Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính Dự Khai Mạc Diễn đàn Kinh ...

Cùng tham dự có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Phát biểu chào mừng diễn đàn, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM bày tỏ vui mừng khi diễn đàn kinh tế lần thứ 4 được tổ chức tại TPHCM. Dưới tác động của dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4, TPHCM trở thành địa phương có mức độ lây nhiễm nghiêm trọng, có thời gian giãn cách xã hội dài nhất, đã làm cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội gián đoạn, các động lực tăng trưởng kinh tế bị kéo lùi nghiêm trọng, cùng với đó là những ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe, sinh kế và đời sống tinh thần của người dân...

Đồng chí Phan Văn Mãi phát biểu chào mừng diễn đàn Đồng chí Phan Văn Mãi phát biểu chào mừng diễn đàn

Đồng chí Phan Văn Mãi nhấn mạnh, ý thức được ý nghĩa chiến lược của tính chất độc lập, tự chủ trong đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh mới của thời đại, TPHCM trong những năm qua đã triển khai nhiều chương trình kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những công đoạn có giá trị gia tăng cao đối với tất cả các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Đây là hướng chủ yếu để chuyển các quan hệ kinh tế từ lệ thuộc thị trường, lệ thuộc vào đối tác bên ngoài sang mối quan hệ tương thuộc với mọi đối tác.

TPHCM cũng nhận thức rằng, để thu hút nguồn vốn FDI có hiệu quả phải nâng cao vai trò đối tác của khu vực kinh tế trong nước, nhất là tầm quan trọng của khu vực tư nhân. Đây đang là một quá trình cần sự hỗ trợ nhiều chính sách chung về vĩ mô; nên từ Diễn đàn này kỳ vọng sẽ có nhiều đóng góp về cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cụ thể hóa đường lối và chủ trương của Đảng “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong tình hình mới”.

Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, những kết quả về phát triển kinh tế xã hội rất đáng khích lệ trong những tháng đầu năm 2022 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Kinh tế quý I/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh. Cách đây hơn 1 tuần, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.

Đồng chí Trần Tuấn Anh phát biểu đề dẫn tại diễn đàn Đồng chí Trần Tuấn Anh phát biểu đề dẫn tại diễn đàn

Do đó, tại phiên họp toàn thể, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung trọng tâm, làm rõ nội hàm về nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới hiện nay, nhất là yêu cầu về tự chủ khoa học, công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế là gì?

Đồng thời, làm rõ thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua? Làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hoặc ban hành các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để củng cố và phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài. Đề xuất cách tiếp cận và các chính sách, giải pháp để bảo đảm giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong thời gian tới.

Sau phiên khai mạc toàn thể, các đại biểu tham dự tọa đàm cấp cao trao đổi về: sự cần thiết phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng; Nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế để chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế; Tác động của tình hình địa chính trị hiện nay dẫn đến việc định hình lại các khuôn khổ hợp tác quốc tế; Những yếu tố nền tảng thiết yếu để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng; Quản trị rủi ro quốc gia trong bối cảnh mới...

Từ khóa » Diễn đàn Xây Dựng Tphcm