Thừa Thiên Huế: Triển Khai áp Dụng CNTT Trong Phòng, Chống Dịch ...
Có thể bạn quan tâm
I. ĐỐI VỚI CÔNG DÂN THỪA THIÊN HUẾ VÀ NGƯỜI Ở NGOÀI TỈNH ĐẾN HOẶC TRỞ VỀ THỪA THIÊN HUẾ
1. Các ứng dụng cài đặt.
Tất cả các cá nhân đang sinh sống, làm việc tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và người ngoài tỉnh đến công tác, lao động, học tập, du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế có sử dụng điện thoại thông minh, yêu cầu phải cài đặt tối thiểu các phần mềm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh sau:
- Hue-S (cài đặt tại địa chỉ: https://huecity.vn)
- Bluezone (cài đặt tại địa chỉ: https://bluezone.gov.vn)
2. Khai báo y tế
a) Cá nhân đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường xuyên thực hiện khai báo y tế bằng ứng dụng Hue-S. Việc khai báo y tế được tiến hành hằng ngày, liên tục trong thời gian dịch bệnh hoặc khi có biểu hiện ho, sốt, đau họng, khó thở.
b) Trường hợp cá nhân không sử dụng điện thoại thông minh thì được phép nhờ người khác có sử dụng điện thoại thông minh, cài đặt Hue-S để thực hiện việc khai hộ hoặc đến khai báo tại các địa điểm hỗ trợ khai báo y tế trực tuyến; việc thường xuyên khai báo được thực hiện như quy định tại điểm a.
3. Việc quét QR-Code tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nơi tập trung đông người
a) Trong trường hợp bình thường:
- Tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ, buôn bán tập trung đông người trên địa bàn tỉnh phải tạo lập mã QR-Code riêng tại địa chỉ: https://qr.huecity.vn. và dán/đặt bảng QR-Code tại khu vực cửa ra vào hoặc tại các vị trí thuận tiện cho việc nhận biết và quét QR-Code của người dân, khách hàng.
- Chịu trách nhiệm giám sát và yêu cầu người dân, khách hàng thực hiện quét QR-Code trước khi vào khu vực do mình quản lý.
- Thực hiện các quy định khác khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Tỉnh.
b) Trường hợp khi có quy định giãn cách của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh:
- Các hộ gia đình, học sinh, sinh viên và người lao động thuê trọ (gọi chung là Chủ hộ) trên địa bàn sẽ được cấp 01 Thẻ đi chợ tích hợp QR-Code. Thẻ có đầy đủ thông tin chủ hộ, số điện thoại, ngày đi chợ và mã QR-Code. Người dân có thể chụp, lưu hình ảnh trên điện thoại thông minh để sử dụng nhiều lần.
- Các điểm buôn bán, khu mua sắm, trung tâm thương mại sử dụng địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/capthedicho để đăng ký tài khoản và cấp Thẻ đi chợ tích hợp QR-Code cho người dân.
- Ban quản lý chợ, các khu mua sắm, trung tâm thương mại có trách nhiệm sử dụng Hue-S hoặc các thiết bị có hỗ trợ khác (do Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh hướng dẫn) để quản lý, giám sát việc sử dụng Thẻ đi chợ tích hợp QR-Code của người dân.
c) Tất cả cá nhân phải thực hiện quét mã QR-Code (bằng ứng dụng Hue-S) khi đi đến các địa điểm có dán/đặt bảng QR-Code trên địa bàn tỉnh.
4. Việc khai báo y tế đối với các cá nhân ở ngoài tỉnh vào Thừa Thiên Huế và về lưu trú theo địa chỉ các hộ gia đình
Tất cả công dân ở ngoài tỉnh khi vào Thừa Thiên Huế (kể cả công dân Thừa Thiên Huế ra ngoài tỉnh, quay trở về) phải thực hiện khai báo y tế trực tuyến và được chính quyền địa phương xác nhận, phê duyệt mới được vào tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc khai báo thực hiện theo các hình thức sau: (Không áp dụng hình thức khai báo bằng giấy)
- Khai báo tại Hue-S (tại chức năng Chống dịch bệnh/Khai báo về Huế)
- Khai báo qua Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao
- Quét bảng QR-Code đặt tại Chốt kiểm soát để khai báo.
Lưu ý: Đề nghị công dân nên thực hiện việc tra cứu các địa điểm thuộc diện cách ly tập trung khi đến hoặc trở về Thừa Thiên Huế tại địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/tracuucachly trước khi quyết định đến hoặc trở về Thừa Thiên Huế để thuận tiện cho công việc của cá nhân.
5. Việc khai báo y tế đối với cá nhân, khách du lịch ngoài tỉnh vào lưu trú tại các cơ sở dịch vụ lưu trú trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện đồng thời việc khai báo lưu trú và khai báo y tế cho cá nhân, khách du lịch đến lưu trú tại cơ sở của mình theo địa chỉ: https://cslt.thuathienhue.gov.vn.
