Thủ Tục Ly Hôn 2022 Và Các Bước Thực Hiện Ly Hôn Nhanh Nhất

Thủ tục ly hôn 2024 - Hướng dẫn giấy tờ, nơi nộp hồ sơ ly hôn Giải quyết thủ tục ly hôn không còn là vấn đề xa lạ đối với mọi người và những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh chóng. Nhiều cặp vợ chồng còn gặp khó khăn do không nắm rõ quy định về trình tự, thủ tục ly hôn thế nào? Nộp hồ sơ ở đâu, chuẩn bị giấy tờ gì? Luật Minh Gia với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn của khách hàng sẽ hướng dẫn bạn chi tiết qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định pháp luật về giải quyết ly hôn
    1. 1.1 Thủ tục ly hôn gồm những gì?
    2. 1.2 Có mấy hình thức giải quyết ly hôn?
  • 2. Thủ tục ly hôn gồm các bước thực hiện như sau:
    1. 2.1 Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn tại tòa án
    2. 2.2 Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí
    3. 2.3 Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
    4. 2.4 Bước 4: Thụ lý giải quyết ly hôn (Hòa giải, mở phiên tòa xét xử ly hôn)
  • 3. Hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn
    1. 3.1 Về thủ tục chung, hồ sơ giải quyết ly hôn gồm:
    2. 3.2 Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:
    3. 3.3 Hồ sơ ly hôn thuận tình bao gồm:
  • 4. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn
  • 5. Lý do nên chọn chúng tôi hỗ trợ thủ tục ly hôn
  • 6. Tình huống luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến
    1. 6.1 Thủ tục ly hôn đơn phương quy định thế nào? Cần những giấy tờ gì?
    2. 6.2 Thủ tục ly hôn thuận tình thực hiện thế nào?
    3. 6.3 Thủ tục ly hôn nhưng không xác định được địa chỉ của bị đơn thế nào

1. Quy định pháp luật về giải quyết ly hôn

Để giải quyết ly hôn nhanh chóng, hiệu quả, đúng quy trình và đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của vợ, chồng. Trước khi thực hiện thủ tục giải quyết ly hôn quý khách hàng có thể tìm hiểu quy định pháp luật về ly hôn và các vấn đề liên quan như sau:

Thủ tục ly hôn gồm những gì?

- Thủ tục ly hôn là trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần thiết để giải quyết ly hôn theo quy định nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân do toà án quyết định hoặc công nhận theo yêu cầu của vợ, chồng.

- Trước khi phải gõ cửa tòa án để giải quyết ly hôn, bạn nên tìm hiểu kỹ thủ tục và các vấn đề liên quan để có quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

- Việc tìm hiểu về thủ tục ly hôn và các vấn đề liên quan như: Quy định về quyền nuôi con, chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng, giấy tờ chứng minh tài sản, v.v sẽ giúp bạn, người thân của mình người thân của mình khi gặp phải tình huống nêu trên không lãng phí thời gian giải quyết và đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.

Có mấy hình thức giải quyết ly hôn?

Thủ tục ly hôn cần giải quyết bao gồm thủ tục ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên) và thủ tục thuận tình ly hôn, cụ thể:

- Thủ tục ly hôn đơn phương:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Thủ tục Ly hôn thuận tình:

Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình trong trường hợp vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;

Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận về vấn đề tài sản và con chung nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

2. Thủ tục ly hôn gồm các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn tại tòa án

- Đương sự nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng nơi hoặc nơi cư trú của bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc trong trường hợp đơn phương ly hôn;

- Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí

- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo tiếp nhận đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí

- Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

- Mức án phí áp dụng khi giải quyết thủ tục ly hôn quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án ... quy định như sau:

"Xem các mức án phí giải quyết ly hôn"

(Trong trường hợp nếu bạn chưa hiểu cách tính án phí và mức án phí vui lòng liên hệ với chúng tôi để được luật sư giải đáp).

Bước 4: Thụ lý giải quyết ly hôn (Hòa giải, mở phiên tòa xét xử ly hôn)

Trường hợp Thuận tình ly hôn

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Trường hợp đơn phương ly hôn

Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án cụ thể:

- Nguyên đơn gửi hồ sơ khởi kiện ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền;

- Toà án nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét có đủ điều kiện thụ lý vụ án hay không. Nếu có:

- Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

- Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án

Thời hạn xét xử, giải quyết ly hôn

Từ 2 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn

Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.

>> Luật sư hướng dẫn thủ tục giải quyết ly hôn

3. Hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn

Về thủ tục chung, hồ sơ giải quyết ly hôn gồm:

- Đơn xin ly hôn: Theo quy định pháp luật thì mẫu đơn ly hôn sử dụng mẫu riêng biệt giữa ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình, do vậy người yêu cầu cần cần tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng mẫu đơn theo quy định.

