Thủ Tuc Tiếp Nhận, Thuyên Chuyển, điều động. - Sở Nội Vụ
Có thể bạn quan tâm
- Bước 1: Cá nhân tập hợp đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ.
- Bước 2: Phòng Quản lý Cán bộ công chức, viên chức xem xét giải quyết thủ tục hành chính này.
- Bước 3: Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
3.1. Đơn;
3.2. Bản khai sơ yếu lý lịch (mẫu 2C) do cơ quan thẩm quyền quản lý, sử dụng, xác nhận;
3.3. Quyết định tuyển dụng và Quyết định lương hiện hưởng;
3.4. Văn bản của cơ quan thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức, viên chức đồng ý cho thuyên chuyển;
3.5. Văn bản của cơ quan thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức, viên chức đồng ý tiếp nhận;
Ghi chú:
- Trường hợp xin chuyển về cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thì cơ quan sử dụng công chức, viên chức phải còn chỉ tiêu biên chế và người xin chuyển về phải có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.
- Trường hợp xin cấp giấy đi liên hệ công tác chỉ cần Hồ sơ theo các (mục 1,2,3,4). Sau khi có văn bản của cơ quan thẩm quyền quản lý, sử dụng công chức, viên chức đồng ý tiếp nhận (mục 5) thì bổ sung vào nội dung hồ sơ nêu trên.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc (Từ khi nhận đủ hồ sơ)
5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.
7. Kết quả thực hiện:
- Quyết định hành chính
- Văn bản chấp thuận
8. Lệ phí: Không
9. Căn cứ pháp lý:
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật viên chức năm 2010;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 93/2010/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức;
- Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
- Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;
- Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Từ khóa » Chuyển Công Tác Từ Công Chức Sang Viên Chức
-
Quy định Về Việc Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức
-
Có được Chuyển đổi Từ Công Chức Sang Viên Chức Hay Không?
-
Quy định Về Việc Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức ?
-
Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức Có Cần Phải Sát Hạch Không ...
-
Công Chức Chuyển Sang Viên Chức Có Cần Bằng đại Học?
-
Có được Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức Không? - Chi Tiết Tin Tức
-
Trường Hợp Nào Công Chức Không được Chuyển Sang Viên Chức?
-
Tư Vấn Về Thủ Tục Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức?
-
Chuyển Ngạch Viên Chức Sang Công Chức Như Thế Nào?
-
Tiêu Chuẩn, Thủ Tục Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức? Điều Kiện ...
-
Quy định Về Việc Chuyển Từ Công Chức Sang Viên Chức - Trang Chủ
-
Hỏi: Công Chức Chuyển Sang Viên Chức Có được Miễn Tập Sự?
-
Thủ Tục Quy Trình Chuyển Công Tác Của Cán Bộ Viên Chức 2022
-
Muốn Chuyển Từ Viên Chức Sang Công Chức Cần điều Kiện Gì?