Thủ Tục, Hồ Sơ, điều Kiện Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng GTGT (VAT)

Hướng dẫn thủ tục hoàn thuế GTGT - có ví dụ về hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu, hoàn thuế GTGT dự án đầu tư… và tải biểu mẫu, đề nghị hoàn thuế GTGT.

Nội dung chính:

  • Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Hồ sơ hoàn thuế GTGT (VAT)
    • 1. Hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu
    • 2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT dự án đầu tư
  • Hướng dẫn gửi mẫu đề nghị hoàn thuế GTGT (01/ĐNHT)
    • 1. Thủ tục hoàn thuế GTGT
    • 2. Thời hạn, quy trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT
    • 3. Thời hạn ban hành quyết định hoàn thuế GTGT
    • 4. Nhận tiền hoàn thuế GTGT
  • Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Dịch vụ hoàn thuế GTGT tại Anpha
  • Các câu hỏi thường gặp khi làm đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ vào dịch vụ sản xuất sản phẩm, hàng hóa của cơ sở kinh doanh mà điều kiện, quy định hoàn thuế GTGT sẽ khác nhau. Về cơ bản, điều kiện để doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT như sau:

  1. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  2. Có con dấu và giấy phép kinh doanh/giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;
  3. Chứng từ, số liệu sổ sách kế toán được lập và lưu giữ theo đúng chuẩn mực kế toán;
  4. Có tài khoản ngân hàng với mã số thuế đăng ký trên chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  5. Hồ sơ và thủ tục thực hiện hoàn thuế GTGT đúng với quy định hiện hành.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT (VAT)

Tùy vào từng trường hợp, dự án đầu tư, kinh doanh mà hồ sơ hoàn thuế GTGT khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính phải có văn bản ủy quyền của trụ sở chính khi làm thủ tục hoàn thuế.

➤ Hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT);
  2. Hợp đồng mua bán, gia công hàng hóa;
  3. Hóa đơn bán hàng/xuất khẩu/gia công;
  4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu;
  5. Chứng từ chứng minh hoàn thành việc thanh toán qua ngân hàng cho hàng hóa xuất khẩu.

TẢI MIỄN PHÍ Hồ sơ hoàn thuế GTGT.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thuộc 1 trong những trường hợp dưới đây thì chi tiết và số lượng hồ sơ sẽ thay đổi, cụ thể:

>> Nếu thuộc trường hợp ủy thác xuất khẩu và đã kết thúc hợp đồng thì mục 2 hồ sơ thay đổi thành:

  1. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  2. Biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
  3. Biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu.

>> Nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì bỏ qua mục 3 hồ sơ:

  1. Kinh doanh xuất khẩu phần mềm dưới hình thức điện tử;
  2. Hoạt động xây lắp công trình ở nước ngoài hoặc khu phi thuế quan;
  3. Cung cấp điện nước, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng… cho doanh nghiệp chế xuất.
➤ Hồ sơ hoàn thuế GTGT dự án đầu tư

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT);
  2. Tờ khai thuế GTGT (mẫu 02/GTGT);
  3. Bảng kê chứng từ, hóa đơn mua vào (mẫu 01-2/GTGT);
  4. Hóa đơn, hợp đồng, chứng từ thanh toán ngân hàng, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư.

TẢI MIỄN PHÍ Hồ sơ hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Xem thêm: Cách tính thuế GTGT theo các phương pháp.

Hướng dẫn gửi mẫu đề nghị hoàn thuế GTGT (01/ĐNHT)

➤ Thủ tục hoàn thuế GTGT

Về cơ bản, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo 3 cách như sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  • Cách 3: Nộp qua mạng/điện tử tại Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Tuy nhiên, hiện nay, việc nộp đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng chủ yếu được thực hiện qua tài khoản thuế điện tử của doanh nghiệp. Bạn có thể lập đề nghị hoàn thuế GTGT theo 2 cách: lập trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua hệ thống HTKK.

