Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Y Tế Dành Cho Người Nước Ngoài - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Xin chào Luật sư X! Công ty tôi mới có một vài nhân viên là người nước ngoài nên tôi có chút thắc mắc một chút về vấn đề bảo hiểm y tế. Luật sư cho tôi hỏi bảo hiểm y tế dành cho người nước ngoài được quy định như thế nào? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn.
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
- Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
- Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Người nước ngoài
Người nước ngoài là gì?
Theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, người nước ngoài là người mang giấy tờ quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Quyền của người nước ngoài
- Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;
- Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
- Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;
- Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
- Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;
- Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;
- Người không quốc tịch cư trú tại ViệtNam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Nghĩa vụ của người nước ngoài
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
- Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;
- Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
Bảo hiểm y tế dành cho người nước ngoài
Người nước ngoài có được tham gia BHYT không?
Luật bảo hiểm y tế hiện hành quy định về đối tượng áp dụng như sau: luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
háp luật không phân biệt giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài. Người nước ngoài hoàn toàn có quyền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hoặc bảo hiểm y tế bắt buộc.
Tuy nhiên để tham gia BHYT, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Lao động nước ngoài có hợp đồng lao động không xác định thời hạn; và từ 3 tháng trở lên.
- Người nước ngoài du học, học tập tại Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam cấp học bổng.
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện cho người nước ngoài
Pháp luật quy định mức đóng mức đóng bảo hiểm y tế của các thành viên trong hộ gia đình được xác định như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Một bộ hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
- Danh sách hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.
- Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội của xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Sau khi được cán bộ kiểm tra về tính xác thực thông tin bộ hồ sơ trên. Sau khi đối chiếu xong nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn phải nộp tiền để đóng bảo hiểm y tế.
Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Bảo hiểm y tế dành cho người nước ngoài”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?Theo quy định Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế:.hi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.3. Khám sức khỏe.4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.7.Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.8.Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.9.Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Người nước ngoài được đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?Các trường hợp sau người nước ngoài sẽ được đổi thẻ BHYT:1. Rách, nát hoặc hỏng.2. Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.3. Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
5/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Trọng Sinh 70 Thủ Tục
-
Trọng Sinh 70 Thủ Tục - Wiki Dịch Tiếng Hoa
-
Trọng Sinh Thập Niên 70 Thủ Tục - Wiki Dịch Tiếng Hoa
-
Trọng Sinh 70 Tiểu Tức Phụ - Wiki Dịch Tiếng Hoa
-
Trọng Sinh 70 Tiểu Tiếu Tức - WikiDich
-
Trọng Sinh 70, Thần Y Tức Phụ Có Điểm Hung - Đọc Truyện Convert
-
Trọng Sinh Thập Niên 70: Quân Trường, Cường Thế Sủng
-
Quyết định 680/QĐ-UBND-HC 2022 Công Bố Thủ Tục Hành Chính Văn ...
-
Trọng Sinh Thập Niên 70: Quân Tẩu, Có điểm điền - Truyện Audio
-
Trọng Sinh Thập Niên 70 Nông Gia Nữ - Wiki Dịch Tiếng Hoa
-
Mã định Danh Là Gì? Vì Sao Phải đi Xin Cấp Mã định Danh Cá Nhân?
-
Convert » Trùng Sinh 70: Bưu Hãn Tiểu Tức Phụ - Hố Truyện
-
Trình Tự, Thủ Tục Cấp Lại Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất
-
Bimore đang Hoàn Thiện Thủ Tục Pháp Lý Công Bố Mỹ Phẩm
-
Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Tư Pháp