Thủ Tục Và Hồ Sơ Xin Cấp Phép Treo Biển Quảng Cáo Ngoài Trời

Quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời là một trong những hoạt động không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, việc làm hồ sơ xin giấy phép quảng cáo và tiến hành xin giấy phép quảng cáo là một quy trình gồm nhiều giai đoạn và khá phức tạp. Thấu hiểu khó khăn đó xin được cung cấp thông tin về xin giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây.

Thu-tuc-xin-cap-phep-treo-bien-quang-cao-ngoai-troi.JPG

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, các thương nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng cũng như giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng . Để có thể làm điều đó phương tiện quảng cáo thương mại là một công cụ hỗ trợ vô cùng hiệu quả trong việc có thể đưa sản phẩm của mình với khách hàng một cách nhanh nhất. Và quảng cáo ngoài trời là một trong những phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất mà các thương nhân hướng đến.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn theo quy định của pháp luật
  • 2 2. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo theo quy định của pháp luật
  • 3 3. Quảng cáo trên phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật
  • 4 4. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • 5 5. Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật
  • 6 6. Nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời
  • 7 7. Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời
  • 8 8. Dán poster có phải quảng cáo ngoài trời không?

1. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn theo quy định của pháp luật

Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các sản phẩm muốn quảng cáo sẽ thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.

Một điều quan trọng cần lưu ý khi thông tin muốn quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:

Về Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang. Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn. Thời hạn treo băng-rôn theo quy định sẽ là không quá 15 ngày.

2. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo theo quy định của pháp luật

Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương. Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh việc dùng âm thanh khi quảng cáo sẽ gây ảnh hưởng đến tiếng ồn xung quanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều  28 của luật quảng cáo này được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.

3. Quảng cáo trên phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật

Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông. Hiện nay việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông ngày càng trở nên phổ biến: ví dụ như quảng cáo trên xe bus, đa số người đi xe bus thường là những bạn sinh viên, người trẻ tuổi đi làm thường sử dụng, sẽ dễ dàng đưa sản phẩm đến đối tượng chủ yếu tiêu dùng chính trong xã hội.

Xem thêm: Trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

Ngoài ra còn có hình thức quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định sau: Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường; Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện, không được quảng cáo trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn. Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã.

4. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 34 của Luật quảng cáo năm 2012 biển hiệu phải có các nội dung sau đây:

Thứ nhất phải có tên của cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

Thứ hai về tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Thứ ba cần có nội dung địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất đặt quảng cáo

Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo năm 2012 như sau: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:

– Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

Kích thước biển hiệu được quy định như sau:

-Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

5. Thủ tục và hồ sơ xin giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật

Hồ sơ xin giấy phép giấy phép quảng cáo bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo (theo mẫu).

– Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng  thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ  biển quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  ngành, nghề, hàng hoá  (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự  biển quảng cáo).

– Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng / chứng  thực  của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ của đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo) giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự  về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng.

– Mẫu (maket) sản phẩm biển quảng cáo thể hiện rõ mầu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị  đứng tên  đề nghị cấp  phép.

* Phía dưới mẫu giấy phép quảng cáo: ghi rõ tên đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo, giấy phép số … do Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp ngày…… tháng…… năm ……

– Bản sao có giá trị pháp lý (công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hợp đồng giữa người làm dịch vụ giấy phép quảng cáo (hoặc chủ giấy phép quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp  địa điểm, phương tiện mà biển, bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn  hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Xem thêm: Hình thức và nội dung của hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại

– Văn bản thoả thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo trong trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo.

– Đối với trường hợp đặt biển giấy phép quảng cáotấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có  bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của  các cơ sở đó.

–  Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch.

Cơ quan cấp phép

 – Sở Văn hoá – Thông tin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cho các đối tượng: Quảng cáo trên bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động;

Thời hạn cấp phép

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết việc cấp phép cho đơn vị có yêu cầu.

Thủ tục đăng kí

            + Bước 1. Hoàn chỉnh hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ tiếp nhận hồ sơ – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

            + Bước 2. Hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

            + Bước 3. Nhận phiếu hẹn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ (đối với hồ sơ hợp lệ).

6. Nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời

 Điều 37. Nội dung và nguyên tắc quy hoạch quảng cáo ngoài trời

1. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải xác định địa điểm, kiểu dáng, kích thước, chất liệu, số lượng các phương tiện quảng cáo trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; trong nội thành, nội thị.

2. Việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

a) Phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội;

c) Bảo đảm tính ổn định, công khai, minh bạch và khả thi;

d) Bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa các địa phương tại các điểm tiếp giáp trên trục đường quốc lộ, tỉnh lộ;

đ) Ưu tiên kế thừa các vị trí quảng cáo phù hợp với quy hoạch đã có trước; trong trường hợp thực hiện hoặc điều chỉnh quy hoạch gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm tổ chức đền bù theo quy định của pháp luật;

e) Lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo và nhân dân.

3. Chính phủ quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo.

7. Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời

 Điều 38. Trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

b) Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương;

c) Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;

d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:

a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;

b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.

8. Dán poster có phải quảng cáo ngoài trời không?

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty cho em hỏi. Trong trường hợp dán poster (có hoặc không có lồng kính) tại mặt tiền của cửa hiệu có xem là quảng cáo ngoài trời không. Và nếu có thì cần thủ tục gì để thực hiện. Cảm ơn quý công ty!

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép văn phòng đại diện doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài

Luật sư tư vấn:

Hiện nay, những quy định cụ thể về quảng cáo ngoài trời thường được quy định trong các quyết định về quảng cáo ngoài trời của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó: Hình thức quảng cáo ngoài trời bao gồm các hoạt động quảng cáo không sinh lời; quảng cáo theo phương thức xã hội hóa trên bảng quảng cáo và băng rôn (tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội có gắn biểu trưng, logo, tên nhà tài trợ hoặc nhãn hiệu hàng hóa); quảng cáo thương mại và có mục đích sinh lời trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời; thông tin về dự án, đề án trên bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo; quảng cáo rao vặt tại khu vực công cộng.

Phương tiện quảng cáo ngoài trời bao gồm bảng quảng cáo, băng rôn (ngang, dọc); bảng quảng cáo dạng chữ, hộp đèn, bảng chỉ dẫn, màn hình chuyên quảng cáo, công trình quảng cáo; đoàn người thực hiện quảng cáo; các vật thể có yếu tố quảng cáo dưới dạng mặt phẳng, hình khối, biểu tượng, hình tượng được đặt ngoài trời, nơi công cộng.

Theo quy định tại mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời của Thông tư số 19/2013/TT-BXD:

“1.4.7. Bảng quảng cáo: là phương tiện để thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên nhiều chất liệu và kích thước khác nhau, bao gồm: bảng, biển, panô, hộp đèn được treo, lắp đặt độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn.”

Với trường hợp dán poster (có hoặc không có lồng kính) ngoài mặt tiền của cửa hiệu có thể được hiểu là bảng quảng cáo theo như quy định nêu trên. Như vậy, đây được coi là một hình thức quảng cáo ngoài trời.

Về thủ tục xin cấp phép quảng cáo ngoài trời:

* Hồ sơ xin giấy phép giấy phép quảng cáo bao gồm:

“- Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo (theo mẫu).

– Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng  thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ  biển quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  ngành, nghề, hàng hoá  (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự  biển quảng cáo).

– Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng / chứng  thực  của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ của đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo) giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự  về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng.

– Mẫu (maket) sản phẩm biển quảng cáo thể hiện rõ mầu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị  đứng tên  đề nghị cấp  phép.

– Bản sao có giá trị pháp lý (công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hợp đồng giữa người làm dịch vụ giấy phép quảng cáo (hoặc chủ giấy phép quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp  địa điểm, phương tiện mà biển, bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn  hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ).

dan-poster-co-phai-quang-cao-ngoai-troi-khong

 Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

– Văn bản thoả thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo trong trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo.

– Đối với trường hợp đặt biển giấy phép quảng cáo tấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có  bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của  các cơ sở đó.

–  Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch.”

– Thủ tục đăng ký:

+ Bước 1. Hoàn chỉnh hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ tiếp nhận hồ sơ – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

+ Bước 2. Hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

+ Bước 3. Nhận phiếu hẹn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ (đối với hồ sơ hợp lệ).

Từ khóa » đơn Xin Treo Biển Quảng Cáo