Thủ Tục Nhập Khẩu Nguyên Liệu Bột Bánh Mì - Vĩnh Cát Logistics

Bánh mì là bữa sáng nhanh nhiều người lựa chọn và tiêu dùng hiện nay vì sự nhanh gọn và tiện nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Nhiều khách hàng muốn nhập khẩu bột làm bánh mì ra sao và mà thế nào để nhập khẩu  nhưng loại bột thì làm thế nào hãy đọc bài việt này để Vĩnh Cát giải đáp thắc mắc của quý khách về các quy định quản lý nhà nước về bột mì; thủ tục nhập khẩu bột mì, thuế khi nhập khẩu bột mì, quy trình nhập khẩu …

Làm bánh mì bằng bột mì say nhuyễn
Làm bánh mì bằng bột mì xay nhuyễn

Thủ tục nhập khẩu bột mì

Trên cơ sở Nghị định 15/2018/NĐ-CP của  Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì bột mì là thực phẩm nằm trong danh mục tự công bố sản phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu cần làm thủ tục tự công bố chất lượng bột mì, khi đó sản phẩm mới được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường.

Theo quy định của Nhà nước thì bột mì không nằm trong nhóm hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có hạn ngạch. Dó đó, doanh nghiệp có thể yên tâm nếu như có dự định nhập về.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bột mì khá phức tạp, nhất là đối với lô hàng đầu. Vậy, trình tự thực hiện ra sao? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.

Các loại bột mình  hiện nay

Bột mì là loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các loại bánh kẹo. Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với hầu hết các loại bột, nó là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền. Bột mì thường có màu trắng và mịn.

Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nếu để dễ nhận biết bằng mắt thường thì phân loại theo màu sắc, gồm 2 loại: bột mì đen (được làm từ lúa mì đen) và bột mì trắng (được làm từ lúa mì trắng).

Nhưng thông thường, người ta sẽ phân loại bột mì theo công dụng của chúng (dựa vào hàm lượng protein trong bột):

  • Bột mì thường (bột mì đa dụng)
  • Bột mì số 8
  • Bột mì số 11
  • High-gluten flour
  • Self-rising flour
  • Pastry flour
Bánh mì ăn nhanh;
Bánh mì ăn nhanh;

Mã HS của bột mì?

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, bột mì được phân vào nhóm 1101: Bột mì hoặc bột Meslin, và chỉ gồm 2 phân nhóm là:

  • bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng (0011)
  • các loại còn lại (0019).

Bạn đang quan tâm :HScode máy khoan và nhập khẩu máy khoan

Các loại thuế khi nhập khẩu

Khi nhập khẩu bột, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của bột là 10 %.

 Thuế nhập khẩu bột mì:

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của bột hiện hành là 15%.

Trong trường hợp bột được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Khi đó sẽ được hưởng:

3. Thủ tục hải quan:

Khi đã làm xong những việc ở trên, bạn đã có một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Bộ chứng từ gồm:

  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói
  • Vận đơn
  • Chứng nhận xuất xứ form E, AI,… (nếu có).

Nhãn mác sản phẩm:

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  1. a) Tên hàng hóa;
  2. b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  3. c) Xuất xứ hàng hóa;
  4. d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

>> Xem thêm: THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÁNH KẸO CHI TIẾT – DỄ HIỂU

Trên đây là thủ tục nhập khẩu nguyên liệu  bột bánh mì mà vĩnh cát logistics cung cấp cho các bạn, còn bất cứ thắc mắc nào về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu  bột bánh mì thì quý khách đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với hotline: Mr Nguyên 0965216886 để được tư vấn miễn phí.

Từ khóa » Bột Mì Nhập Khẩu