Thủ Tục đăng Ký Kết Hôn Tại Nhật Bản Giữa Người Nhật Và Ng Nước ...

5/5 - (5 bình chọn)

Việc đăng ký kết hôn giữa người Nhật Bản và người nước ngoài đang sống ở Nhật được rất nhiều bạn quan tâm và gửi câu hỏi về cho Cẩm Nang Nhật Bản. Hôm nay admin sẽ hướng dẫn cho các bạn trình tự các bước làm và thủ tục giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hôn tại Nhật Bản.

Thủ tục kết hôn giữa người Nhật và người nước ngoài

Thủ tục kết hôn giữa người Nhật và người nước ngoài (Ảnh: minh họa)

1) Điều kiện được kết hôn:

Người Nhật phải đủ các điều kiện về kết hôn như pháp luật Nhật đã qui định. Người nước ngoài cũng phải đủ các điều kiện về kết hôn của nước mình. Cái này thì các bạn phải tự tìm hiểu đối với pháp luật của từng nước.

Dưới đây là những điều kiện về kết hôn do pháp luật Nhật qui định.

Tất cả những điều kiện này phải được thỏa mãn. ・Tuổi kết hôn là nam giới phải từ 18 tuổi và nữ giới phải từ 16 tuổi trở lên (Luật dân sự điều 731). ・Dưới 20 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha mẹ (Luật dân sự điều 737). ・Đang không có vợ hoặc chồng (Luật dân sự điều 732) ・Trường hợp phụ nữ tái hôn, thì có qui định là phải vượt qua 6 tháng kể từ ngày ly hôn (Luật dân sự điều 733) ・Không phải là họ hàng gần (quan hệ trực hệ hoặc họ hàng thuộc đời thứ 3) (Luật dân sự điều 734)

2) Giấy tờ cần chuẩn bị:

  1.  Giấy đăng ký kết hôn (lấy ở tòa hành chính thành phố, phường xã. Ngoài ra phải có chữ ký và con dấu của hai người làm chứng đã trưởng thành)
  2. Bản sao hộ tịch (người Nhật )
  3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn hoặc giấy tờ tương đương (người nước ngoài). Xem bên dưới
  4. Hộ chiếu ( giấy tờ chứng minh quốc tịch) .v.v…

(Trích từ trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật)

CẤP GIẤY ĐỦ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO YÊU CẦU CỦA PHÍA NƯỚC NGOÀI

(dành cho công dân Việt Nam đang ở Nhật Bản để làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan của Nhật Bản/cơ quan đại diện NN tại Nhật Bản hoặc xin trợ cấp mua nhà, nuôi con tại Nhật Bản )

Hồ sơ gồm:

1) Đơn đề nghị theo mẫu (có thể download tại đây M05).

2) Hộ chiếu kèm bản chụp copy trang 2, trang 3 hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu (còn hạn sử dụng).

3) Giấy xác nhận chưa có tên trong sổ đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương (役所) nơi người đó đang cư trú (có thể download tại đây M24).

4) Nếu trước khi xuất cảnh công dân Việt Nam đã đủ tuổi kết hôn theo quy định thì cần nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh cấp cho đương sự (cấp đúng mẫu quy định có ghi rõ mục đích dùng để kết hôn, kết hôn với ai, tên gì, số hộ chiếu, nơi dự định làm thủ tục kết hôn… và chỉ có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp).

– Trường hợp người yêu cầu cấp Giấy đủ điều kiện kết hôn đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải nộp bản chụp copy kèm xuất trình bản chính trích lục bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử. Nếu bản án/quyết định cho ly hôn của Toà án hoặc người kia đã chết do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải nộp bản chụp kèm xuất trình bản chính Trích lục hộ tịch sự việc đó vào sổ hộ tịch.

– Trường hợp người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó. Trường hợp công dân đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau nếu không thể xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại các nơi đó có thể viết giấy cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

– Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch. – Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Trường hợp đang là Tu nghiệp sinh cần có xác nhận của Nghiệp đoàn đồng ý cho đương sự kết hôn. – Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn.