Với cách nộp đề nghị hoàn thuế GTGT qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế;
  • Bước 2: Trong vòng 15 phút, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ;
  • Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ gửi quyết định hoàn thuế GTGT (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
➤ Thời hạn, quy trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT
  • Trường hợp hồ sơ hoàn thuế chưa hợp lệ:

>> Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh;

  • Trường hợp hồ sơ hoàn thuế hợp lệ:

>> Trong vòng 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế sẽ thông báo hồ sơ hoàn thuế GTGT đủ điều kiện (bao gồm trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau). Đồng thời, cơ quan thuế sẽ yêu cầu cung cấp các chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu để ra quyết định hoàn thuế;

>> Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu, cơ quan thuế sẽ kiểm tra đối chiếu chứng từ nộp thuế với số liệu đã kê khai trong hồ sơ hoàn thuế và ra quyết định hoàn thuế.

➤ Thời hạn ban hành quyết định hoàn thuế GTGT

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế, tùy vào từng trường hợp mà thời hạn để cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế GTGT hoặc quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước:

  • Trong vòng 6 ngày làm việc, đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau;
  • Trong vòng 40 ngày làm việc, đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
➤ Nhận tiền hoàn thuế GTGT

Sau khi hoàn thành thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng và nhận được quyết định hoàn thuế GTGT từ cơ quan thuế, tiền thuế hoàn sẽ chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp (tài khoản đã đăng ký với cơ quan thuế theo mẫu 08) hoặc có thể bù trừ với các khoản nợ của cơ quan nhà nước.

Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ là giá trị chênh lệch lớn hơn giữa VAT mua vào và VAT bán ra. Để được hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp ngoài việc phải có thuế GTGT được khấu trừ, đáp ứng đủ các điều kiện khi hoàn thuế GTGT thì còn phải thuộc diện được hoàn thuế GTGT.

➤ Hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

  1. Nếu thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/trong quý sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo;
  2. Nếu thuế GTGT mua vào cho mục đích đầu tư chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng (trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư của dự án đầu tư mới);
  3. Nếu cơ sở kinh doanh nộp thừa thuế GTGT hoặc thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong các trường hợp chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản…;
  4. Nếu cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền và thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên.

➤ Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

  1. Nếu thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng đối với các trường hợp:

>> Doanh nghiệp có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan;

>> Doanh nghiệp có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu đi nước ngoài;

>> Cơ sở kinh doanh vừa hoạt động xuất khẩu vừa bán trong nước.

  1. Nếu thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng đối với các trường hợp tại mục 1 thì được khấu trừ vào tháng/quý tiếp theo;
  2. Nếu doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ cho cả xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thì hạch toán thuế GTGT đầu vào như sau:

>> Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào nếu có thể hạch toán riêng;

>> Nếu không thì xác định thuế GTGT đầu vào dựa trên tỷ lệ của doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ toàn bộ kỳ kê khai thuế GTGT (tính từ kỳ kê khai tiếp theo của kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ yêu cầu hoàn thuế hiện tại).

Lưu ý:

>> Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm: thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng và thuế GTGT đầu vào tính theo tỷ lệ như trên;

>> Trường hợp sau khi bù trừ thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng thì được hoàn thuế GTGT cho sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, số thuế GTGT được hoàn không được quá doanh thu của sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) 10%.

  1. Nếu người nộp thuế hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, không bị xử phạt với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép… liên tục trong vòng 2 năm và không thuộc đối tượng rủi ro cao theo Luật Quản lý thuế thì được áp dụng hoàn thuế GTGT trước và kiểm tra sau.

➤ Hoàn thuế GTGT dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động

Cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư (ngoại trừ dự án đầu tư xây nhà để bán), thực hiện kê khai riêng và kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ việc kê khai thuế GTGT cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở, nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có:

  • Đầu tư dự án cùng tỉnh/thành phố (trừ trường hợp dự án đầu tư xây nhà để bán);
  • Đầu tư dự án tại tỉnh/thành phố thuộc Trung ương, khác nơi đặt trụ sở chính mà chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế.

