Thưa Cô! Bây Giờ Mùa Hoa Lau Trắng - Báo Yên Bái

Thứ năm, 26/12/2024 English Truyền hình Infographics Báo in Chuyên mục +
  • Chính trị +
    • Xây dựng Đảng
    • Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
    • Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
    • Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
    • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
  • Kinh tế +
    • Phòng chống thiên tai
    • Giảm nghèo bền vững
    • Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
    • Ô tô - xe máy
  • Vấn đề hôm nay
  • Xã hội +
    • Y tế
    • Quảng cáo
    • Giáo dục
    • Pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
  • Giáo dục
  • Pháp luật
  • Thế giới +
    • Chuyện bốn phương
    • Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
  • Thể thao +
    • Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
    • Euro 2024
    • Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
  • Văn hóa +
    • Ảnh
    • Làm đẹp
  • Du lịch - Lễ hội +
    • Ẩm thực
    • Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
  • Ảnh
  • Biển đảo quê hương
  • Quảng cáo
  • Euro 2024

Giáo dục

Kính tặng cô giáo Nguyễn Thị Hà và thế hệ các thày cô đã và đang giảng dạy tại Trường THCS Yên Thịnh

Thưa cô! Bây giờ mùa hoa lau trắng

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/11/2020 | 7:53:44 AM
  • Google News
  • Facebook
  • Twitter
  • YênBái - Sau buổi đó, lớp chúng tôi mong đến giờ của cô, yêu thích môn học của cô và dường như với chúng tôi tình yêu đầu tiên bắt đầu từ đó. Tình yêu chớm nở bắt đầu về bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc...

