Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Phòng Cháy Chữa Cháy - Luật Hùng Bách

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là loại giấy phép phổ biến được xem là một trong những điều kiện bắt buộc khi Chủ đầu tư, Chủ phương tiện thực hiện các hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện. Tuy nhiên, trình tự thủ tục và hồ sơ xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy lại khá phức tạp. Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ tư vấn các quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy và trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0979.564.828 để được tư vấn và giải đáp.

MỤC LỤC

Toggle
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì?
  • Đối tượng phải xin giấy phép PCCC 
  • Hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC 
  • Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép PCCC 
  • Mức xử phạt khi không có giấy phép PCCC
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép PCCC – Luật Hùng Bách
  • Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách
  • Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì?

Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật; có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ; hỏa hoạn. Đồng thời, nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định. Đây là “giấy phép con” phổ biến được quy định, là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện.

Đối tượng phải xin giấy phép PCCC 

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế PCCC bao gồm:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị; khu kinh tế; khu công nghiệp; cụm công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch.
  • Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
  • Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC như phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách; vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói toàn quốc
Dịch vụ luật sư Tư Vấn -Doanh nghiệp – Luật Hùng Bách – SĐT: 0973.436.828

Hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC 

Đối với đồ án quy hoạch xây dựng

  • Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan của cơ quan; tổ chức lập quy hoạch;
  • Tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha; tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ

  • Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về PCCC của chủ đầu tư.
  • Giấy ủy quyền (Nếu có);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc; văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình;
  • Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến PCCC: Bậc chịu lửa của công trình; khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh; hướng gió; cao độ công trình.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn thủ tục xin cấp Giấy phép PCCC, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hùng Bách thông qua số điện thoại 0979.564.828

Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình

  • Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp PCCC của chủ đầu tư.
  • Giấy ủy quyền (Nếu có);
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc; văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp PCCC.

Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình

  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư.
  • Giấy ủy quyền (Nếu có);
  • Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC (nếu có);
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc; văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
  • Dự toán xây dựng công trình;
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế; văn bản thẩm duyệt thiết kế; bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh);
  • Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có)

Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC

  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện; 
  • Giấy ủy quyền (Nếu có);
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC;
  • Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC.

Lưu ý: Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền; xuất trình thẻ CCCD/CMND/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép PCCC 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ nêu trên. Tùy vào dự án, công trình đầu tư mà nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo một trong các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
  • Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
  • Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa: Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì người nộp hồ sơ sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.

Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công: Người nộp hồ sơ sẽ nhận thông báo qua thư điện tử; tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp; cá nhân hoặc qua ủy quyền: Người nộp hồ sơ sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC hoặc; Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC.

Bước 3: Trả kết quả

Thời gian trả kết quả:

  • Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
  • Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
  • Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;
  • Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
  • Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

Mức xử phạt khi không có giấy phép PCCC

Đối với những cơ sở bắt buộc phải có Giấy phép PCCC mà khi Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra lại không có thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Căn cứ Điều 28 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy bị xử phạt như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn PCCC.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về PCCC đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
  • Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn PCCC;
  • Không tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về PCCC của cơ quan có thẩm quyền;
  • Không thực hiện các yêu cầu về PCCC đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

Ngoài ra, trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi Việt Nam.

Dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép PCCC – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách tư vấn hỗ trợ thủ tục đăng ký Giấp phép PCCC, cụ thể như sau: 

  • Tư vấn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ giấy tờ xin Giấy phép PCCC;
  • Tư vấn, phân tích và đánh giá tính hợp pháp về điều kiện cần để cơ sở có những điều chỉnh phù hợp;
  • Tư vấn thủ tục xin chấp nhận địa điểm xây dựng;
  • Tư vấn thủ tục nghiệm thu PCCC;
  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép PCCC theo đúng quy định;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả cho quý khách hàng;
  • Nhận và gửi kết quả cho quý khách hàng.

Phí dịch vụ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách cung cấp thông tin về giá dịch vụ như sau:

  • Luật sư tư vấn online qua điện thoại: Miễn phí tư vấn.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Từ 500.000 đồng/giờ tư vấn của Luật sư chính.
  • Dịch vụ Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý như đơn đề nghị; đơn tố cáo; đơn yêu cầu…
  • Nhận đại diện theo uỷ quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cử Luật sư thực hiện các thủ tục pháp lý tại Toà án; Tham gia bào chữa tại Toà án;
  • Các dịch vụ pháp lý liên quan khác.

Phí dịch vụ tư vấn; thực hiện các thủ tục Đăng ký Giấy phép PCCC sẽ được điều chỉnh tùy vào từng vụ việc. Liên hệ ngay đến số 0979.564.828 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình,… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn.

Để được hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

  • Điện thoại (Zalo/Viber/Whatsapp): 0979.564.828
  • Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach – https://www.facebook.com/Lhb.hcm
  • Website: https://lhblaw.vn/ – https://luathungbach.vn/
  • Email: luathungbach.hcm@gmail.com

Trân trọng!

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Giấy Xin Phép Xem Chùa