Thủ Tục Thành Lập Công Ty Mới Tại Hà Nội 2022 - Luật Việt An

Tính đến năm 2024, thành phố Hà Nội có khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong 4 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho 9,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 97,6 nghìn tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn thủ đô giảm so với cùng kỳ năm 2023 nhưng Hà nội vẫn là một trong các tỉnh thành dần đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp được thành lập mới. Đặc biệt, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn, nhằm hỗ trợ tối đa cho người có nhu cầu thành lập công ty trên địa bàn.

Giấy chứng nhận DKDN

Một số điểm đặc biệt cần lưu ý khi thành lập công ty tại Hà Nội năm 2024

  • Thành lập công ty năm 2024 tại Hà Nội 100% hồ sơ thành lập công ty phải nộp qua mạng điện tử và kết quả thành lập công ty (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được trả lại cho khách hàng bằng đường bưu chính;
  • Từ năm 2024 Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bản giấy thường, khổ A4 (không còn cấp phôi bản mẫu giấy vàng như trước đây);
  • Thành lập công ty năm 2024 công ty được miễn thuế môn bài cho năm đầu thành lập, tức năm 2024 doanh nghiệp được miễn thuế môn bài;
  • Đối với hộ cá thể chuyển đổi thành công ty được miễn thuế môn bài 03 năm từ năm thành lập, tức năm 2024 chuyển đổi thì được miễn thuế môn bài năm 2024, 2025, 2026;
  • Các doanh nghiệp thành lập 06 tháng đầu năm 2024 kinh doanh các mặt hàng có thuế suất 10% trong diện được ưu đãi giảm thuế 2% sẽ được áp dụng thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) là 8% từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/06/2024;
  • Năm 2024, các doanh nghiệp thành lập mới bắt buộc phải sử dụng và phát hành hóa đơn điện tử;
  • Năm 2024, công ty muốn thành lập bằng địa chỉ văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ tại Hà Nội cần cân nhắc vì hiện nay các cơ quan thuế quản lý rất chặt việc sử dụng văn phòng ảo để kê khai làm địa chỉ văn phòng, đặc biệt đối với doanh nghiệp có phát sinh nhiều hoạt động mua bán, thương mại, sản xuất cần có kho xưởng. Do đó, công ty cần cân nhắc sử dụng văn phòng ảo để làm địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Một số tư vấn khi thành lập công ty tại Hà Nội

Tên công ty

  • Tên doanh nghiệp theo quy định bao gồm 2 bộ phận: loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.
  • Có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.
  • Về tên riêng là tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên doanh nghiệp có thể bao gồm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Chủ thể kinh doanh không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức xã hội; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa để cấu thành tên doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp không được đăng ký tên nhãn hiêu nổi tiếng, nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để làm tên riêng donah nghiệp mình.
  • Quý khách hàng cung cấp tên dự định đặt cho Luật Việt An, công ty sẽ tiến hành tra cứu tên và tư vấn sửa đổi, bổ sung tên cho quý khách. Việc tra cứu tên sẽ tăng khả năng đăng ký thành công tuy nhiên không đảm bảo 100% chủ thể sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Trong các loại hình doanh nghiệp, Việt An khuyên Quý khách hàng nên lựa chọn đăng ký thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được thành lập khi chỉ có 1 thành viên góp vồn trong khi công ty cổ phần yêu cầu tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, cả hai loại hình công ty này đều có chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên/cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của các mô hình này khá chặt chẽ, hoàn chỉnh nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở chính công ty

  • Doanh nghiệp cung cấp địa chỉ trụ sở chính mà doanh nghiệp dự định đặt doanh nghiệp. Doanh nghiệp ghi rõ số nhà, ngõ ngách, đường phố, phường, xã, quận huyện, thành phố.
  • Trụ sở không được phép là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đi thuê, mượn văn phòng thì cần có giấy tờ chứng mình quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ công ty

  • Phụ thuộc vào khả năng tài chính và mức vốn huy động ban đầu, Quý khách hàng cung cấp cho Luật Việt An mức vốn điều lệ dự kiến góp.
  • Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, Quý khách hàng lưu ý đáp ứng được mức vốn tối thiểu khi tiến hành đăng ký (Ví dụ: ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động, dịch vụ bảo vệ…).

Ngoài ra, công ty cần cân nhắc về số vốn điều lệ bởi nó ảnh hưởng đến mức thuế môn bài công ty phải nộp. Mức thuế môn bài áp dụng tương ứng với mức vốn điều lệ doanh nghiệp như sau:

  • Trên 10 tỷ đồng vốn điều lệ: 3.000.000 đồng/năm;
  • Từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.

