Thủ Tục đăng Ký Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Năm 2022 Mới Nhất

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một hình thức Bảo hiểm xã hội BHXH mà người tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng do Nhà nước tổ chức. Theo quy định, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Chi tiết các bước đăng ký sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.

Người không tham gia BHXH bắt buộc có thể đăng ký BHXH tự nguyện

Người không tham gia BHXH bắt buộc có thể đăng ký BHXH tự nguyện

1. Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người dân đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đăng ký tham gia lần đầu hoặc điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện trực tiếp tại các điểm/đại lý thu (gọi là tổ chức dịch vụ thu) do cơ quan BHXH ủy quyền hoặc người tham gia cũng có thể đăng ký nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Hồ sơ người tham gia cần chuẩn bị gồm có:

(1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS mới nhất.

(2) Thẻ căn cước/CCCD (thẻ cứng hoặc thẻ điện tử) dùng để xuất trình đối chiếu thông tin đăng ký.

Hồ sơ nếu được nộp thông qua tổ chức dịch vụ thu, hồ sơ sau đó sẽ được tổng hợp và lập danh sách người tham gia BHXH tự nguyện theo mẫu D05-TS, tổ chức dịch vụ thu điền đầy đủ thông tin trước khi gửi đến cơ quan BHXH để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện cho người đăng ký tham gia theo quy định.

1.1 Quy trình các bước làm thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện

Để đăng ký bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bạn có thể thực hiện đăng ký theo một trong 2 cách sau:

Cách 1. Đăng ký BHXH tự nguyện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Quy trình cách bước thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ trang web: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/

Bước 2. Đăng nhập bằng tài khoản bảo hiểm xã hội của cá nhân.

Bước 3: Chọn chức năng "Đóng BHXH điện tử" và sau đó chọn "Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện".

Bước 4: Kê khai thông tin cá nhân và chọn loại đối tượng tham gia.

Bước 5: Xác nhận thông tin và thực hiện thanh toán nộp tiền BHXH trực tuyến.

Người tham gia đăng ký BHXH tự nguyện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa

Người tham gia đăng ký BHXH tự nguyện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa

Cách 2. Đăng ký làm hồ sơ, thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc các đại lý thu (tổ chức dịch vụ thu) BHXH:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

(1) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS.

(2) Thẻ căn cước/CCCD dùng để đối chiếu thông tin đăng ký.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ thu BHXH.

Nếu không thể đến trực tiếp, người đăng ký có thể chuẩn bị hồ sơ (kèm thông tin liên hệ) theo đúng quy định và nộp qua dịch vụ bưu chính công ích đến cho cơ quan BHXH. Thời điểm giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm cơ quan này nhận được hồ sơ của người đăng ký tham gia. Nếu hồ sơ là hợp lệ cơ quan BHXH sẽ liên hệ lại với người đăng ký theo thông tin liên hệ đính kèm hồ sơ để người đăng ký thực hiện đóng tiền BHXH theo quy định.

Trường hợp người đăng ký làm và nộp hồ sơ tại tổ chức dịch vụ thu, đơn vị này sau đó lập danh sách người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện kèm tờ khai đăng ký tham gia. Sau đó hồ sơ được gửi đến cho cơ quan BHXH để giải quyết.

Bước 3: Đóng tiền theo mức đã chọn. Với BHXH tự nguyện, người tham gia có thể chọn phương thức nào phù hợp và thuận tiện nhất cho mình.

Đối với hình thức nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích. Người đăng ký thực hiện chuyển khoản theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan BHXH.

Người đăng ký làm hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH/tổ chức dịch vụ thu thì đóng tiền trực tiếp tại cho cơ quan BHXH/tổ chức dịch vụ thu BHXH.

Bước 4: Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trong thời hạn quy định. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Bước 5. Người đăng ký nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện là sổ bảo hiểm xã hội kèm mã số bảo hiểm xã hội cũng là số thẻ bảo hiểm y tế của người đăng ký tham gia. Nếu người đăng ký trước đó đã từng tham gia BHXH bắt buộc thì mã số BHXH trước đó sẽ vẫn được giữ nguyên cho người đăng ký theo quy định của BHXH Việt Nam về mã số BHXH.

Các phương thức nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện sẽ căn cứ theo phương thức của người tham gia đăng ký trong hồ sơ gửi cơ quan BHXH. Cụ thể:

- Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH thì người đăng ký đến nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH.