Theo đó, sau khi bù trừ, nếu:

  • Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT;
  • Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ dưới 300 triệu đồng thì kết chuyển cho kỳ kê khai tiếp theo.

Ví dụ 1:

Công ty A có dự án đang trong giai đoạn đầu tư cùng tỉnh với trụ sở chính, thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư được thực hiện kê khai riêng, trong đó:

>> Tháng 4/2021, thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng;

>> Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh là 200 triệu đồng;

Suy ra, sau khi bù trừ, thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng.

Kết quả: Công ty A được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Ví dụ 2:

Công ty B có dự án đang trong giai đoạn đầu tư, thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư được thực hiện kê khai riêng, trong đó:

>> Tháng 4/2021, thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng;

>> Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh là 300 triệu đồng;

Suy ra, sau khi bù trừ, thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 200 triệu đồng.

Kết quả: Công ty B không được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư mà phải kết chuyển 200 triệu đồng vào thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư trong kỳ kê khai tiếp theo (tháng 5/2021).

➤ Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh

Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từng lần theo năm trong giai đoạn đầu tư nếu:

  • Đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Có thời gian đầu tư tối thiểu từ 1 năm trở lên;
  • Số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư tối thiểu từ 300 triệu đồng trở lên.

Dịch vụ hoàn thuế GTGT tại Anpha

Như Anpha đã chia sẻ, từ điều kiện hoàn thuế GTGT đến thành phần hồ sơ cũng như các bước đề nghị hoàn thuế đều được quy định khá chặt chẽ và có phần phức tạp. Vậy nên, để tối ưu thời gian và chi phí, bạn có thể tham khảo qua dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng tại Anpha.

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp khi làm đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

1. Quy định về hoàn thuế GTGT đã phát sinh doanh thu đối với dự án đầu tư?

Đối với các dự án đầu tư đã phát sinh doanh thu được quy định như sau:

>> Với số thuế GTGT đầu vào phát sinh sau thời điểm phát sinh doanh thu sẽ không được hoàn thuế GTGT đầu vào;

>> Với số thuế GTGT đầu vào phát sinh trước thời điểm phát sinh doanh thu sẽ được xét duyệt hoàn thuế GTGT đầu vào nếu đáp ứng đủ các điều kiện về hoàn thuế GTGT.

2. Thời gian nhận được tiền hoàn thuế GTGT

Sau khi hoàn thành thủ tục và nhận được quyết định hoàn thuế GTGT từ cơ quan thuế, tiền thuế hoàn sẽ chuyển khoản vào tài khoản mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc có thể bù trừ với các khoản nợ của cơ quan nhà nước.

3. Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Hàng xuất khẩu khi muốn được hoàn thuế GTGT cần đảm bảo các điều kiện cơ bản như:

>> Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;

>> Có con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;

>> Chứng từ, số liệu sổ sách kế toán được lập và lưu giữ theo đúng chuẩn mực kế toán;

>> Có tài khoản ngân hàng với mã số thuế đăng ký trên chứng nhận đăng ký kinh doanh;

>> Hồ sơ và thủ tục thực hiện hoàn thuế GTGT đúng với quy định hiện hành.

4. Hướng dẫn hoàn thuế GTGT

Doanh nghiệp khi muốn hoàn thuế GTGT có thể nộp đề nghị hoàn thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua hệ thống HTKK.

Tham khảo chi tiết: Các bước nộp đề nghị hoàn thuế GTGT

5. Hoàn thuế VAT là gì?

Hoàn thuế VAT hay hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là việc cơ quan thuế nhà nước hoàn trả lại số tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng chỉ được thông qua nếu doanh nghiệp thuộc diện được hoàn thuế, đáp ứng đủ các điều kiện cũng như thực hiện đúng thủ tục về hoàn thuế.

Tham khảo chi tiết thông tin khi hoàn thuế giá trị gia tăng tại bài viết này.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc), 0939 35 6866 (Miền Trung) hoặc 0902 60 2345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Từ khóa » Xin Hoàn Thuế Vat