– Giấy tờ hộ tịch có trong hồ sơ do nước thứ 3 cấp phải được hợp pháp hóa theo quy định.

5) Phiếu hẹn trả kết quả (mẫu kèm theo) 

6) Giấy tờ khác: Bản chính hoặc bản sao có công chứng Phiếu cư dân – Jūmin-hyō/thẻ cư trú…

Thời hạn giải quyết hồ sơ: theo quy địnhNếu công dân có yêu cầu nhận kết quả sớm và ĐSQ thu xếp được có thể trả kết quả trong ngày.

Nộp lệ phí theo quy định (lấy kết quả trong ngày phải trả thêm phí 24h).

Trường hợp: nếu đương đơn muốn đăng ký kết hôn tại ĐSQ thì khi đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt (không được ủy quyền), ngoài những giấy tờ quy định từ mục 2 đến mục 5, cần thêm tờ khai đăng ký kết hôn & Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam/nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (giấy xác nhận này không áp dụng kết hôn giữa hai công dân Việt Nam tạm trú ở NN với nhau); Thời hạn giải quyết hồ sơ:13 ngày làm việc .

Lưu ý: theo quy định của Nhật Bản, khi người nước ngoài kết hôn với người Nhật hoặc người nước ngoài kết hôn với người nước ngoài đều có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại tòa hành chính thành phố, quận, huyện… của Nhật Bản. Hai bên nam nữ phải có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mình, hồ sơ gồm: Đơn đăng ký kết hôn theo mẫu (lấy tại tòa hành chính nơi ĐKKH); Hộ chiếu; Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn do cơ quan đại diện của nước mình tại Nhật Bản cấp (Nộp kèm bản dịch sang tiếng Nhật theo quy định…). Sau khi thực hiện việc kết hôn tại chính quyền Nhật Bản và nhận giấy 婚姻届け/婚姻受理証明書, cần gửi tiếp giấy này tới ĐSQ đề nghị làm thủ tục ghi chú hộ tịch để nhận Trích lục ghi chú kết hôn. Trong trường hợp muốn chuyển đổi tư cách lưu trú (visa phối ngẫu) theo vợ/chồng, đương sự cần dịch Trích lục ghi chú kết hôn sang tiếng Nhật để nộp cho các cơ quan liên quan của Nhật Bản.

Một đám cưới ở Nhật Bản

Một đám cưới ở Nhật Bản (Ảnh minh họa)

3) Nộp giấy tờ:

Các giấy tờ trên sẽ nộp tại tòa hành chính của thành phố, phường xã, nơi một trong hai người kết hôn đang cư ngụ, hoặc là nộp tại tòa hành chính thành phố hay phường xã, nơi nguyên quán của phía người Nhật.

-> Sau khi giấy tờ được thụ lý, việc kết hôn tại Nhật được hoàn thành. Và tại đó, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận thụ lý đăng ký kết hôn.

4) Người nước ngoài làm thủ tục kết hôn tại nước mình.

Tùy mỗi nước có phương pháp làm thủ tục kết hôn khác nhau. Vì vậy, xin hãy xác nhận tại đại sứ quán và lãnh sự quán của nước bạn.

Nếu là người Việt Nam thì bạn xem thêm tại đây: Giấy tờ thủ tục kết hôn

-> Sau khi giấy tờ được thụ lý, việc kết hôn tại nước mình cũng được hoàn thành.

5) Đổi tư cách lưu trú:

Người có nguyện vọng đổi tư cách lưu trú như bây giờsang tư cách lưu trú vợ hoặc chồng của người Nhật thì xin hãy trao đổi tại sở quản lý nhập cảnh.

Có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn hãy để lại comment hoặc đăng câu hỏi vào Diễn đàn hỏi đáp Nhật Bản nhé!

Từ khóa » Thủ Tục đăng Ký Kết Hôn Với Người Nhật Tại Nhật