THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU ...

Để trường mầm non đi vào hoạt động được trên thực tế thì trong bộ máy quản lý không thể thiếu được Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Sau khi đã xin được Quyết định thành lập trường mầm non của UBND cấp, công việc tiếp theo các chủ trường cần làm là xin Quyết định công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cho trường mầm non.

THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG

I. Điều kiện để được công nhận, bổ nhiệm Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trường mầm non

Căn cứ Văn bản hợp nhất số 05/VBHN/BGDĐT:

1. Điều kiện để được bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng

  • Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.
  • Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
  • Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kỳ.
  • Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

Theo khoản 3, điều 16, Văn bản hợp nhất số 05/VBHN/BGDĐT quy định về điệu kiện như sau:

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

  • Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
  • Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
  • Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
  • Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
  • Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
  • Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
  • hực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
  • Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Xem thêm:

QUY TRÌNH THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

Giải pháp tuyển sinh mầm non hiệu quả từ nền tảng tìm kiếm trường mầm non hàng đầu Việt Nam - Kiddi.vn

2. Điều kiện để được bổ nhiệm, công nhận Phó hiệu trưởng

  • Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
  • Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

Căn cứ theo khoản 3, điều 17, Văn bản hợp nhất số 05/VBHN/BGDĐT quy định như sau:

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.

THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

  • Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
  • Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;
  • Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Như vậy: để được công nhận là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đều kiện đầu tiên là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, sau đó mới tính đến các điều kiện khác.

II. Thủ tục công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

1. Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ trình đề nghị công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;
  • Đề án thành lập trường;
  • Biên bản họp và Quyết định của chủ đầu tư về việc lựa chọn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng của trường;
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;
  • Hồ sơ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:
  • CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh;
  • Bằng tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục mầm non (từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên);
  • Văn bản xác nhận quá trình công tác của Hiệu trưởng (tối thiểu 05 năm) và Phó Hiệu trưởng (tối thiểu 03 năm) tại các cơ sở giáo dục mầm non trước đây đã làm việc;
  • Chứng chỉ quản lý nghiệp vụ giáo dục;
  • Giấy khám sức khỏe hợp lệ (còn thời hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi có hộ khẩu thường trú;
  • Hợp đồng lao động với nhà đầu tư (nếu trong trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp).

2. Thủ tục công nhận Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

  • Nộp hồ sơ công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tại bộ phận một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thông thường bộ hồ sơ này các bạn sẽ nộp trực tiếp và nhớ mang theo giấy giới thiệu của công ty khi thực hiện thủ tục;
  • Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ chuyên viên sẽ trả các bạn giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Bộ hồ sơ của các bạn sẽ được chuyển sang cho cơ quan chuyên môn là Phòng Giáo dục và Đào tạo.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ ra Quyết định công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cho trường mầm non của bạn.

Chúc các chủ trường thành công!

Chúng tôi hy vọng rằng những tài liệu này sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển trong tương lai. Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.

Xem thêm: 

MẪU HỒ SƠ THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Phó Hiệu Trưởng Trường Mầm Non