự lịch thiệp. Những người bà, người mẹ, người cô thì nên chọn áo dài hoặc váy dài để vừa thanh lịch vứa tạo đươc sự thoải mái
Ngoài ra cũng nên chý trong việc lựa chọn giày dẹp cũng như kiểu tóc phù hợp để tạo nên sự thống nhất của tổng thể từ trên xuống dưới. Chắc chắn không ai muốn nhìn một chàng rể tương lai với một bộ đồ vest lịch lãm, tóc tai chải chuốt gọn gàng nhưng lại mang một đôi dép kẹp đúng không nào. Việc lựa chọn trang phục không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng trong buổi lễ dạm ngõ mà nó còn có thể xem là một trong những thủ tục dạm ngõ quan trọng để nhà gái nhìn vào và đánh giá sự nghiêm túc cũng như thành ý của nhà trai.
Quy trình của một buổi lễ dạm ngõ
Đầu tiên chắc chắn là lựa chọn ngày giờ phù hợp để tiến hành lễ dạm ngõ và được sự chấp thuận của cả bên gia đình.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, Một lời khuyên là nếu nhà trai cách xa nhà gái thì nha trai nên đến địa điểm gần nhà giá trước khoảng 30 phút để có thời gian chuẩn bị cẩn thận cũng như để đề phòng những sự cố ngoài ý muốn.
Khi nhà trai vào nhà gái thì cũng không nên vào thằng vấn đề ngay lập tức mà hai gia đình có thể trò chuyện để xây dựng thiện cảm và giúp không khí trở nên gần gũi hơn. Quá trình cho việc này bao gồm:
- Đại diện nhà trai đến xin phép gia đình nhà gái cho phép cùng nhau vào trong nhà nói chuyện.
- Nhà gái đồng ý và đưa nhà trai vào chỗ ngồi đã được bố trí trước và cùng ngồi uống nước.
- Đại diện nhà trai bắt đầu tiến hành những thủ tục dạm ngõ như giới thiệu tên tuổi và lý do hôm nay có mặt ở gia đình nhà gái cũng như trình mâm lễ để nhà gái thấy được thành ý
- Đại diện nhà gái bày tỏ sự cảm ơn và giới thiệu các thành phần tham dự đang có mặt của nhà gái cũng như bày tỏ những suy nghĩ của mình về mong muốn ngỏ ý xây dựng mối quan hệ của nhà trai
- Sau khi hai bên gia đình trò chuyện và đi đến chấp thuận cho hai bạn trẻ được công khai đến với nhau thì nhà gái sẽ tiến hành nghi thức thắp hương gia tiên cũng như để bánh, trái cây lên bàn thời. Đây là thủ tục mang tính chất thông báo lên ông bà tổ tiên về sự việc quan trọng của ngày hôm nay.
- Tùy theo từng khu vực và vùng miền sẽ tiến hành những nghi lễ tiếp thep khác nhau nên hai gia đình sẽ tiến hành bàn bạc để tùy theo gia cảnh, sự thuận lợi và thống nhất mong muốn của cả nhà trai và nhà gái để quyết định tổ chức sao cho phù hợp. Tránh rườm rà phức tạp sẽ ảnh hưởng đến thời gian, công sức và tiền bạc của cả hai bên gia đình.
- Thông thường nhà gái sẽ mời nhà trai một bữa cơm thân mật để thể hiện thành ý, đồng thời đây cũng là lúc để các thành viên của cả hai gia đình có thẻ trò chuyện thoái mái giúp tăng thêm tình cảm, sự thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn.
- Cuối cùng, sau bữa cơm thì nhà trai sẽ ra về và không quên gửi lại lời chúc sức khỏe cũng như những mong muốn ở tương lại mà cả hai gia đình sẽ tạo nên cho nhau và cho đổi trẻ.
Nguồn: Marry.vn
Từ khóa » Cách Nói Chuyện đi Dạm Ngõ
-
Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Hay Và đầy đủ Nhất 2021
-
DẠM NGÕ, NHÀ TRAI VÀ NHÀ GÁI CẦN NÓI NHỮNG GÌ? - YouTube
-
HƯỚNG DẪN PHÁT BIỂU DẠM NGÕ-CHẠM NGÕ-LỄ NÓI. - YouTube
-
Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Ngắn Gọn Và ý Nghĩa Nhất
-
Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Ngắn Gọn, Xúc Tích, Trang Trọng Lịch ...
-
Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Hay Và ý Nghĩa Nhất - Beauty Blog
-
5 Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ đầy đủ Nhất - IWedding Blog
-
Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ - Ely Wedding
-
Top 8 Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Hay Nhất, Ý Nghĩa Nhất
-
Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ đầy đủ Và ý Nghĩa Nhất
-
Lời Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ
-
Mẫu Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ - Dianthus Wedding Decor
-
Trình Tự Tổ Chức Lễ Dạm Ngõ Sao Cho đúng Chuẩn
-
Những Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Hay Nhất - Wikici