    "Dừng lại, dừng lại ngay. Chà, đẹp quá! Hoa lau phủ trắng bờ sông kìa!” Cô bạn ríu rít rồi nhảy phắt xuống xe chạy ào xuống bãi lau đưa tôi từ cảm giác bất thần đến rộn ràng khó tả. Tấp xe vội vào hè đường, tôi và lũ bạn hòa mình vào vùng lau sậy mà hít hà, mà ngắm nghía từng đóa, từng bông, từng nhánh hoa lau để rồi chếnh choáng với màu trắng lóa như bông, như mây chờn vờn vào tóc, mặt, cằm, cổ… cảm xúc khó tả len lỏi vào tận sâu, tận đáy cùng của vùng tâm thức đưa tôi về ký ức tuổi thơ, về những ngày đến trường, về bài giảng đầu tiên của cô Hà "Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân” thuở nhỏ cùng bạn bè chăn trâu lấy hoa lau giả làm cờ khởi nghĩa… Dòng ký ức cứ tràn về đưa tôi trở lại những tháng năm bé thơ học tập tại Trường cấp 1+2c Yên Thịnh (nay là Trường THCS Yên Thịnh, thành phố Yên Bái). Bài học lịch sử mà tôi nhớ mãi là bài lịch sử lớp 7 "Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân” do cô giáo Nguyễn Thị Hà giảng dạy. Thú thực lúc nhỏ tôi và các bạn cũng chẳng thích gì bộ môn này với những tên gọi Văn Lang, Âu Lạc, Lĩnh Nam, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu… vừa xa lạ, vừa khó nhớ và chẳng hiểu gì nhưng khi học đến bài học về vị vua Đinh Tiên Hoàng cả lớp như trút bỏ, như quên lãng mọi cảm giác chán nản, cũ kỹ của ngôn từ môn học mà thấy hào hứng hơn bao giờ hết. Ngôi trường chúng tôi học vào những năm 80 của thập kỷ trước được xây trên một ngọn đồi cao, trường có 25 phòng học nhưng có tới 65 lớp học gồm 2 cả cấp (tiểu học và trung học cơ sở ngày nay), 3 phòng làm việc của Ban giám hiệu và phòng chung hội đồng. Ngoài dãy nhà xây 3 tầng với 15 lớp ưu tiên cho cấp 1 (tiểu học), còn lại là nhà tranh niếp nứa, nền đất, mái cọ, không điện, không nước chỉ cái bảng đen được đóng đinh trên hai cây gỗ dựng lên, phía dưới là hai dãy bàn bốn chỗ siêu vẹo do phụ huynh đóng, học sinh tự bảo quản, một số lớp học sinh ngồi dưới nền đất, kê gạch cao để viết bài… Và tôi nhớ lắm, đó là một ngày tôi không quên, bạn tôi không quên, giờ học ấy đã đi vào tâm thức chúng tôi như một lẽ "Người Việt phải yêu sử Việt” vậy. Hôm đó, vào giờ học trưa (gọi là ca ba từ 11 giờ đến 13 giờ 30) vào một ngày đông, trời rét căm căm, ngoài lớp mưa phùn giăng giăng trắng, trong lớp tối nhọ mặt người, kèm theo đó là gió, gió nổi lên liên tục đưa theo những hạt li ti vào lớp làm ướt vở, nhòe chữ đám học trò. Cô Hà vào lớp. Không giống mọi khi cô giở sổ đầu bài điểm danh, kiểm tra bài cũ mà cô lặng người nhìn ra ngoài trời. Cô nhìn chúng tôi rồi khóc. Cả lớp chúng tôi không hiểu, đám con gái chỉ dám chuyền tay nhau hỏi "Cô giáo bị làm sao hả chúng mày?”, "Cô ấy cãi nhau với chồng à?”, "Cô ấy sao vô lý vậy nhỉ”… bao con mắt nhìn cô rồi lại nhìn sang nhau bàn tán qua những hộc bàn. (Sau này lớn lên, đủ hiểu, tôi mới biết cô khóc vì thương chúng tôi, thương lũ học trò áo mỏng, chân trần, da tím tái, bụng sôi èo èo vì đói không có bữa trưa). Chừng khoảng 7 phút. Cô trở lại linh hoạt như mọi khi nhưng cô vui vẻ và thông báo không kiểm tra bài cũ. Cả lớp "ồ” sung sướng. Cô nói "Hôm nay trời tối quá. Mưa làm ướt hết tóc, vở viết của các em rồi. Bây giờ, các em gấp sách vở, dồn hai dãy bàn vào giữa lớp cho đỡ ướt, cố gắng ngồi gần nhau cho đỡ lạnh”. Nói rồi cô cùng chúng tôi kê dịch lại chỗ ngồi và ôn tồn ngồi xuống một chỗ ngồi trong lớp. Cô bảo hôm nay theo lịch cả lớp sẽ học bài về vị vua Đinh Tiên Hoàng, nhưng để hiểu hơn về ông, cô sẽ kể cho cả lớp nghe về câu chuyện cậu bé Đinh Bộ Lĩnh. Thế rồi, câu chuyện cứ cuốn lũ học trò chúng tôi về một ngày xa xưa, nơi vùng quê ấy, bờ lau ấy có một cậu bé Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm "chủ tướng", chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua. Hình ảnh những cành lau trắng đã được cô diễn tả minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong tôi và các bạn. Sau buổi đó, lớp chúng tôi mong đến giờ của cô, yêu thích môn học của cô và dường như với chúng tôi tình yêu đầu tiên bắt đầu từ đó. Tình yêu chớm nở bắt đầu về bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc... Chúng tôi lớn lên, chia tay cô rồi trưởng thành. Dù đi hết trường này, lớp kia nhưng mỗi khi gặp nhau đều chung ký ức về người cô giáo ấy, về tiết học và mái trường ấy… Trường THCS Yên Thịnh, thành phố Yên Bái luôn đọng lại trong các thế hệ học trò nhiều ký ức đẹp đẽ. "Này, giúp tao hái một bó lau đi, ngẩn ngơ gì mà hoa bám hết vào tóc, áo rồi!”. Cô bạn vẫn ồn ào náo nhiệt khiến tôi chợt thấy lòng se sắt lại. Một ý nghĩ nảy lên trong tôi. "Tao có ý kiến thế này chúng mày xem có được không nhé! Bọn mình sẽ chọn hái một bó to đến nhà cô Hà thăm cô thôi. Ngày hôm nay chắc chắn cô vẫn chờ chúng mình đến”. "Phải rồi”. "Nhìn hoa chắc cô sẽ chẳng quên được kỷ niệm ngày 20/11/1987 cả lớp đến nhà cô ăn chực một bữa sắn luộc đâu nhỉ?”. Cả một vùng lau bỗng lao xao, mọi người đều không quên nhớ về cô giáo cũ… Rồi bất giác đứa nào cũng đứng trơ ra, rồi tản ra lặng tìm những bông tinh tú nhất. Một rừng hoa lau sáng nay đã theo chúng tôi trở về thăm cô. Trên con đường Đinh Tiên Hoàng, ngôi trường vẫn còn đó, không khí ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay thực tưng bừng, rực rỡ! Cô tôi đó vẫn nhẹ nhàng, tươi tắn, chỉ có mái tóc đã phai sương và những nếp nhăn đã phủ đầy trên khóe miệng. Chúng tôi ào vào cô như trở "cá trở về nguồn” thấy mình như cô bé quàng khăn đỏ tung tăng đến trường, vui đùa dưới nắng… Trong không gian ấy cảm xúc chân thực về những lỗi lầm, những thiếu xót mà bao năm qua chúng tôi đã bỏ qua, đã chạy theo cuộc sống xô bồ mà quên không thường xuyên về thăm cô, chia sẻ, hỏi thăm cô. Sống mũi tôi lại cay cay, trực trào cảm xúc: Tháng mười một nay đông về trên phố, Cô ở đâu em cũng sẽ tìm về! Gom góp yêu thương những tháng năm qua, Em mong được gửi cho cô tất cả!.. Thủy Thanh

    • Twitter
    Các tin khác

    Giáo viên vùng dân tộc thiểu số mong muốn tăng chế độ tiền lương

    Chính sách ưu đãi của giáo viên người dân tộc thiểu số là vấn đề được nhiều thầy cô quan tâm.

    Mong muốn có thêm các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho giáo viên người dân tộc thiểu số là vấn đề trăn trở của nhiều nhà giáo tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 diễn ra vào tối 17.11.

    Tuyên dương 63 thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số

    Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến khen thưởng các thầy, cô giáo dân tộc thiểu số.

    Tối 17-11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020, tuyên dương các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số, chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11).

    Thành phố Yên Bái: 18 dự án tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS

    Từ khóa » Hoa Lau Trắng