Thủ Tục Hành Chính Là Gì? Ví Dụ Về Thủ Tục Hành Chính - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm thủ tục hành chính
Căn cứ: khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP
1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Như vậy, thủ tục hành chính gồm:
- Các bước tiến hành (của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính và cư quan giải quyết thủ tục hành chính) trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.- Các loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.- Những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.
Khi xây dựng, ban hành, thủ tục hành chínhphải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.5. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.
2. 8 nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP, một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đủ 8 bộ phận tạo thành cơ bản sau:
- Tên thủ tục hành chính;
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Trong một số trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí.
Như vậy, một thủ tục hành chính phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. Thủ tục hành chính càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống nhân dân.
Từ khóa » Ví Dụ Về Xử Lý Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa? - Luật Hùng Sơn
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính ?
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì, Lấy Ví Dụ Minh Họa? | Vạn Luật
-
Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính 2022 - Pháp Luật
-
Những Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính Hay Nhất
-
Ví Dụ Về Biện Pháp Thay Thế Xử Lý Vi Phạm Hành Chính?
-
[DOC] 19 TÌNH HUỐNG HỎI ĐÁP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ...
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Vi Phạm Hành Chính?
-
Nội Dung Nguyên Tắc Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Luật Dương Gia
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NÓI CHUNG
-
Sự Khác Biệt Giữa Xử Phạt Và Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Trang Chủ
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?
-
Có Những Hình Thức Xử Lý Hành Chính Nào đối Với Người Chưa Thành ...