Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Phát điện | SIMBA GROUP
Có thể bạn quan tâm
Đối với các công ty sản xuất hàng hóa thì máy phát điện là một thiết bị không thể thiếu để giúp cho nhà xưởng sản xuất không bị dừng hoạt động khi điện lưới bị cắt đột ngột. Vậy thủ tục nhập khẩu máy phát điện bao gồm những gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về sản phẩm
- Máy phát điện là một loại thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng. Thông thường máy phát điện sẽ sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp của máy phát điện có thể từ các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tuabin gió hoặc các nguồn cơ năng khác. Đa số hiện nay các loại máy phát điện đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Máy phát điện có hai loại chính là máy phát điện xoay chiều (alternator) và một chiều (dynamo).
Thủ tục nhập khẩu máy phát điện
Mã HS code
Máy phát điện nói chung được xếp vào nhóm 8501, đây nhóm các loại máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên.
Bởi vì máy phát điện có nhiều loại khác nhau nên mỗi loại máy phát điện sẽ có từng mã HS tương ứng. Bạn có thể tham khảo một số mã HS của các loại máy phát điện cụ thể như sau:
Biểu thuế nhập khẩu
- Đối với các loại mặt hàng máy phát điện, bạn cần phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với 2 loại thuế chính là thuế VAT và thuế nhập khẩu.
- Hiện nay chính sách của nhà nước quy định thuế VAT khi nhập khẩu máy phát điện là 10%.
- Thuế suất nhập khẩu ưu đãi của máy phát điện sẽ nằm trong khoảng từ 0 cho đến 20%. Việc mức thuế nhập khẩu ưu đãi thay đổi sẽ dựa vào từng loại máy phát điện.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi ở mức 0% trong các trường hợp máy phát điện được nhập từ các nước ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Hồ sơ nhập khẩu
Theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Khi bạn muốn nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam thì bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Vận đơn (Bill of Landing).
- Hoá đơn thương mại (Invoice).
- C/O (nếu có).
- Các chứng từ liên quan khác.
Liên hệ nhập khẩu
Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu máy phát điện mà SIMBA muốn giới thiệu với bạn. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thủ tục nhập khẩu.
Nếu bạn đang có thắc mắc về thủ tục xuất nhập khẩu cũng như đang có nhu cầu tìm nguồn hàng chất lượng để kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với SIMBA GROUP qua fanpage hoặc hotline: 037.931.1688 để được tư vấn trực tiếp
Từ khóa » Dynamo Phát điện Là Gì
-
Máy Phát điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Máy Phát điện Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Máy Phát điện
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Máy Phát điện. - Huu Toan
-
Đầu Máy Phát điện Là Gì Và THÔNG TIN Về đầu Máy Bạn Cần Biết
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Máy Phát điện
-
Tìm Hiểu Máy Phát điện ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên Lý ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Máy Phát điện Và Máy Phát điện Là Gì? đây Câu Trả ...
-
CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN (DINAMO) TRÊN Ô TÔ
-
Máy Phát điện ô Tô Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Máy Phát điện ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý, Kiểm Tra Và Sửa Chữa
-
Máy Phát điện ô Tô Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và Các Lỗi Thường Gặp
-
Dấu Hiệu Máy Phát điện ô Tô Bị Hỏng Và Cách Kiểm Tra