Thủ Tục đơn Phương Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền, Giấy ủy Quyền
Có thể bạn quan tâm
Hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên tham gái vào quan hệ hợp đồng dân sự, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng, còn bên ủy quyền có nghĩa vụ phải trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vậy sau khi đã ký kết hợp đồng ủy quyền nhưng muốn đơn phương hủy hợp đồng thì phải làm như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015
1. Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Căn cứ theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:
– Một bên tham gia trong quan hệ hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên lại có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên tham gia ký kết hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường.
– Khi hợp đồng bị một bên đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng đó chấm dứt kể từ thời điểm bên còn lại nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng. Các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thảo thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật dân sự. Bên đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng có quyền yêu cầu bên còn lại thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
– Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa đã thỏa thuận vụ trong hợp đồng của bên kia là người được bồi thường.
– Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo quy định của phép luật thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Đối với bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên ủy quyền có quyền đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền, hoặc bên ủy quyền đã thực hiện một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng ủy quyền thì bên được ủy quyền cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
2.1. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo đó, có hai loại hợp đồng ủy quyền là hợp đồng ủy quyền có thù lao và hợp đồng ủy quyền không có thù lao.
Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
“1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.”
Như vậy, đối với trường hợp hợp đồng ủy quyền có ghi nhân thù lao, một bên tham gia trong hợp đồng ủy quyền được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng buộc phải trả thù lao với công việc đã thực hiện và thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền nếu có thiệt hại xảy ra do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đối với trường hợp hợp đồng ủy quyền không có thù lao, thì một bên tham gia trong hợp đồng ủy quyền được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo trước cho bên còn lại trong thời gian hợp lý.
2.2. Thủ tục đơn phương chấm dứt giấy ủy quyền
Bước 1: Các bên thực hiện hủy giấy ủy quyền trong các trường hợp sau:
– Bên lập giấy ủy quyền có quyền đơn phương hủy giấy ủy quyền, nếu thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:
+ Trường hợp 1: đối với ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền nếu có thiệt hại xảy ra do việc đơn phương chấm dứt ủy quyền.
Ngoài ra, bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện nghĩa vụ; nếu bên ủy quyền không thực hiện thông báo thì nghĩa vụ với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc giao dịch ủy quyền đã bị đơn phương chấm dứt.
+ Trường hợp 2: đối với ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng bên được ủy quyền phải thông báo trước cho bên ủy quyền biết trong một thời gian hợp lý và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có thiệt hại xảy ra do việc đơn phương chấm dứt ủy quyền.
– Bên được ủy quyền có thể yêu cầu hủy giấy ủy quyền nếu thuộc các trường hợp sau:
– Bên được ủy quyền đã hoàn thành nghĩa vụ xong trước thời hạn quy định trong giấy ủy quyền;
– Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Công việc được ủy quyền theo thỏa thuận trong giấy ủy quyền là trái với quy định của pháp luật.
Bước 2: Thanh lý giấy ủy quyền hay hủy giấy ủy quyền gốc.
3. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Khi xây dựng nhà ở, tôi có làm hợp đồng ủy quyền cho một cá nhân trong công ty xây dựng thay tôi làm hồ sơ, thủ tục hoàn công và nhận luôn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay người này không đi làm ở công ty và tôi cũng không liên lạc được. Tôi sợ rằng người này khi đến ngày lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền để nhận giấy của tôi. Vậy tôi muốn hỏi tôi phải làm thế nào để hủy bỏ hợp đồng ủy quyền trên? Làm thế nào thông báo cho Ủy ban nhân dân nơi làm thủ tục? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, nhận thấy rằng bản chất của hợp đồng ủy quyền là việc bạn ủy quyền cho bên nhận ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bạn. Vì vậy, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở vẫn sẽ đứng tên chủ sở hữu là bạn.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
“Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Bộ luật này;
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.
Đối chiếu với quy định trên , nhận thấy rằng trường hợp này bạn muốn chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần thực hiện theo quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Theo đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 588 được thể hiện như sau:
Thứ nhất : Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bạn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bạn có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Thứ hai : Bạn phải báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang làm thủ tục hoàn công và cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất gắn liền với nhà ở về việc bạn chấm dứt thực hiện hợp đồng với bên được ủy quyền; nếu không báo thì hợp đồng cơ quan nhà nước vẫn công nhận hợp đồng ủy quyền của bạn có hiệu lực và có thể cấp giấy cho bên nhận ủy quyền.
Như vậy, bạn có thể đảm bảo được quyền lợi của mình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đúng theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Thông Báo Về Việc Chấm Dứt ủy Quyền
-
Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Tư Pháp - Tổng Cục Thi Hành án
-
Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền Khi Nào? Ủy Quyền Vô Hiệu Khi Nào?
-
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền Như Thế Nào Là Hợp Pháp?
-
Văn Bản Huỷ Bỏ Giấy Uỷ Quyền
-
Thông Báo đơn Phương Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền
-
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC ...
-
Giấy ủy Quyền Thực Hiện Thủ Tục Chấm Dứt Hoạt động Chi Nhánh
-
Giấy ủy Quyền Nộp Hồ Sơ Chấm Dứt Hoạt động Chi Nhánh
-
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền - Hệ Thống Pháp Luật
-
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp đồng ủy Quyền - Dân Sự
-
3. Thông Báo Chấm Dứt Hoạt động Của Tổ Hợp Tác - Kim Bảng
-
Chấm Dứt Thực Hiện Hợp đồng ủy Quyền - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
Quyền đơn Phương Chấm Dứt Hợp đồng Của Người được ủy Quyền