6. Việc khai báo y tế đối với công dân ngoài tỉnh có nhu cầu thăm khám, tái khám tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tất cả công dân ngoài tỉnh có nhu cầu thăm khám hoặc tái khám tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải thực hiện việc đăng ký, tư vấn trực tuyến và chờ xác nhận phê duyệt của các cơ sở khám chữa bệnh tại địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khamchuabenh trước khi vào Thừa Thiên Huế.
II. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP TRONG ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải đăng ký tài khoản và sử dụng Hệ thống thông tin phòng, chống dịch bệnh cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh (gọi tắt là Hệ thống) tại địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/tcs và thực hiện các nội dung sau:
- Tạo lập bảng QR-Code riêng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình và dán/đặt bảng tại khu vực ra vào hoặc các vị trí thuận tiện cho việc nhận biết và quét QR-Code của cán bộ, nhân viên, người lao động.
- Tổ chức việc giám sát và yêu cầu thực hiện quét QR-Code đối với tất cả các cá nhân đến liên hệ, công tác, làm việc tại trụ sở, nơi làm việc, cơ quan, đơn vị mình quản lý.
- Sử dụng Hệ thống để theo dõi và chỉ đạo việc khai báo y tế đối với cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu giao/nhận hàng hóa từ ngoài tỉnh vào Thừa Thiên Huế (và ngược lại) phải thực hiện đăng ký trực tuyến trên Hệ thống tại mục “Đăng ký xe giao, nhận hàng” và phải được các cơ quan chức năng phê duyệt.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong quá trình giao/nhận hàng hóa và chịu trách nhiệm theo pháp luật nếu vi phạm quy định phòng, chống dịch để lây lan dịch bệnh. Thông báo cụ thể cho phương tiện vào giao/nhận hàng hóa của đơn vị.
- Việc không đăng ký xe giao, nhận hàng được xem là hành vi vi phạm quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp đón cán bộ, chuyên gia, đối tác từ ngoài tỉnh vào làm việc phải thực hiện đăng ký trực tuyến trên Hệ thống tại mục “Đăng ký đoàn vào làm việc” đồng thời xây dựng phương án đảm bảo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh (qua Sở Y tế) để được phê duyệt.
- Các đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh nếu không tuân thủ các quy định chống dịch trong quá trình làm việc với các đoàn.
4. Thường xuyên theo dõi tin tức và văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế được cập nhật trên Hệ thống.
III. ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀO, ĐI QUA ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
1. Quy định chung
a) Tất cả công dân và các phương tiện giao thông đi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều phải thực hiện việc khai báo y tế trực tuyến.
b) Tất cả công dân và các phương tiện giao thông đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không cần khai báo y tế nhưng bắt buộc phải di chuyển qua tuyến Đường tránh Huế và tuyệt đối không được dừng, đỗ để đón/trả khách, giao/nhận hàng trong quá trình di chuyển đi qua địa bàn tỉnh.
2. Đối với người và phương tiện chở hàng.
a) Người và phương tiện vận tải chở hàng vào Thừa Thiên Huế
- Chủ phương tiện liên hệ với chủ giao/nhận hàng trong tỉnh Thừa Thiên Huế; yêu cầu chủ giao/nhận hàng thực hiện việc khai báo trực tuyến trên Hệ thống tại mục “Đăng ký xe giao, nhận hàng” đối với phương tiện/lái xe; khi có kết quả của cơ quan chức năng phê duyệt mới được phép vào giao/nhận hàng.
- Chủ giao/nhận hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm yêu cầu và giám sát việc lái xe hoặc hỗ trợ lái xe khai báo y tế trực tuyến bằng hình thức khai hộ.
- Lái xe và người ngồi trên xe thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi tiến hành giao/nhận hàng; đảm bảo không tiếp xúc với những người khác khi giao/nhận hàng. Lái xe và người ngồi trên xe bắt buộc phải quay về ngay sau khi giao/nhận hàng.
- Lái xe và phương tiện giao/nhận hàng tại các điểm không được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh Thừa Thiên Huế khai báo trực tuyến đều được xem là vi phạm quy định phòng, chống dịch của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh CODID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Đối người và phương tiện vận tải không giao/nhận hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế bắt buộc phải di chuyển qua tuyến đường tránh Huế và không được dừng đỗ trong quá trình di chuyển qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đối với người trên các phương tiện vận tải hành khách
a) Các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có đón, trả khách tại các bến xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được phép đi vào tỉnh; Tất cả hành khách trên xe vào tỉnh Thừa Thiên Huế phải thực hiện việc khai báo y tế trực tuyến tại các Chốt kiểm soát khi vào địa bàn tỉnh; chỉ được đón trả khách tại các điểm đã đăng ký và không được dừng, đỗ trong quá trình di chuyển về nơi đón, trả khách.
