Thủ Tướng: Không Siết Tín Dụng địa ốc Bất Hợp Lý - VnExpress
Thị trường bất động sản được Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá có vai trò rất quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng. Do vậy, trước những lo ngại về động thái siết vốn vào thị trường này vừa qua, tại Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững chiều 14/7, Thủ tướng khẳng định "không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý".
Ông yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi, kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng với bất động sản theo nguyên tắc sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro cho thị trường, với nghệ thuật điều hành mềm dẻo, linh hoạt, có hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo, hướng dẫn các nhà băng tiếp tục cho vay với lĩnh vực bất động sản đúng quy định, đủ tính pháp lý; ưu tiên cho vay với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân đã được cấp phép và khởi công xây dựng để tạo nguồn cung cho thị trường.
Trước đó, phía Ngân hàng Nhà nước cũng từng khẳng định cơ quan chỉ này kiểm soát chặt tín dụng vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn trong bất động sản như xây dựng resort, nghỉ dưỡng... Đây là các lĩnh vực mang tính đầu cơ, lũng đoạn giá. Còn tín dụng vào các phân khúc như xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ... vẫn được khuyến khích rót vốn.
Tính đến cuối tháng 5, dư nợ tín dụng với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cuối năm ngoái. Đây được xem là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, chiếm 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung với nền kinh tế.
Ngoài tín dụng cho bất động sản, một vấn đề khác được các bộ, ngành đề cập với Thủ tướng là sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá chính sách thuế còn nhiều bất cập khi chưa phân biệt được người sử dụng và đối tượng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chưa hạn chế được hiện tượng đầu cơ, găm giữ nhà đất. Ông đề xuất cần nghiên cứu, đề xuất thêm các quy định thuế cho thị trường này.
Đồng tình, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nói "phải dùng các công cụ thuế để hạn chế tình trạng đầu cơ", bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản.
Trước các kiến nghị này, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất để ban hành quy định về thuế với hoạt động giao dịch, kinh doanh bất động sản để hạn chế tình trạng mua đi, bán lại nhiều lần hay nạn đầu cơ, găm giữ và chống thất thoát nguồn thu của nhà nước.
Đức Minh
Từ khóa » Siết Lại Tín Dụng
-
Không Siết Chặt Tín Dụng Bất động Sản Một Cách Bất Hợp Lý
-
Lãnh đạo NHNN Khẳng định Không Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản
-
Siết Tín Dụng Ngừa đầu Cơ Bất động Sản Sẽ Giúp Thị Trường được ...
-
Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản: Ngân Hàng Nhà Nước Nói Gì?
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Thay Vì “ngăn Sông” Hãy “nắn Dòng”
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Hạn Chế Dòng Tiền Vào Phân Khúc đầu Cơ
-
Phó Thống đốc: Không Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản - VnExpress
-
Siết Tín Dụng Nhà, đất: Tạo điều Kiện để Thị Trường Phát Triển Lành Mạnh
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Đừng để 'đánh Chuột Lại Làm Vỡ Bình'
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản - CafeLand.Vn
-
Không Siết Chặt Tín Dụng Bất Hợp Lý, Nghiên Cứu đánh Thuế Với Việc ...
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản - Bài 1
-
Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản để Hạ Sốt đất 23/04/2021 08:57:00
-
Siết Chặt Tín Dụng Cho Vay Bất động Sản: Tránh Gây Sốc Thị Trường