THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT ĐÔNG LẠNH (THỊT BÒ, THỊT GÀ)

Hiện nay, các nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam chúng ta có thể dể dang bắt gặp nào là thịt bò Úc, thịt bò Mỹ,...ngoài ra còn có thịt gà nhập khẩu, cá và mực đông lạnh nhập khẩu. Nhưng để đưa được các loại thực phẩm đó về Việt Nam thì làm thế nào? Thủ tục nhập khẩu ra làm sao? Thuế nhập khẩu bao nhiêu? Cần lưu ý các vấn đề gì trước khi nhập khẩu thịt đông lạnh?

Để trả lời các câu hỏi trên các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn nhé.^^

Có phải sản phẩm động vật nào cũng được nhập khẩu về Việt Nam?

Việc quản lý nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện như sau:

  1. Chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt xuất khẩu vào Việt Nam;
  2. Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu chuẩn và mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất độc hại đối với thịt nhập khẩu được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Theo đó, các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu phải thực hiện lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, không cho phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm; được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn nhiệt độ bảo quản... Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu và được thông quan, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể bán trực tiếp thịt nhập khẩu cho các cơ sở kinh doanh, nhà hàng… hoặc vận chuyển về kho bảo quản bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y để tiêu thụ dần.

Do việc kiểm tra nghiêm ngặt như vậy, nên không phải loại thịt đông lạnh nào từ thị trường nước ngoài được nhập khẩu vào VN.

Bước đầu tiên: các bạn nên kiểm tra nhà xuất khẩu có đủ điều kiện nhập khẩu thịt đông lạnh vào Việt Nam không nhé.

Việc này cũng đơn giản thôi, các bạn lên trang web của Cục thú Y để kiểm tra xem tên công ty shipper đã có trong danh sách chưa, có trong danh sách rồi mới được phép xuất hàng vào Việt Nam, nếu không có thì đừng cho hàng về nhé!

Đây là danh sách các doanh nghiệp của 24 nước đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt vào Việt Nam mới nhất 2019. (link đính kèm)

Nếu công ty bạn muốn nhập nhưng không có trong danh sách mà bạn vẫn muốn hợp tác với công ty đó để nhập hàng thì các bạn liên hệ lên Cục thú Y để xin bổ sung tên công ty bạn muốn nhập vào danh sách.

Bước tiếp theo: đăng ký xin phép kiểm dịch với Cục thú y

Khi kiểm tra có tên công ty shipper trong danh sách rồi các bạn tiến hành đăng ký kiểm dịch với Cục thú y (hay còn gọi là đăng ký xin Giấy phép kiểm dịch) hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch theo mẫu
  • Bảng sao giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch của nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu (hay gọi là giấy Healthy).

Tiếp đến tiến hành đăng ký lấy mẫu kiểm dịch tại cảng và kiểm tra vệ sinh an tòa thực phẩm:

Sau khi có giấy đăng ký được Cục thú Y ký duyệt ta tiến hành đăng ký với cơ quan kiểm dịch vùng để họ xuống cảng lấy mẫu kiểm dịch và kiểm tra anh toàn thực phẩm cho lô hàng. (ở HPH là Chi Cục thú y vùng II; còn ở HCM là Chi Cục thú y vùng VI).

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:

  • Giấy đăng ký theo mẫu
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Giấy chưng nhận kho của chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm

-->> khi nộp hồ sơ đầy đủ, cán bộ của cơ quan kiểm dịch sẽ xuống cảng để lấy mẫu kiểm tra.

Bước cuối cùng là hồ sơ hải quan để thông quan lô hàng:

  • Tờ khai hải quan
  • Invoice
  • Packing list
  • Vận đơn
  • Giấy đăng kí xin kiểm dịch của Cục thú Y.
  • C/O - chứng nhận xuất xứ
  • Giấy Healthy

--->> nộp hồ sơ cho hải quan để hải quan kiểm tra.

==>>Nếu kết quả ok thì ta có thể đm hàng về kho được rồi

Từ khóa » điều Kiện Xuất Khẩu Thịt Lợn