- Ban quản lý bến xe có trách nhiệm tổ chức, phân công cán bộ giám sát và hướng dẫn hành khách khai báo y tế trước khi xe rời bến bằng ứng dụng Hue-S hoặc theo địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao. Ngoài ra, cán bộ giám sát tại các bến xe có thể sử dụng Tài khoản được Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh cấp phát tại địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/home để hỗ trợ khai báo y tế cho hành khách.
b) Tất cả các phương tiện không đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tại tỉnh Thừa Thiên Huế được phép đi qua Thừa Thiên Huế nhưng bắt buộc di chuyển qua Đường tránh Huế và không được dừng, đỗ trong quá trình đi qua địa bàn tỉnh.
4. Đối với người ngồi trên ô tô dưới 7 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cá nhân.
a) Tất cả người ngồi trên ô tô dưới 07 chổ ngồi và các phương tiện giao thông cá nhân khi vào/đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế phải thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại các Chốt kiểm soát khi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng các hình thức sau:
- Khai báo tại Hue-S (tại chức năng Chống dịch bệnh/Khai báo về Huế).
- Khai báo qua Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao.
- Quét bảng QR-Code đặt tại Chốt kiểm soát để khai báo.
b) Công dân đã đi qua/đến từ các vùng có dịch được Bộ Y tế công bố và quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh khi đến Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR.
c) Đối với phương tiện đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế bắt buộc đi theo tuyến đường tránh Huế; không được dừng, đỗ trong quá tình di chuyển qua địa bàn tỉnh.
d) Đối với các đoàn công tác áp dụng theo điểm c, mục 1 phần II.
5. Đối với người đi bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa.
a)Tất cả các cá nhân đi bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa đến Thừa Thiên Huế đều phải khai báo y tế trực tuyến hoặc khai báo trực tiếp thông qua bộ phận hỗ trợ khai báo trực tuyến khi đến Chốt kiểm soát sân bay, Chốt kiểm soát ga Huế bằng các hình thức sau:
- Khai báo tại Hue-S (tại chức năng Chống dịch bệnh/Khai báo về Huế)
- Khai báo qua Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao.
- Quét bảng QR-Code đặt tại Chốt kiểm soát để khai báo.
b) Công dân đã đi qua/đến từ các vùng có dịch được Bộ Y tế công bố và quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh khi đến Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR.
c)Đối với các đoàn công tác áp dụng theo điểm c, mục 1, phần II.
IV. ĐỐI VỚI CÁC CHỐT KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
1. Tổ chức việc kiểm soát người và phương tiện đảm bảo nguyên tắc khoảng cách theo quy định của Bộ Y tế. Việc hỗ trợ thông qua các bảng/clip hướng dẫn để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
2. Yêu cầu mọi người dân qua Chốt kiểm soát phải khai báo y tế trực tuyến bằng các hình thức sau:
- Khai báo tại Hue-S (tại chức năng Chống dịch bệnh/Khai báo về Huế)
- Khai báo qua Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/khaibao.
- Quét bảng QR-Code đặt tại Chốt kiểm soát để khai báo.
Bố trí khu vực riêng để hỗ trợ khai báo trực tuyến cho người dân trong trường hợp người dân không sử dụng điện thoại thông minh.
3. Bộ phận Y tế tại Chốt kiểm tra kết quả khai báo y tế của người dân trực tiếp trên ứng dụng Hue-S bằng cách quét QR-Code hoặc nhập số CMND/CCCD để kiểm tra.
4. Lực lượng Công an tiến hành kiểm tra kết quả phê duyệt xe vào Thừa Thiên Huế tại các Chốt kiểm soát bằng cách nhập số xe vào ứng dụng Hue-S để kiểm tra kết quả.
5. Đối với các phương tiện đi qua Thừa Thiên Huế thì hướng dẫn phương tiện đi thẳng qua tuyến Đường tránh Huế và không được dừng, đỗ để đón/trả khách, giao/nhận hàng trong quá tình di chuyển qua địa bàn tỉnh.
Từ khóa » Cách Khai Báo Y Tế Huế
-
Cách Khai Báo Y Tế Trên App Hue-S Khi Về Quê Từ TP.HCM
-
[PDF] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHAI BÁO Y TẾ TOÀN DÂN
-
Khai Báo Y Tế Và Phương Tiện Vào, Ra Huế - Sở Lao động
-
[PDF] Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Thường Xuyên
-
Hướng Dẫn Cách Khai Báo Y Tế Trên Hue-S Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
-
Tải App Hue-S: Khai Báo Y Tế, Phản ánh Môi Trường, Trật Tự đô Thị
-
Kích Hoạt Lại đồng Bộ Hệ Thống Khai Báo Y Tế Trong Dân Và Khai Báo ...
-
Cách Khai Báo Y Tế Trên Hue-S Cực đơn Giản Và Nhanh Chóng
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Khai Báo Y Tế
-
Thừa Thiên Huế Dừng Hoạt động Chốt Kiểm Soát, Khai Báo Y Tế
-
Thừa Thiên - Huế Bắt Buộc Khai Báo Y Tế Qua Hue-S Khi đến Huế
-
Thừa Thiên Huế: Kích Hoạt Hệ Thống Khai Báo Y Tế Theo Chính Sách Mới
-
YÊU CẦU KHAI BÁO Y TẾ TRƯỚC KHI VÀO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