Thủ Tục Góp Vốn Vào Công Ty Cổ Phần - Luật Minh Gia

Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì góp vốn được hiểu là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Đây là một hoạt động thường xuất hiện trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.

1. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Nếu bạn có vướng mắc về các vấn đề liên quan đến quá trình góp vốn vào công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc có các vướng mắc về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn. Hiện nay, công ty Luật Minh Gia có tư vấn về các vấn đề của doanh nghiệp như:

- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

- Thủ tục tang, giảm vốn điều lệ;

- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần;

- Thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp;

- …

2. Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi tôi muốn đóng góp cổ phần vào công ty cổ phần thì có phải làm thủ tục giấy tờ gì không và khi là cổ đông rồi thì tôi có được nhận giấy tờ gì để chứng minh tôi đã là cổ đông chính thức, xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể hiểu hiện nay đã tồn tại công ty cổ phần và bạn muốn đóng góp vốn để trở thành cổ đông của công ty. Để góp vốn vào công ty cổ phần và trở thành cổ đông của công ty bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

1. Góp thêm tài sản vào công ty để trở thành cổ đông của công ty:

Theo như quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.” Để thực hiện việc góp vốn bằng tài sản vào công ty phải làm các thủ tục với cơ quan nhà nước như sau:

- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty với phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư, hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thay đổi vốn điều lệ;

+ Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ

+ Biên bản họp ĐHĐCĐ về việc thay đổi vốn điều lệ

+ Giây tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới

+ Giấy tờ tùy thên của thành viên mới

+ Giấy đăng ký kinh doanh

- Làm thủ tục sang tên chủ sở hữu xe cho công ty:

+ Giấy tờ thẩm định giá trị tài sản (đối với tài sản là đất đai, nhà ở, ô tô...)

+ Hợp đồng góp vốn

+ Biên bản họp ĐHĐCĐ đồng ý cho góp vốn

+ Giấy chứng nhận ĐKKD

2. Nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông của công ty

Để trở thành cổ đông của công ty, bạn cũng có thể nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ 1 thành viên là cổ đông của công ty. Việc nhận chuyển nhượng cổ phần và thay đổi cổ đông sáng lập phải được thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập (theo mẫu).

- Biên bản họp/quyết định của đại hội đồng cổ đông công ty (nếu việc thay đổi cổ đông sáng lập dẫn tới việc thay đổi điều lệ công ty.

- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

- Danh sách cổ đông công ty.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Mua cổ phần được chào bán

Công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần rộng rãi ra công chúng và cổ đông hiện hữu để huy động thêm vốn. Ngoài ra, các cổ đông hiện hữu của công ty có thể chuyển nhượng cổ phần của mình.

Theo Khoản 3 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2005 thì:

"Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Vì vậy, để trở thành cổ đông của công ty bạn cũng có thể mua lại cổ phần được chào bán.

Khi bạn thực hiện một trong các cách trên thì có thể trở thành cổ đông của công ty, khi trở thành cổ đông của công ty thì tên bạn có thể được thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh của công ty hoặc sổ đăng ký cổ đông.

Từ khóa » Hình Thức Góp Vốn Vào Công Ty Cổ Phần