Thủ Tướng đồng ý đầu Tư 29,5 Km đường Bộ Ven Biển Thanh Hóa ...

ban_do

Bản đồ tuyến đường ven biển Thanh Hóa.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 649/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa theo hình thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT.

Dự án đi qua các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, có mục tiêu từng bước hoàn thành tuyến đường bộ ven biển theo quy hoạch; hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trong khu vực, hình thành trục đường giao thông chính ven biển để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội; củng cố an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng mới 2 đoạn tuyến với tổng chiều dài 29,5km, bao gồm 3 đoạn. Đoạn tuyến 1 (Hoằng Hóa - Sầm Sơn) dài 12,3km có điểm đầu tại vị trí giao với đường tỉnh 510 thuộc địa phận xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa; điểm cuối nối vào tuyến đường giao thông nối thị xã Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn (thuộc địa phận phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn).

Đoạn tuyến 2 (Quảng Xương - Tĩnh Gia) dài 17,2km, có điểm đầu nối tiếp vào điểm cuối của dự án đường giao thông nối thị xã Sầm Sơn với khu kinh tế Nghi Sơn thuộc địa phận xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương; điểm cuối nối tiếp vào dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia.

Hai đoạn đường được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, bề rộng nền đường 12m.

Tổng vốn đầu tư Dự án là 3.400 tỷ đồng, trong đó Ngân sách trung ương hỗ trợ 1.400 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng theo quy định của pháp luật); ngân sách tỉnh Thanh Hóa 980 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 1.020 tỷ đồng.

Theo phương án đề xuất, UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, thay vì đầu tư công thuần túy toàn tuyến đường bộ qua địa bàn tỉnh, giải pháp đầu tư PPP với đoạn Hoàng Hóa – Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương – Tỉnh Gia, và đầu tư công thuần túy đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa sẽ giúp khả thi hơn về nguồn vốn, giảm bớt áp lực cho ngân sách địa phương, kêu gọi được nguồn vốn của nhà đầu tư.

Về tính khả thi của nguồn vốn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, tổng vốn đầu tư xây dựng của Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia là 3.400 tỷ đồng. Phần vốn Nhà nước tham gia là 2.380 tỷ đồng (chiếm 70%), gồm vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 1.400 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2020, Trung ương đã bố trí cho Dự án 343 tỷ đồng. Vốn ngân sách tỉnh 980 tỷ đồng đã được HĐND tỉnh Thanh Hóa thống nhất tại Nghị quyết số 157/NQ-HĐND ngày 4/4/2019. Còn lại phần vốn nhà đầu tư là 1.020 tỷ đồng (chiếm 30%). UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, cơ cấu nguồn vốn như vậy đảm bảo tính khả thi và phù hợp quy định.

Theo phương án tài chính, sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, nhà đầu tư sẽ được hoàn vốn bằng hình thức thu phí. Trong thời gian đầu, lưu lượng xe lưu thông trên các tuyến đường bộ ven biển sẽ thấp, do một số đoạn tuyến từ Quảng Ninh đến Nghệ An chưa được hoàn thành và thông tuyến.

Tuy nhiên, sau khi toàn bộ tuyến đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An hoàn thành, sẽ đảm bảo kết nối liên thông giữa các tỉnh, thành phố, các khu du lịch ven biển, rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại. Khoảng cách từ Hải Phòng đến Sầm Sơn nếu đi theo Quốc lộ 1A là 230 km, nếu đi theo tuyến đường ven biển là 180 km, giảm khoảng cách từ TP. Hải Phòng đi TP. Thanh Hóa 28 km, từ Cảng Đình Vũ đến Cảng nước sâu Nghi Sơn giảm 50 km…

Nếu đi theo tuyến đường ven biển sẽ rút ngắn được khoảng cách, thời gian, chi phí vận chuyển. Các phương tiện tham gia giao thông, khách du lịch, phương tiện vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến cảng Nghi Sơn và ngược lại, có thể sẽ lựa chọn đi theo tuyến đường bộ ven biển, nên khả năng hoàn vốn với thời gian thu phí không quá 25 năm là khả thi.

Thời gian chính thức sẽ được xác định thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật; thời gian đầu tư xây dựng từ năm 2020 đến năm 2024.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định pháp luật; gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, GTVT để theo dõi, giám sát, tổng hợp theo đúng quy định và bố trí đủ nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dự án được phê duyệt.

Bài liên quan Người Trung Quốc 'sở hữu' các lô đất biên giới, ven biển bằng cách nào?Người Trung Quốc 'sở hữu' các lô đất biên giới, ven biển bằng cách nào? Gần 2.000 tỷ đồng đầu tư đường ven biển ở Quảng NgãiGần 2.000 tỷ đồng đầu tư đường ven biển ở Quảng Ngãi Thanh Hóa đề xuất đầu tư PPP đối với 2 đoạn dự án đường bộ ven biểnThanh Hóa đề xuất đầu tư PPP đối với 2 đoạn dự án đường bộ ven biển Đầu tư tuyến đường bộ ven biển qua Thái Bình dài khoảng 44,5kmĐầu tư tuyến đường bộ ven biển qua Thái Bình dài khoảng 44,5km

Từ khóa » đường Ven Biển Hải Phòng Thanh Hóa