Thủ Tục Thành Lập Công Ty Dược Phẩm - Tư Vấn Doanh Nghiệp

Ngành Dược đã có từ hàng nghìn năm và  Nhu cầu sử dụng thuốc là một nhu cầu tất yếu khi chúng ta bị bệnh. Ngày nay, ngành Dược là một ngành cao quý và ngay càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ thuốc hạ sốt paracetamol và thuốc giảm đau ibuprofen đến những loại thuốc cứu sống dùng để chữa trị cho người bị các chứng bệnh về tim mạch và thần kinh. Buôn bán thuốc mang lại lợi nhuận rất lớn cho người kinh doanh. Để hoạt động hiệu quả nhất và phát triển lớn mạnh nên thành lập công ty buôn bán thuốc.

Công ty luật Việt An là một tổ chức có chuyên môn cao trong lĩnh vực thành lập và định hướng phát triển doanh nghiệp, mong muốn cung cấp tới khách hàng thủ tục thành lập công ty buôn bán thuốc và đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình hoạt động.

Các hình thức kinh doanh dược phẩm cơ bản bao gồm:

  • Sản xuất thuốc
  • Bán buôn thuốc
  • Bán lẻ thuốc
  • Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
  • Dịch vụ bảo quản thuốc
  • Sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc

Thủ thục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp buôn bán thuốc tại sở kế hoạch đầu tư không có nhiều khác biệt so với đăng ký các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để sau khi thành lập doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào hình thức kinh doanh buôn bán thuốc mà điều kiện kinh doanh phải chuẩn bị sau khi thành lập sẽ khác nhau. Doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị các giấy phép sau:

  • Chứng chỉ hành nghề dược đối với người chịu trách  nhiệm về dược của cơ sở bán thuốc;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
  • Giấy phép hoạt động “Thực hành tốt nhà thuốc” (Đối với cơ sở bán lẻ thuốc)
  • Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (Đối với cơ sở sản xuất thuốc)
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm (Đối với cơ sở sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc)

Thủ tục thành lập công ty dược phẩm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thuốc gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
    • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An.

Sau khi nhận được thông tin khách hàng cung cấp Công ty Luật Việt An sẽ soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký hồ sơ. Sau đó, Việt An sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại sở kế hoạch đầu tư cho đến khi có được đăng kinh doanh cho quý khách hàng.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Việt An sẽ khắc dấu pháp nhân và thực hiện thủ tục thông báo sử dụng mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty dược phẩm:

Khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh thuốc doanh nghiệp nên tham khảo đăng ký kinh doanh các mã ngành sau:

STT Tên ngành nghề Mã số
1. Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

Chi tiết:

Sản xuất thuốc các loại;

Sản xuất hoá dược và dược liệu.

2100

Điều 5

Nghị định 102/2016/NĐ-CP

2. Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng;

1079
3. Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. 4772
4. Bán buôn thực phẩm

Chi tiết:

Bán buôn thực phẩm chức năng;

4632
5. Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh 4772
6. Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết:  -Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế

-Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

4649
7. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Dịch vụ bảo quản thuốc;

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

8299
8. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết:

Bán buôn máy móc, thiết bị y tế

4659

Về trụ sở không được phép là nhà chung cư hoặc tập thể, và phải đáp ứng các điều kiện về diện tích, trang thiết bị để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc nếu doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp tại trụ sở. Tránh việc sau khi đăng ký doanh nghiệp lại không thể kinh doanh vì thiếu điều kiện về nơi kinh doanh thuốc.

Từ khóa » Các Công Ty Bán Buôn Dược Phẩm