Thành viên/cổ đông công ty

Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập của công ty (cung cấp bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân đã được công chứng/chứng thực của thành viên/cổ đông/người đại diện theo pháp luật). Đồng thời doanh nghiệp cần nêu rõ tỷ lệ góp vốn góp của mỗi người trong vốn điều lệ.

Người đại diện theo pháp luật

  • Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin chứng thực cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpvà nêu rõ chức danh.
  • Không lựa chọn người đang bị treo mã số thuế tại các công ty đã thành lập trước đây (dù thành lập ở bất kỳ tỉnh nào trong cả nước).

Phát hành hóa đơn điện tử

  • Hóa đơn điện tử được hiểu là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
  • Năm 2024, các công ty mới thành lập bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Các bước thành lập công ty tại Hà Nội

Các bước quan trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị thông tin để tiến hành thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội. Bạn có thể tiến hành các trình tự thủ tục dưới đây và cũng có thể uỷ quyền cho công ty luật Việt An để thực hiện đăng ký thành lập công ty.

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

  • Công ty Luật Việt An tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời gian hoàn thành: 03 ngày làm việc.

Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau 03 ngày làm việc Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Giấy chứng nhận hiện nay 100% được trả theo đường bưu điện nên thường khách hàng sẽ được nhận chậm hơn chút do quá trình chuyển phát.

Bước 3: Thực hiện khắc con dấu (mộc tròn) công ty

  • Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Việt An sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
  • Thời gian thực hiện: Ngay trong ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.

Bước 4: Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động công ty và kê khai thuế theo yêu cầu của khách hàng

  • Kết quả dịch vụ thành lập công ty được chuyển tới khách khách hàng, luật sư, chuyên gia tư vấn thuế của Công ty luật Việt An có những lưu ý với Quý khách hàng về thuế (kê khai thuế), những lưu ý liên quan đến công việc cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Luật Việt An sẽ cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ kế toán thuế, kê khai thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến tư vấn tài chính, thương hiệu, soạn thảo hợp đồng và tranh chấp công ty.
  • Đối với các ngành nghề có yêu cầu điều kiện sau thành lập công ty và giấy phép con như: vận tải, du lịch, nhà hàng, cho thuê lao động, giáo dục, y tế, xây dựng, chuyển phát nhanh, bưu chính,…: Xin các giấy phép đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Kết quả dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt An

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • 01 con dấu pháp nhân của công ty;
  • Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau thành lập công ty cho doanh nghiệp miễn phí.

Các dịch vụ sau thành lập công ty của Luật Việt An

  • Mở tài khoàn ngân hàng;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử;
  • Phát hành hóa đơn điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trọn gói với chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp lý đầu tư, thuế, sở hữu trí tuệ, …cho doanh nghiệp.

Một số câu hỏi khi thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Thành lập công ty tại Hà Nội có cần hộ khẩu hay đăng ký tạm trú không?

Không, khi thành lập công ty tại Hà Nội quý khách hàng không cần có hộ khẩu tại Hà Nội vẫn có quyền thành lập công ty và cũng không cần cung cấp giấy tờ kê khai tạm trú tại Hà Nội.

Tại Hà Nội có thể đăng ký nhà chung cư làm trụ sở công ty không?

Cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước tại Hà Nội nhà chung cư, nhà tập thể không được dùng để đăng ký khi thành lập công ty.

Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội có khác các tỉnh khác hay không?

Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội được thực hiện theo đúng các quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan nên hoàn toàn thống nhất như thủ tục tại các tỉnh thành trong cả nước. Có điều Hà Nội là một trong các tỉnh thành áp dụng thành công thí điểm nộp hồ sơ điện tử, do đó 100% hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nội sẽ áp dụng nộp hồ sơ điện tử.

Các loại thuế phải thực hiện nghĩa vụ sau khi thành lập công ty tại Hà Nội?

Sau khi thành lập công ty bạn cần phải thực hiện các loại thuế sau đây: Phải thực hiện đăng ký thuế, nộp thuế môn bài (Thuế môn bài là 2.000.000 đồng cho công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, 3.000.000 đồng cho công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, 1.000.000 đồng lệ phí môn bài cho chi nhánh, cho địa điểm kinh doanh. Ngoài ra bạn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Một số giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại Hà Nội

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

  • Chính quyền thủ đô chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực.
  • Tập trung tối đa nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân, thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công năm 2024.
  • Hoàn thành nhanh, gọn từng dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; xử lý hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công các dự án mới.
  • Đôn đốc quyết liệt tiến độ các công trình trọng điểm, các công trình thiết yếu, tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.

Thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp

  • Nâng cao hiệu quả, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn có vai trò quan trọng nhằm gia tăng năng lực sản xuất trên địa bàn.
  • Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo định hướng Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên,
  • Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố.

Khuyến khích nâng cao thương hiệu, sản phẩm Ocop, đặc sản cùng

  • Nâng cao thương hiệu, sản phẩm OCOP;
  • Hà Nội ưu tiên các sản phẩm đặc sản vùng miền, làng nghề có sự tham gia đông đảo của cộng đồng.

Tập trung phát triển nội địa, tiêu dùng trong nước

  • Tập trung khai thác và phát triển thị trường nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt;
  • Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo dõi diễn biến thị trường có cơ chế chính sách kịp thời thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

  • Cập nhật sát diễn biến cung cầu giá cả thị trường;
  • Tăng cường công tác quản lý, điểu hành, bình ổn thị trường giá cả, kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán theo giá niêm yết;
  • Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
  • Chủ động dự báo, xây dựng, cập nhật kịch bản điều hành giá và phương án, lộ trình điều chỉnh một số dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục theo mức độ và thời điểm phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đơn vị hành chính các quận, huyện tại Thành phố Hà Nội:

Hiện nay Công ty Luật Việt An đã tự hào cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cho hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc nói chung và trên thành phố Hà Nội nói riêng. Dưới đây là những địa phương mà Công ty Luật Việt An đã đang và đã tiến hành các dịch vụ thành lập công ty trên các địa bàn sau tại Hà Nội.

Dịch vụ thành lập công ty được tiến hành tại 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:

  • 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
  • 1 Thị xã: Sơn Tây
  • 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì.

Thông tin các khu công nghiệp lớn của Hà Nội

Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Khu công nghệ cao Hoà Lạc với diện tích 1.586 ha, là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao cấp Quốc gia, là nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trọng tâm phát triển của Khu công nghệ cao Hoà Lạc là các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, vật liệu mới, năng lượng mới… và doanh mục các sản phẩm công nghê cao được khuyến khích phát triển.

Khu công nghiệp công nghệ cao sinh học

Khu công nghệ cao sinh học, có tổng diện tích: 280.89ha thuộc địa phận các xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai và Cổ Nhuế của quận Bắc Từ Liêm. Quy hoạch xác định cho Khu công nghệ cao sinh học để thu hút các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sinh học. Lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Xí nghiệp, công trình phát triển công nghệ và thử nghiệm; trung tâm điều hành, dịch vụ công cộng, công viên cây xanh, hồ điều hòa, khu đào tạo, viện nghiên cứu, bệnh viện, khách sạn…

Khu công nghiệp Bắc Thường Tín

Khu công nghiệp Bắc Thường Tín với quy mô 112ha, tại Huyện Thường Tín – Thủ đô Hà Nội được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

Khu công nghiệp Thăng Long

Khu công nghiệp Thăng Long, với diện tích 112 ha, tại Huyện Đông Anh – Hà Nội. Lĩnh vực thu hút đầu tư: Sản xuất sản phẩm điện tử và cơ khí chính xác; các ngành cơ khí điện tử, máy móc giao thông, công nghiệp nhẹ; sản xuất khí công nghiệp.

Khu công nghiệp Phú Nghĩa

Khu công nghiệp phú nghĩa nằm trên trục QL6A giữa hai thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà nội, KCN Phú Nghĩa với tổng diện tích 170ha được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt, Khu nhà ở cho người lao động đáp ứng chỗ ở cho 28.000 lao động đã được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành khai thác.

Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai

Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai được thành lập theo Quyết định số 2500/2007/QĐ-UB do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội) cấp ngày 21/12/2007 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty CP Đầu tư Phát triển Hà Tây làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai tại địa bàn thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Tọa lạc gần Đại lộ Thăng Long (đường cao tốc Láng- Hòa Lạc), trung tâm thủ đô Hà Nội, sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Quảng Ninh- Cái Lân, khu công nghiệp sở hữu vị thế thuận lợi. Với không gian rộng lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ hỗ trợ và lực lượng lao động dồi dào, khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai thích hợp cho nhiều ngành công nghiệp đa dạng với tổng diện tích 155 ha.

Khu công nghiệp Sài Đồng A

Khu công nghiệp tập trung Sài Đồng A tọa lạc tại Thị trấn Sài Đồng thuộc Thủ đô Hà Nội. Là khu công nghiệp hạ tầng hoàn thiện, khu vực vị trí tiện lợi về giao thông và sản xuất tất cả các ngành nghề khác nhau, hoặc làm kho chứa hàng hóa.

KCN Sài Đồng A có diện tích 420ha là một KCN, thương mại, dịch vụ. Trong đó, diện tích đất dành cho CN là 197 ha, tọa lạc tại Thị trấn Sài Đồng thuộc Thủ đô Hà Nội. Là khu công nghiệp hạ tầng hoàn thiện, khu vực vị trí tiện lợi về giao thông và sản xuất tất cả các ngành nghề khác nhau, hoặc làm kho chứa hàng hóa.

Qui hoạch đề xuất KCN tập trung theo hướng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, chuẩn bị mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI vào thuê đất để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Khu công nghiệp Sài Đồng B

Khu công nghiệp Sài Đồng B tại Long Biên – TP. Hà Nội, với diện tích là 97, 11 ha. Ngành nghề chính: Công nghiệp cơ khí, công nghiệp Điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ và công nghiệp công nghệ cao

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long với diện tích 302 ha, nằm tại Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

Khu công nghiệp Đài Tư

Khu công nghiệp Hà Nội-Đài Tư được thành lập năm 1997 và tọa lạc tại vị trí chiến lược gần trung tâm Hà Nội, sân bay thành phố, cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh – Cái Lân tại địa chỉ 386 Nguyễn Văn Linh – Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Thủ đô Hà Nội, có diện tích 40 ha. Khu công nghiệp phục vụ cho nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, hàng hóa tiêu dùng, thiết bị gia dụng và các phụ tùng xe hơi…

Khu công nghiệp Nam Thăng Long

KCN Thăng Long 260,87 ha tại Thụy Phương – Quận Bắc Từ Liêm – Thủ đô Hà Nội đã được lấp đầy với 67 doanh nghiệp sản xuất và 20 văn phòng đại diện, có tổng số vốn đầu tư vào khoảng 660 triệu USD. KCN Thăng Long là nơi tập trung các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) từ Nhật Bản, đầu tư dài hạn vào Việt Nam bằng cách thiết lập và quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp FDI trong KCN Thăng Long chủ yếu thuộc các ngành điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, máy xây dựng, tàu thủy… cùng một số doanh nghiệp thuộc các hãng có tên tuổi trong lĩnh vực điện tử như Canon, Panasonic…

Khu công nghiệp Nội Bài

Đây là một trong những khu công nghiệp lâu năm, quy hoạch trải dài trên diện tích 115ha. Khu công nghiệp này được phát triển sát gần với sân bay Nội Bài, cũng như có vị trí thuận lợi khi nằm trên giao lộ của nhiều tuyến đường cao tốc, giao thông huyết mạch khu vực phía Bắc. Tuy có vị trí địa lý thuận tiện, nhưng giá thuê tương đối cao cùng với hạ tầng ở mức trung bình dẫn tới KCN này có phần kém thu hút hơn so với các KCN khác tại Hà Nội. Tỷ lệ lấp đầy 100% nhưng chỉ đang phục vụ dao động chỉ khoảng 40 – 50 doanh nghiệp hoạt động (chủ yếu là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản).

Khu công nghiệp Quang Minh

Khu công nghiệp Quang Minh, diện tích 344 ha, nằm giáp với con đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai, liền kề với cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, nằm ở đầu trục giao thông đường sắt và đường Quốc lộ 18 từ trung tâm miền Bắc ra Cảng Hải Phòng và Cảng nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Khu công nghiệp Quang Minh là Khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường và bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; sản xuất Cơ khí…

Khu công nghiệp Sóc Sơn

Khu công nghiệp Sóc Sơn, 55ha nằm trên hai xã Minh Trí và Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Vietnam. Đây là vị trí rất thuận tiện cho việc di chuyển cho người và cả vận chuyển hàng hoá. Từ vị trí này dễ dàng tiếp cận đến các ngoại khu xung quanh.

Khu công nghiệp Đông Anh

Khu công nghiệp Đông Anh được quy hoạch với diện tích 300ha nằm trên địa bàn xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Hiện nay KCN Đông Anh chưa được triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mới đang ở bước đầu của quá trình thành lập khu côn nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương liên quan và UBND Thành phố Hà Nội về thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Đông Anh. Cơ cấu ngành nghề Khu công nghiệp này ưu tiên các ngành cơ khí, lắp ráp, sản xuất tô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất hàng xuất khẩu.

Khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy

Với diện tích: 81 hađược thiết kế đồng bộ, hiện đại với hệ thống giao thông nội bộ rộng, diện tích cây xanh lớn, điện, cấp thoát nước khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy phù hợp tiêu chuẩn quốc tế các lô đất linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình nhà máy. Tập trung thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty/ doanh nghiệp tại Hà Nội hoặc có bất kỳ thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty luật Việt An để được hồ trợ tốt nhất.

Từ khóa » Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Tại Hà Nội