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc)

- Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân (bản sao chứng thực)

- Hộ khẩu gia đình (bản sao chứng thực)

- Giấy khai sinh của các con (nếu có, bản sao)

- Giấy tờ chứng minh về tài sản, nợ chung (nếu có)

Sau đây Luật Minh Gia hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đối với từng trường hợp cụ thể là: Đơn phương ly hôn và thuận tình ly hônnhư sau:

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

"Xem chi tiết hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị"

Người ly hôn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn (đơn phương ly hôn) tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc

Hồ sơ ly hôn thuận tình bao gồm:

"Xem chi tiết hồ sơ ly hôn thuận tình cần chuẩn bị"

Vợ chồng nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn tại tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.

Tóm lại: Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, đúng quy định khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn, nộp hồ sơ ly hôn tại tòa án có thẩm quyền theo 4 bước như trên. Đối với thủ tục ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình có quy định khác nhau (đơn, tòa án thụ lý, thời hạn giải quyết...) Do vậy, khách hàng hãy tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến luật sư để đảm bảo quyền lợi của mình.

4. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục ly hôn

Nếu cuộc hôn nhân không thể tiếp tục duy trì và bạn quyết định muốn ly hôn thì cần lưu ý các vấn đề sau:

- Bạn cần kiểm tra để xác định mình không thuộc trường hợp đang bị hạn chế ly hôn;

- Nếu ly hôn, cần xác định rõ trường hợp của bạn là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn để chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp;

- Cần nộp đơn ly hôn đến đúng Tòa án có thẩm quyền, tránh trường hợp lãng phí thời gian do Tòa án trả lại đơn;

- Xác định rõ mong muốn, yêu cầu của mình khi ly hôn như: vấn đề phân chia tài sản chung; quyền nuôi con, cấp dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; thời gian giải quyết ly hôn;…

- Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con, cần chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu chứng minh có đủ điều kiện để giành quyền nuôi con như: thu nhập, tài sản riêng, nơi ở, môi trường, hoàn cảnh sống cho con,…

- Nếu có tranh chấp về tài sản chung, cần thu thập hồ sơ, tài liệu chứng minh về: thu nhập, công sức đóng góp, nguồn gốc tài sản,…

5. Lý do nên chọn chúng tôi hỗ trợ thủ tục ly hôn

- Luật Minh Gia đã có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc ly hôn theo yêu cầu của khách hàng tại Tòa án. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, nắm bắt nhanh nhạy mọi tình huống và giải quyết hiệu quả các vấn đề pháp lý phát sinh đối với mỗi vụ việc ly hôn của khách, những khách hàng đã thực hiện dịch vụ pháp lý tại Minh Gia đều hài lòng và trở thành khách hàng thân thiết.

- Hiểu được tâm lý của đa phần khách hàng khi ly hôn thường e ngại việc đến Tòa án để thực hiện các thủ tục tố tụng, hơn nữa, việc chuẩn bị các chứng cứ và trình bày tại Tòa là yếu tố quan trọng để quyết định kết quả ly hôn. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình những chứng cứ, tài liệu cần thiết để ly hôn, giải quyết tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con,… Đồng thời, giữ cho mình một tâm lý vững vàng, sắp xếp công việc, thời gian để giải quyết ly hôn,…

- Nếu quý khách hàng không có điều kiện về thời gian hoặc không chắc chắn về khả năng lập luận tại Tòa án, quý khách có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của Luật Minh Gia để đảm bảo các quyền lợi cho mình khi ly hôn!

6. Tình huống luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số tình huống được trích tóm tắt dưới đây về thủ tục giải quyết ly hôn và các quy định pháp luật hôn nhân gia đình liên quan để hiểu rõ hơn và trang bị thêm kiến thức pháp lý.

Thủ tục ly hôn đơn phương quy định thế nào? Cần những giấy tờ gì?

Câu hỏi:

Kính chào Công ty Luật Minh Gia, Tôi muốn nhờ Công ty tư vấn giúp về thủ tục ly hôn.

Hoàn cảnh của tôi như sau: Tôi sinh năm 1990, kết hôn từ tháng 03/2017. Vợ tôi và tôi quen nhau từ lâu rồi, bố mẹ hai gia đình thân nhau. Trước khi cưới, vợ tôi rất yêu tôi, nhưng tình cảm của tôi chỉ là thân thiết và quý. Bố mẹ tôi rất mong tôi sớm lập gia đình và tạo áp lực.

Vậy nên sau 1 thời gian tôi đã đồng ý và cưới vợ tôi, mặc dù tôi không hề yêu vợ tôi (và vợ tôi cũng biết điều đó). Với suy nghĩ cứ sống chung rồi sẽ yêu và cuộc sống sẽ ổn. - Sau khi kết hôn, hai vợ chồng tôi sinh hoạt chung trong 1 căn nhà, nhưng ngủ riêng (do tôi không đồng ý). Đến nay được hơn 1 năm, tôi cảm thấy ngột ngạt với cuộc hôn nhân không có tình yêu. - Vợ tôi chăm chỉ đi làm, thu nhập khá, thay phiên nhau nấu cơm, hai vợ chồng không có vấn đề bạo lực gia đình. - Tôi đã đưa đơn ly hôn để vợ ký nhiều lần nhưng vợ tôi không đồng ý.

Mới đây vợ tôi có mua 1 căn hộ chung cư, mẹ đẻ tôi có đưa 1 khoản tiền cho vợ tôi (không có giấy tờ biên nhận gì) để cùng góp vào mua căn chung cư đó. Sau khi việc mua căn chung cư hoàn tất, tôi mới biết đến việc mua căn chung cư đó. - Về việc tranh chấp tài sản, vợ tôi muốn sao cũng được, tôi không quan tâm.

Mặc dù hiện nay vợ tôi vẫn rất yêu tôi, đối xử với tôi rất tốt, nhưng tôi thật sự thấy không thể tiếp tục chung sống nữa, mệt mỏi. Kính nhờ Công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi thủ tục để có thể ly hôn đơn phương. Trân trọng cảm ơn !

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về cho Công ty Luật Minh gia, trong trường hợp này chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất quy định về ly hôn:

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

"Xem trích dẫn quy định pháp luật”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc vợ bạn ký hay không ký vào đơn ly hôn không quan trọng. Bạn vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đơn phương ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của vợ chồng để phán quyết, tức là lý do xin ly hôn phải xác đáng cho thấy mục đích hôn nhân, hạnh phúc gia đình giữa hai bên không đạt được. Cụ thể:

Theo quy định pháp luật thì căn cứ cho ly hôn như sau:

"Tòa án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt."

Thứ hai về thủ tục tiến hành ly hôn đơn phương:

- Để thực hiện thủ tục ly hôn bạn thực hiệc theo các bước hướng dẫn trên đây và chuẩn bị giấy tờ, tài liệu để nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

- Hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị như sau:

"Xem chi tiết hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị"

---

Thủ tục ly hôn thuận tình thực hiện thế nào?

Câu hỏi:

Thưa Luật sư em muốn hỏi: Vợ chồng em thuận tình ly hôn nhưng chưa thỏa thuận được quyền nuôi con và mức cấp dưỡng, như vậy có được coi là đơn thuận tình ly hôn không ạ? Và nếu tiến hành làm thủ tục ly hôn em cần chuẩn bị những gì và thực hiện thủ tục ra sao ạ. Mong Luật sư giải đáp giúp e, em cảm ơn Luật sư rất nhiều ạ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về thuận tình ly hôn

Theo Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“Thuận tình ly hôn:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Vợ chồng bạn chưa thỏa thuận được quyền nuôi con và mức cấp dưỡng nên không thuộc trường hợp thuận tình ly hôn.

- Về thủ tục ly hôn thuận tình

Nếu muốn ly hôn vợ/chồng bạn nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ/chồng cư trú hoặc làm việc;

Tòa án kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ;

Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết.

- Về hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

"Xem chi tiết hồ sơ thuận tình ly hôn cần chuẩn bị"

---

Thủ tục ly hôn nhưng không xác định được địa chỉ của bị đơn thế nào

Câu hỏi:

Kính gửi công ty luật Minh Gia. Tôi có chút thắc mắc mong luật sư có thể giúp tôi được không. Hiện nay tôi đã làm đơn xin giải quyết li hôn và đã được toà án thụ lí vụ án, xong khi toà án gọi cả hai vợ chồng tôi ra toà thì chồng tôi không chịu ra toà ( chồng tôi đã bỏ nhà đi thuê nhà trọ tại quận khác để ở và tôi cũng trực tiếp đưa giấy toà án gọi ). bởi vậy toà án nói với tôi là tôi sẽ phải rút đơn lại trong khi tôi không muốn tiếp tục hôn nhân này.

Nếu tôi không rút đơn toà án sẽ đình chỉ vụ án với lí do chồng tôi không đến toà cũng không có mặt tại địa phương. Vậy bây giờ tôi phải làm sao để toà án giải quyết li hôn cho tôi trong khi chồng tôi không chịu ra toà và nếu tôi không rút đơn toà án có được quyền đình chỉ vụ li hôn này không.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật thì khi bạn nộp hồ sơ xin ly hôn và được Tòa án thụ lý mà chồng bạn không chịu ra Tòa theo giấy triệu tập và cũng đã chuyển đi nơi khác thì Tòa án có căn cứ đình chỉ vụ án với lý do đương sự không có mặt mà không có mặt tại địa phương theo quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành như sau:

''Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án;

e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng;...''

Vì vậy, lúc này, bạn có thể gửi đơn tới Tòa án nơi mà chồng bạn đang tạm trú để nộp hồ sơ xin ly hôn thì Tòa án tại nơi đó sẽ giải quyết cho chị.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về đơn Ly Hôn