Thủ Tục Thi Hành Quyết định áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn được tình trạng tài sản, tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi hành án, quyết định của Tòa án sau này. Vậy Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được pháp luật quy định thực hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
    • 1.1 1.1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
    • 1.2 1.2. Đặc điểm của các biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • 2 2. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • 3 3. Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời

1.1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án có thể ra quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cần thiết để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Vì nếu không áp dung các biện pháp ấy có thể dẫn đến những khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá trình thi hành án.

Những biện pháp khẩn cấp tạm thờ được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là những chế định quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Chính vì vậy mà Bộ luật tố tụng dân sự 2015 dành hẳn một chương riêng để quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, lại chưa có điều luật cụ thể nào nêu lên khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

” Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Toà án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.”

1.2. Đặc điểm của các biện pháp khẩn cấp tạm thời

So với các biện pháp khác được Toà án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời có những điểm khác biệt cụ thể, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Trong đó:

Đặc điểm thứ hai đó là tính khẩn cấp của các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện ở việc Toà án phái ra quyết định áo dụng ngay và quyết định này được thi hành ngay sau khi Toà án đã quyết định áp dụng, không thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đặc điểm của các biện pháp khẩn cấp tạm thời còn thể hiện ở việc áp dụng các biện pháp này sẽ không giải quyết được triệt để vấn đề mà các đương sự đang gặp phải. Các biện pháp này được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

2. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 130 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

Thứ nhất, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế sau đây:

a) Biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điều 118, 119, 120 và 121 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;

b) Biện pháp cưỡng chế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 71 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 75 của Luật này để đảm bảo thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định về kê biên tài sản đang tranh chấp.

d) Biện pháp bảo đảm quy định tại các Điều 66, 67, 68 và 69 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài sản của người có nghĩa vụ;

đ) Biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 3 Điều 71 và các điều 98, 99, 100 và 101 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hoá khác.

Thứ hai, trường hợp người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở địa phương khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định uỷ thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp ủy thác cho cơ quan thi hành án, thì tuân theo thủ tục quy định tại Điều 35 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 35. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:

a) Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;

b) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;

d) Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành.”

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự  năm 2015 thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều 214.

Tại khoản 4 Điều 215 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau: “Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết”. Đây là điểm mới của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 so với quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.

Như vậy, từ quy định của pháp luật chúng ta có thể thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những hoạt động tố tụng của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ví dụ như vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B đang bị tạm đình chỉ giải quyết nên Tòa án không được quyền tiến hành bất kỳ hoạt động tố tụng nào khác ngoại trừ việc theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết. Nếu Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cho nên Tòa án không được quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của ông A.

3. Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo những nội dung chúng tôi phân tích thì việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án. Như vậy nên việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống.

Bên cạnh đó việc á dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật dân sự cũng có ý nghĩa đối với các trường hợp do những xung đột về lợi ích nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài sản hay loại chứng cứ, gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra những khó khăn nhất định trong việc giải quyết vụ án của Toà án theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy nên việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này đã góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Từ khóa » Kê Biên Khẩn Cấp