- Đối với trường hợp đăng ký nhận qua dịch vụ Bưu chính, người đăng ký đến nhận kết quả tại bưu điện và tự thanh toán lệ phí sau khi nhận tại bưu điện.

Trường hợp người tham gia làm thủ tục đăng ký trực tuyến qua cổng dịch vụ công, kết quả sẽ căn cứ theo phương thức nhận đã đăng ký theo 2 phương án ở trên.

Sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội, người tham gia BHXH tự nguyện cần chú ý giữ gìn cần thận và có thể sử dụng để làm thủ tục hưởng các quyền lợi BHXH tự nguyện theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra người tham gia cũng có thể tải và cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID của BHXH Việt Nam về điện thoại, đăng ký tài khoản BHXH (nếu chưa có) để tiện theo dõi quá trình, thông tin tham gia BHXH tự nguyện của mình.

1.2 Phương thức đóng tiền đăng ký BHXH tự nguyện

Như đã đề cập ở trên, người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn các phương thức đóng phù hợp với thu nhập và tình hình kinh tế của mình theo các mức đóng như sau:

STT

Phương thức

Thời gian

Cách xác định mức đóng

1

Đóng hàng tháng

Trong tháng

Mức đóng đăng ký mỗi tháng

2

Đóng 3 tháng

Trong quý

Xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 hoặc 6 hoặc 12

3

Đóng 6 tháng

4 tháng đầu

4

Đóng 12 tháng

7 tháng đầu

5

Đóng 1 lần cho nhiều năm, không quá 5 năm một lần

Tại thời điểm đăng ký

Bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng

(Lưu ý: đóng trước từ đủ 02 năm mới được chiết khấu)

6

Đóng 1 lần cho các năm còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng)

Tại thời điểm đăng ký

Bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Dưới đây là một số điều người tham gia BHXH tự nguyện cần lưu ý khi đóng tiền:

(1) Người tham gia không đóng BHXH và để quá thời điểm đóng thì coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện.

(2) Trường hợp tạm dừng đóng BHXH tự nguyện sau đó muốn tham gia tiếp thì phải đăng ký lại mức thu nhập làm căn cứ đóng và phương thức đóng.

(3) Người tham gia có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng các tháng chậm đóng áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

(4) Sau khi đã chọn mức đóng BHXH tự nguyện thì người tham gia vẫn có thể thay đổi lựa chọn phương thức đóng khác. Tuy nhiên, bạn cần làm thủ tục đăng ký điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện theo quy định.

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ mức đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ mức đóng

1.2.1 Cập nhật mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện mới nhất

Nhằm khuyến khích mọi Công dân Việt Nam đều được tham gia BHXH, một số đối tượng (có hoàn cảnh khó khăn, có công với cách mạng...) không tham gia BHXH bắt buộc sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện để họ có thể tham gia BHXH và hưởng các quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi về già.

Về mức đóng BHXH tự nguyện, căn cứ theo Điều 87 Luật BHXH 2014, mức đóng hàng tháng được tính bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Trong đó:

(1) Mức thu nhập hàng tháng đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định.

Năm 2024, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 là 1.500.000 đồng/người/tháng theo quy định mới nhất tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

(2) Mức thu nhập hàng tháng đóng BHXH tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/người/tháng. Do vậy mức thu nhập hàng thàng đóng BHXH tự nguyện cao nhất năm 2024 là 46.800.000 đồng/người/tháng.

Người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng mức chênh lệch nếu Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo khi đã đóng theo phương thức đã đăng ký (3, 6, 12 tháng/lần hoặc một lần cho những năm về sau).

Về mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện do Nhà nước hỗ trợ một số đối tượng tham gia được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cụ thể:

  • Bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo.

  • Bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo.

  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Theo đó mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước năm 2024 cho 3 nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Đối tượng

Mức hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ hàng tháng

1

Hộ nghèo

30%

1.500.000 x 22% x 30% = 99.000đ

2

Hộ cận nghèo

25%

1.500.000 x 22% x 25% = 82.500đ

3

Khác

10%

1.500.000 x 22% x 10% = 33.000đ

Thời gian người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ mức đóng sẽ tùy thuộc vào thời gian đóng BHXH thực tế nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Người tham gia BHXH tự nguyện từ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu theo quy định.

Trên đây là các bước hướng dẫn đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. Hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ cơ quan BHXH gần nhất hoặc tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (cước phí là 1000 đồng/phút) để được giải đáp.

Tài Phạm

Từ khóa » Hình Thức đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện