Thủ Tục Nhập Khẩu Dầu Nhớt, Nhới Bôi Trơn 2021 ~ 【Hướng Dẫn】

Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt theo quy định hiện hành như thế nào?  Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phương tiện giao thông rất lớn. Chính vì thế, đây là thị trường vô cùng tiềm năng đối với mặt hàng dầu nhớt nhập khẩu. Tuy nhiên, căn cứ vào chính sách hiện hành, có khá nhiều điểm cần lưu ý nếu một doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng này. Vậy quy trình làm thủ tục như thế nào? Đơn vị nào chuyên cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói uy tín? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

I. Quy định pháp lý nhập khẩu dầu nhớt bôi trơn

Quy định pháp lý nhập khẩu dầu nhớt bôi trơn

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn về dịch vụ nhập khẩu dầu nhớt bôi trơn

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề về pháp lý như sau:

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ không được nhập khẩu và phân phối dầu nhớt, dầu bôi trơn trên thị trường Việt Nam. 

+ Dầu nhớt không phải là mặt hàng có tên tỏng danh mục cấm nhập khẩu nên các doanh nghiệp trong nước được phép nhập khẩu bình thường. 

+ Căn cứ vào nội dung Thông tư 06/2018/TT-BKHCN được ban hành ngày 15/12/2018, việc nhập khẩu dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong bắt buộc phải tuân theo các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN. 

+ Đối với mặt hàng dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đôt, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành làm chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra kinh doanh và lưu thông trên thị trường Việt Nam. 

II. Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt bôi trơn

Căn cư theo quy định hiện hành, doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng dầu nhớt thì phải tiến hành làm công bố hợp quy, đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng. Vấn đề này đã được nêu rõ trong thông tư 10/2018/TT-BKHCN.

Thông tư 06/2018/TT-BKHCN được quy định và áp dụng với loại dầu nhớt sau đây:

+ Dầu nhớt dùng cho động cơ đốt trong, đây là loại dầu chuyên dụng cho dòng động cơ đốt 2 kỳ và 4 kỳ. Cụ thể là dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp, dầu bán tổng hợp. 

+ Dầu nhờn dành riêng cho động cơ 4 kỳ. Đây là loại dầu chuyên dụng cho động cơ đốt tỏng 4 chu trình.

+ Dầu nhờn dành riêng cho động cơ 2 kỳ. Đây là loại dầu chuyên dụng dành cho động cơ đốt trong 2 chu kỳ. 

==> Xem Thêm: Dịch Vụ Hải Quan Trọn GóiGía rẻ uy tín cho mặt hàng dầu nhớt bôi trơn

III. HS code và thuế dầu nhớt bôi trơn nhập khẩu

 HS code và thuế dầu nhớt bôi trơn nhập khẩu

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn về thủ tục nhập khẩu dầu nhớt bôi trơn

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu dầu nhớt, dầu bôi trơn, doanh nghiệp bắt buộc phải xác định rõ mã HS code ứng với lô hàng đó. Mã HS sẽ giúp quý doanh nghiệp nắm được toàn bộ chính sách áp dụng cũng như nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng đó. 

Đối với dầu nhờn, dầu bôi trơn, quý doanh nghiệp có thể tham khảo:

+ Phân nhóm 2710: Đây là mã HS code dành cho các loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng các loại dầu qua chế biến, có nguồn gốc từ khoáng bi-tum. Trong thành phần của dầu có chứa ít nhất 70% hàm lượng có nguồn gốc là dầu mỏ. 

Phân nhóm này sẽ được áp thuế nhập khẩu ở mức từ 5% đến 10%. Đồng thời thuế VAt ở mức 10%.

+ Phân nhóm 3403: Đây là mã HS của các chế phẩm bôi trơn, có bao gồm cả chế phẩm dùng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc. Các chế phẩm chuyên dụng nhằm mục đích xử lý bằng dầu hoặc mõ cho các loại vật liệu da thuộc,. 

Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với VAT là 10% và thuế suất nhập khẩu là 10% cho mã HS này.     

Theo nội dung nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng dầu nhớt và dầu bôi trơn bắt buộc phải nộp thêm thuế bảo vệ môi trường. 

IV. Thủ tục công bố hợp quy mặt hàng dầu nhớt

Như chúng tôi đã nói ở trên, công bố hợp quy là khâu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu dầu nhớt. Nội dung và quy định về công bố hợp quy đối với mặt hàng dầu nhờn đã được nêu rõ tại Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN. 

Hồ sơ doanh nghiệp phải chuẩn bị để làm công bố hợp quy bao gồm:

+ Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

+ Phiếu đóng goi hàng hoá (Packing List).

+ Đơn công bố hợp quy.

+ Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có. 

+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract).

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

V. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng

Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng

Gọi Ngay Hotline để được tư vấn về dịch vụ hải quan dầu nhớt bôi trơn

Đăng ký kiểm tra chất lương là quy trình bắt buộc để doanh nghiệp hoàn tất thủ tục nhập khẩu dầu nhờn, dầu bôi trơn. 

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:

+ Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng.

+ Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có. 

+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract).

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

+ Nhãn phụ hình ảnh công bố hợp quy. 

Lưu ý rằng, đối với dầu nhờn dành cho động cơ đốt tỏng, muốn lưu thông trên thị trường Việt Nam thì phải có nhãn chứa đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên hàng hoá.

+ Địa chỉ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về lô hàng.

+ Xuất xứ, nguồn gốc lô hàng.

+ Thể tích, khối lượng lô hàng.

+ Đặc tính kỹ thuật của lô hàng.

+ Hướng dẫn sử dụng chi tiết.

+ Thông tin cảnh báo an toàn nếu có. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu dầu nhờn, dầu bôi trơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics ! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

SĐT: 0981 636 575 / 0908 702 303

Website: Truongphatlogistics.com.

Từ khóa » Dầu Hs Code