Thư Viện Đại Học Y Hà Nội: Thông Tin Tổng Quan

Trường CĐ Y Dược Sài Gòn™ Toggle navigation Trang chủ » Thư viện Đại học Y Hà Nội: Thông tin tổng quan

Thư viện Đại học Y Hà Nội: Thông tin tổng quan

Mục Lục

  • 1. Khái quát về Thư viện Đại học Y Hà Nội
  • 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Đại học Y Hà Nội
  • 3. Nhiệm vụ của Thư viện Đại học Y Hà Nội
Spread the loveTweet

Thư viện Đại học Y Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của trường, phục vụ hoạt động giảng dạy , học tập , nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên, … Nếu bạn đang muốn tìm hiểu Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, hãy tham khảo thông tin tổng quan qua bài viết dưới đây.

1. Khái quát về Thư viện Đại học Y Hà Nội

Thư viện Đại học Y Hà Nội có địa chỉ là: Tầng 1 và tầng 2 nhà A6, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Thư viện trực thuộc Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội.

Tuy có diện tích không rộng nhưng cũng đẩy đủ tiện nghi làm việc. Đây là địa điểm khá lý tưởng cho cán bộ và sinh viên học tập và nghiên cứu. Hiện nay, Thư viện đã được Ban Giám Hiệu nhà trường tăng cường nhiều trang thiết bị hiện đại như: Phần mềm Quản lý Thư viện số, máy chủ, máy trạm, máy số hóa tài liệu, máy in, máy photocopy, máy kiểm kê … các máy đều được kết nối Internet, hệ thống wifi và các phương tiện làm việc khác.

Thư viện Đại học Y Hà Nội: Thông tin tổng quan

Thư viện Đại học Y Hà Nội là địa điểm khá lý tưởng cho cán bộ và sinh viên học tập và nghiên cứu

Thư viện trường Đại học Y Hà Nội là một đơn vị độc lập, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường.Tổng số nhân lực hiện nay có 13 cán bộ, trong đó: 03 thạc sỹ, 08 cán bộ có trình độ Đại học đều có chuyên nghành thông tin thư viện, 01 cán bộ trung cấp và 01 nhân viên phục vụ.

Tài liệu của thư viện Đại học Y Hà Nội gồm có:

  • Luận văn, luận án: trên 11.000.000 cuốn.
  • Sách giáo trình: khoảng 40.000 cuốn.
  • Bài trích trên 30.000 cuốn.
  • Sách Tham khảo: 15.000 cuốn.
  • Tạp chí: 50.000 bản (cũ).
  • Nhiều bộ sách quý hiếm của các Giáo sư đầu ngành.
  • Sách điện tử: 240 cuốn (bổ sung 2015).
  • Nhiều cơ sở dữ liệu luận văn, luận án (fulltext).

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Thư viện Đại học Y Hà Nội

Trải qua 115 năm hoạt động, thư viện đã từng bước xây dựng và phát triển vững chắc để thực hiện chiến lược chung của Đại học Y Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và là địa chỉ tin cậy của nhiều thế hệ giảng viên, sinh viên trong toàn trường.

Năm 1962 Thư viện trường Đại học Y Hà Nội bị chia tách ra làm hai. Phần lớn cơ sở vật chất và nhân lực chuyển sang Thư viện Y học Trung ương nay là Viện Thông tin Y học Trung ương do Bộ Y tế quản lý. Phần còn lại là Thư viện Đại học Y Hà Nội do trường Đại học Y Hà Nội quản lý.

Năm 1980 cơ sở chính của Thư viện trường Đại học Y Hà Nội chuyển về số 1 phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Hiện nay, Thư viện đã có rất nhiều đổi mới, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh cả về lượng và về chất; nguồn tư liệu ngày càng đa dạng, phong phú; hệ thống tra cứu điện tử sử dụng phần mềm ILib.

3. Nhiệm vụ của Thư viện Đại học Y Hà Nội

Thư viện Đại học Y hà Nội giữ vai trò quan trọng trong sắp xếp, điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong Nhà trường.

Thư viện Đại học Y Hà Nội: Thông tin tổng quan

Thư viện Đại học Y Hà Nội là nơi tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu

Đồng thời, thư viện góp phần phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài chuyên ngành Y học đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của Nhà trường; thu nhận các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, luận văn, luận án của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên sau đại học, giáo trình, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng…

Đây cũng là nơi tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu và tìm kiếm thông tin tự động hóa trên phần mềm Ilib.Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

Tổ chức, quản lý toàn bộ tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về Thư viện Đại học Y Hà Nội. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm những thông tin hữu ích khác tại thư viện Trường Cao đẳng Y Hà Nội tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài liên quan

  • Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng vàng có thể bạn quan tâm
  • Đi tìm thư viện lớn nhất Việt Nam khiến bạn không muốn rời
  • Khám phá các nhà sách lớn tại Hà Nội bạn nên qua một lần
  • Top 4 các nhà sách ở TPHCM bạn nên khám phá một lần trong đời
  • Khám phá top thư viện lớn nhất thế giới bạn nên đến một lần
  • Thư viện quốc gia Việt Nam

GIÁO DỤC

  • Đối tượng nào được tham gia phương thức xét tuyển bổ sung?
  • 20 mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh cần nhớ
  • Phương thức xét tuyển thẳng là gì? Trường hợp nào được xét tuyển thẳng?
  • Bộ GD-ĐT quy định mã phương thức xét tuyển 100 xét tuyển như thế nào?
  • Điều kiện cụ thể của xét tuyển phương thức 5 là gì?
  • Bộ GD và ĐT quy định điều kiện phương thức xét tuyển 3 là gì?
  • Đại học Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển 1 là gì?
  • Đặc điểm cơ bản của phương thức xét tuyển 4
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

SỨC KHỎE LÀM ĐẸP

  • Hoa đậu biếc kỵ gì? Ai không nên sử dụng hoa đậu biếc
  • Tìm hiểu thông tin hoa đậu biếc tươi và khô cái nào tốt hơn?
  • Hoa đậu biếc khô bảo quản thế nào để có thể sử dụng được lâu dài?
  • Hoa đậu biếc có độc không và những lưu ý khi sử dụng
  • Bật mí một số cách pha trà hoa đậu biếc thơm ngon
  • Hoa đậu biếc có tác dụng gì cho sức khỏe?
  • Những lợi ích sức khỏe không ngờ khi ăn ngó sen
  • Một số tác dụng tốt của trà hoa sen đối với sức khỏe

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Đối tượng nào được tham gia phương thức xét tuyển bổ sung?
  • 20 mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh cần nhớ
  • Phương thức xét tuyển thẳng là gì? Trường hợp nào được xét tuyển thẳng?
  • Bộ GD-ĐT quy định mã phương thức xét tuyển 100 xét tuyển như thế nào?
  • Điều kiện cụ thể của xét tuyển phương thức 5 là gì?
  • Bộ GD và ĐT quy định điều kiện phương thức xét tuyển 3 là gì?
  • Đại học Ngoại thương sử dụng phương thức xét tuyển 1 là gì?
  • Đặc điểm cơ bản của phương thức xét tuyển 4

Từ khóa » Thư Viện Số đại Học Y Hà Nội